Phương Pháp Điều Tra, Thu Thập Số Liệu, Tài Liệu Thứ Cấp


Nội dung 4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Nông Cống về chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Tổng hợp ý kiến của các cán bộ quản lý và người dân trong công tác chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất

Nội dung 5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ tại huyện Nông Cống

- Khối giải pháp chính sách.

- Khối giải pháp kỹ thuật.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND huyện Nông Cống và các phòng ban chuyên môn.

Thu thập số liệu tăng dân số của huyện Nông Cống từ 2013-2017. Thu thập số liệu các khu dân cư quy hoạch trong huyện Nông Cống.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp, điều tra nhanh những người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và những người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Nhóm 1: Cán bộ quản lý cấp huyện

+ Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp xã

+ Nhóm 3: Nhân dân trên địa bàn huyện

- Quy mô, cỡ mẫu: 30 phiếu cho cán bộ, 150 phiếu cho người dân.


- Phương pháp chọn hộ: Chọn hai khu vực

+ Khu vực có nhiều biến động về đất đai.

+ Khu vực có ít biến động về đất đai

2.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục với phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nông Cống.

Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn huyện từng nội dung chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Sử dụng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nông Cống

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nông Cống là huyện đồng bằng tiếp giáp với các huyện miền núi, trung du phía Tây, Tây Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách Thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Nam.


H. ĐÔNG SƠN


SƠ ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN NÔNG CỐNG


* Có tọa độ địa lý:

- Từ 105068’ - 106063’ kinh độ Đông.

- Từ 21048’ - 21070’ vĩ độ Bắc.

* Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Triệu Sơn và huyện Đông Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Như Thanh và huyện Tĩnh Gia.

- Phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương.

- Phía Tây giáp huyện Như Thanh.

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính (31 xã và 01 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên là 28.653,30 ha. Dân số 183.358 người, mật độ dân số 640 người/ km2.

Quốc lộ 45 là trục giao thông chính, cùng với hệ thống các đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ trong huyện, tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Là huyện đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng, với độ chênh cao tương đối lớn. Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắc huyện và từ Tây Nam tới Đông Bắc ở phía Nam huyện.

Địa hình đa dạng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, sau đó là chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Nông Cống có chung khí hậu của tiểu vùng đồng bằng Thanh Hoá, nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.


3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai Nông Cống bao gồm các loại: Phù sa không được bồi hàng năm, đất mặn ít và nhóm đất đồi núi. Trong quá trình canh tác, đất cũng được biến đổi thành nhiều loại nhỏ. Nhưng nhìn chung đất đai của Nông Cống phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, lâu năm, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh.

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ chứa nước, các kênh tưới; lượng mưa lại lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào. Hàng năm, tổng lượng nước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỷ m³, trong đó nước do mưa sinh ra trên địa phận trên dưới 400 triệu khối, nếu được điều tiết có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

* Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Nông Cống hiện có 2.081,57 ha chiếm 7,26% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất có 823,80 ha chiếm 2,88% tổng diện tích tự nhiên; đất rừng phòng hộ có 1.257,77 chiếm 4,39% tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Nông Cống có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú. Theo tài liệu báo cáo hiện trạng sản xuất công nghiệp, tài nguyên khoáng sản của Sở công nghiệp Thanh Hoá, Nông Cống có các loại khoáng sản như:

- Đá xây dựng: có đá trắng xanh, đá hoa cương dùng làm đá ốp lát (khu vực núi Hoàng Sơn, Tân Phúc và Hoàng Giang).

- Mỏ đá Serpentine có trữ lượng hàng tỷ m3, là nguyên liệu chính để

sản xuất phân lân nung chảy (khu vực Tế Lợi, Tế Thắng).

- Đá bazan làm phụ gia sản xuất xi măng có ở xã Công Bình.

- Quặng Amiang ở núi Nưa thuộc xã Tế Thắng.

- Quặng Crôm nằm ở thung lũng chân núi Nưa chiếm khoảng 15 km2 thuộc hai huyện Triệu Sơn và Nông Cống.


Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng không nhiều nhưng nếu

được khai thác hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong cơ cấu thu nhập của huyện.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Nông Cống

3.1.2.1. Tình hình phát triển chung

Theo báo cáo của phòng thống kê Nông Cống tháng 4/2018 dân số toàn huyện tính đến 31/12/2017 là 186.561 người, phân bố trong 31 xã và 1 thị trấn với 46.640 hộ trên địa bàn toàn huyện.

Tổng sản lượng lương thực năm 2017 toàn huyện đạt 136.400 tấn/năm (đạt 102% KH, tăng 0,01% so với năm 2016). Lương thực bình quân trên đầu người 723kg/năm (đạt 101% KH, tăng 1,3% so với năm 2016). Thu nhập bình quân trên đầu người (giá hiện hành) 35,1 triệu đồng/người/năm (đạt 105,3% KH, tăng 9,7% so với năm 2016); tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 5,77% cao hơn kế hoạch 0,26%.

Bảng 3.1. Bảng cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Ngành

2013

2014

2015

2016

2017

I. Nông - Lâm -

Thuỷ sản


1.325.304


1.586.665


1.721.337


2.091.541

2.053.923

Nông nghiệp (trồng

trọt, chăn nuôi)

1.232.044

1.474.213

1.589.775

1.986.938

1.948.980

Lâm nghiệp

8.716

14.016

16.438

8.147

8.443

Thuỷ sản

84.544

98.436

115.124

96.456

96.500

II. Công nghiệp và

XD


1.262.140


1.526.130


2.005.909


2.324.957

2.953.000

Công nghiệp

861.808

1.057.207

1.145.409

1.358.057

1.658.900

Xây dựng

400.332

468.923

860.500

966.900

1.294.100

III. TM, dịch vụ


7.825.000

8.062.000

9.734.000

11.005.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2017 - 5

(Trích nguồn niên giám thống kê năm 2017, huyện Nông Cống)


Trong từng ngành kinh tế cũng đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.

a. Ngành nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế chung của huyện, là nguồn thu nhập chính của người nông dân. Tuy nhiên cơ cấu nội bộ ngành trong nhiều năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt, có sự chuyển dịch đúng với định hướng, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Ngành Công nghiệp - Xây dựng

Trong điều kiện khó khăn chung về giá cả và thị trường, nhưng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển, giá trị sản xuất ước 319,6 tỷ đồng. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực như secpentin, giấy, vật liệu xây dựng đều tăng. Trong năm 2013 đào tạo được 2.626 lao động học các nghề làm hàng thủ công, mỹ nghệ như: Tăm hương, mây giang xiên, mành đan, đèn lồng, dệt may, làm nón... Các nghề mới đào tạo và các nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.

c. Ngành Thương mại - Dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước 589,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước 468,1 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân. Mạng lưới Bưu chính - Viễn thông phát triển mạnh, mật độ điện thoại đạt 16,2 máy/100 dân, lắp đặt phần mềm quản lý hệ thống thông tin nhà trường (VNPT-SCHOOL) đến 77 trường học, toàn huyện có 1.754 thuê bao internet tốc độ cao.

Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới trong phục vụ, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh và đời sống của nhân dân. Thực hiệc có hiệu quả các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.


Bảng 3.2. Hiện trạng phân bố dân cư huyện Nông Cống (dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị nông thôn) qua các năm.

Đơn vị tính: Người


Năm

Phân loại

2013

2014

2015

2016

2017

I. Theo giới tính






Nam

90.130

91.799

92.151

92.713

92.803

Nữ

93.228

92.057

92.896

93.678

93.758

II. Theo thành thị, nông thôn






Thành thị

3.628

3.620

12.223

12.448

35.548

Nông thôn

179.730

179.297

172.824

173.943

151.013

(Trích nguồn niên giám thống kê năm 2017, huyện Nông Cống)

Từ năm 2015 đến nay đã thành lập mới 75 doanh nghiệp nâng tổng số lên 253 doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tạo điều kiện góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Trên địa bàn huyện có 4.640 cơ sở sản xuất cá thể và 6.547 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại. Kinh tế hợp tác tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có 37 Hợp tác xã DVNN đã chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012, bước đầu hoạt động có hiệu quả; kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, trên địa bàn huyện có 82 trang trại đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ, 315 gia trại, có nhiều trang trại có tổng thu nhập hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí