Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Sử Dụng Đất Giai Đoạn 2015 - 2020 Của Cả Nước


dụng đất ở có ngôi nhà đó, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.

Ngoài những lý do bất cập về mặt pháp luật nêu trên, trong thời gian này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư không chỉ đối với đầu tư trong nước mà cả đối với nước ngoài. Đặc biệt, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết số 05- NQ/HNTW ngày 10/06/1993 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” đã khẳng định cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.

Hiến pháp 1992 còn quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Do đó, Quốc hội đã đưa việc sửa đổi Luật Đất đai vào chương trình xây dựng pháp luật năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993 về cơ bản kế thừa Luật Đất đai 1987 và bổ sung một số nội dung mới như một số quyền của người sử dụng đất. Cụ thể Luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, qua thực tế cuộc sống với tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho quan hệ đất đai càng trở nên phức tạp, nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được xử lý thì các vấn đề mới lại nảy sinh mà Luật Đất đai 1993 chưa có quy định. Vì vậy, năm 1998 Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung. Luật bổ sung thêm một số quyền của người sử dụng đất như quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê


cũng được thực hiện các quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cải cách hành chính và để đồng bộ với một số Luật mà Quốc hội mới thông qua trong thời gian qua như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì Luật Đất đai cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2000 Luật Đất đai lại được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung. Ngày 29/06/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về quyền sử dụng đất như sau:

- Việc quyết định cho người đang sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng sang mục đích khác; người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm hoặc người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

- Cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cũng được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất sau 3 năm thực hiện Luật Đất đai sửa đổi 2001 đã cho thấy còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém. Vì vậy, việc tiếp tục sửa đổi Luật Đất đai 1993 (Luật sửa đổi bổ sung 1998, 2001) là cần thiết và


tất yếu nhằm mục đích tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất, bảo đảm tính ổn định của pháp luật, đồng thời, thế chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai trong thời kỳ mới. Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.

Về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 1993 đồng thời bổ sung quyền tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê; không quy định các điều kiện hạn chế khi thực hiện quyền chuyển nhượng và bổ sung quyền thừa kế quyền sử dụng đất đất nông nghiệp trồng cây hàng năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và tích tụ đất đai theo định hướng của Nhà nước.

Qua các quy định của Luật Đất đai qua từng thời kỳ cho thấy, Luật đang dần dần đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống hơn và chấp nhận những thực tế của cuộc sống đòi hỏi; mở rộng dần quyền của người sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

1.4.2.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, thì: tổng diện tích các loại đất của cả nước là 33.093.857 ha bao gồm: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính như sau (bảng 1.2):


Bảng 1.1: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 của cả nước


STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Tổng diện tích các loại đất

33.093.86

100.00

I

Diện tích đất nông nghiệp

26.100.16

78.87

1

Đất sản xuất nông nghiệp

10.117.89

38.77

2

Đất lâm nghiệp

15.249.03

58.43

3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

690.22

2.64

4

Đất làm muối

17.56

0.07

5

Đất nông nghiệp khác

25.46

0.10

II

Đất phi nông nghiệp

3.670.19

11.09

1

Đất ở

680.48

18.54

2

Đất chuyên dùng

1.794.48

48.89

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

14.62

0.40

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

100.94

2.75

5

Đất sông suối và MNCD

1.075.74

29.31

6

Đất phi nông nghiệp khác

3.94

0.11

III

Đất chưa sử dụng

3.323.51

10.04

1

Đất bằng chưa sử dụng

236.57

18.54

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

2.769.80

48.89

3

Núi đá không có rừng cây

317.15

0.40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2017 - 4


(Nguồn Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia)


Ngoài ra, đất có mặt nước ven biển (nằm ngoài đường triều kiệt trung bình và không được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả nước), cả nước hiện có 47.254 ha đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích:

- Nuôi trồng thuỷ sản có 31.46 ha, chiếm 66,58%;

- Rừng ngập mặn có 4.82 ha, chiếm 10,20%;

- Các mục đích khác (du lịch biển, xây dựng các công trình biển... ) có

10.97 ha, chiếm 23,22%.

1.5. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của Việt Nam, Tỉnh Thanh Hóa

1.5.1. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt nam

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, Nhà nước đã trao quyền sử dụng bằng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho khoảng 12 triệu hộ gia đình, cá nhân (trong đó có

60.000 hộ làm kinh tế trang trại), khoảng 20.000 hợp tác xã, 5.000 doanh nghiệp nhà nước; 70.000 công ty và doanh nghiệp tư nhân; 4.000 tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Về tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng đối với đất ở tại nông thôn, mỗi năm có khoảng 200.000 đến

300.000 hộ gia định nông thôn dọn đến nơi ở mới, chủ yếu thông qua con


đường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, còn một số tồn tại như chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được thực hiện có điều kiện đã không hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động tại nông thôn, có đến trên 50% số vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng còn quá phức tạp.

Những tồn tại của việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở Việt Nam: Việc thực hiện các quyền sử dụng đất tuy đã được pháp luật quy định song những quy định còn chặt, chưa mở hoặc các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, đồng thời về giá đất tuy đã có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn còn bất cập hạn chế cho việc xác định giá trị đất đai để chuyển nhượng; chuyển đổi; cho thuê; cho thuê lại hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do những tồn tại nêu trên, các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất phi chính quy vẫn diễn ra ở nhiều nơi tác động xấu đến thị trường bất động sản mới hoạt động, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây lãng phí cho Nhà nước và nhân dân.

1.5.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm gần đây, thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, bộ TNMT và các bộ ngành có liên quan về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân, UBND Tỉnh Thanh Hóa và Sở TNMT tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa tính đến hết tháng 12/2017 như sau:


Bảng 1.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa


TT


Loại đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp

cho hộ gia đình, cá nhân

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức

Số giấy

Diện tích

Số giấy

Diện tích

(1)

(2)





I

Nhóm đất nông nghiệp

1.375.388

597.398,91

481

260.189,61

1

Đất sản xuất nông nghiệp

1.193.461

180.806,36

139

38.949,23

2

Đất Lâm nghiệp

118.408

410.343,80

236

214.800,18

3

Đất nuôi trồng thủy sản

58.908

4.894,03

67

5.486,96

4

Đất làm muối

3.361

245,81

1

16,26

5

Đất nông nghiệp khác

1.250

1.108,91

38

936,98

II

Nhóm đất phi nông nghiệp

951.276

52.539,86

13.730

27.231,02

1

Đất ở tại nông thôn

794.519

48.828,08

10

27,40

2

Đất ở tại đô thị

155.971

3.615,56

2

8,25

3

Đất chuyên dùng

786

96,22

13.599

25.281,42


Trong đó:





-

Đất trụ sở CQ, công trình SN



8.361

3.288,97

-

Đất Quốc phòng, An ninh



309

6.418,16

-

Đất SX,KD phi nông nghiệp

786

96,22

3.084

10.107,60

-

Đất có mục đích công cộng



1.845

5.466,69

4

Đất tôn giáo, tín ngưỡng



96

173,18

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa





6

Đất phi nông nghiệp khác



12

88,55

7

Đất có mặt nước chuyên dùng



11

1.652,22


Tổng số

2.326.664

649.938,77

14.211

287.420,63

( Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa)


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Những hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

2.2.2. Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện Nông Cống

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Tình hình sử dụng đất.

Nội dung 2. Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Nông Cống 2013 -2017

- Tình hình QLNN về hoạt động chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ tại huyện Nông Cống giai đoạn 2013 - 2017

- Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ huyện Nông Cống giai đoạn 2013 - 2017.

Nội dung 3. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng hoạt động chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ tại huyện Nông Cống giai đoạn 2013 - 2017

- Ảnh hưởng của yếu tố dân số

- Ảnh hưởng của yếu tố quy hoạch sử dụng đất

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí