sinh vật đó. Điều tra kiến thức của nhân dân địa phương về các loài sinh vật có tầm quan trọng kinh tế, xã hội, y học… thông qua các phiếu điều tra, lựa chọn người phỏng vấn để đạt mục đích đánh giá đa dạng sinh học.
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng của các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú thì vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó, một hệ sinh thái giả thiết chỉ có vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau nên không có một chỉ số cụ thể nào làm căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng hệ sinh thái. Điều này có ý nghĩa với việc xếp hạng các khu vực khác nhau.
1.3. Tổng quan nghiên cứu đa dạng sinh học
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới
Đề tài về đa dạng sinh học đã được các nhà khoa học quan tâm đến từ lâu, ở Nga từ năm 1928 - 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop (1974) cho rằng: chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá về mặt địa lý, ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể (Trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1987).
Trong nghiên cứu về tiềm năng và kiểu phân bố độ phong phú của một số loài động, thực vật, Currie (1990) đã kết luận phân bố sự đa dạng, độ phong phú loài cũng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện về địa hình, khí hậu và môi trường.
Việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay, làm rò các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và số lượng các loài thực vật hiện nay làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, lý giải cho các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng (Brian A Maurer, 1994).
Trong cuốn “Tổng quan về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn” Macintosh và Ashton (2002), đã trình bày những thông tin chung về đa dạng sinh học và bảo tồn rừng ngập mặn. Nội dung gồm có sự phân bố, ghi lại quá trình bị tàn phá và hậu quả, các giá trị, lợi nhuận, sử dụng, dịch vụ hàng hoá từ rừng ngập mặn, tài nguyên đa dạng sinh học rừng ngập mặn. Từ đó, đưa ra lý do vì sao cần quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn. Để đạt được mục đích, các tác giả đã nêu những phương pháp tiếp cận và sự tham gia trong quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn.
Sự đa dạng, độ phong phú, sinh khối và cấu trúc quần xã động vật giáp xác và thân mềm được nghiên cứu ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Ranong - vùng ven biển Andaman của miền Bắc Thái Lan - là nội dung nghiên cứu trong báo cáo “Phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng sinh học vùng cửa biển ở Ranong, Thái Lan” của Macintosh, Ashton (2002). Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh mối liên hệ giữa các yếu tố tuổi, thành phần loài và lịch sử quản lý với hệ động vật lớn của rừng ngập mặn ven biển ở Ranong. Rừng trồng với lịch sử quản lý khác nhau được so sánh với rừng tự nhiên hỗn giao, thành thục, được bảo tồn khoảng 40 năm. Đa dạng động vật thân mềm và động vật giáp xác, mật độ, sinh khối được ghi nhận ở những sinh cảnh rừng trồng chọn lọc và lâm phần tự nhiên, hỗn giao thành thục. Những nhóm động vật chính được chọn lựa như là chỉ thị để đánh giá tiềm năng của sinh cảnh và sự thay đổi quần xã thực vật.
1.3.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam
Bàn về quy mô cũng như giá trị của những nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Lecomte (1907 - 1951) về hệ thực vật Đông Dương. Tác giả đã thu mẫu, định danh và lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Trong đó tác giả đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi, 2.89 họ, bao gồm ngành Hạt kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%); ngành Dương xỉ và họ Dương
Xỉ có 599 loài (8,6%) và 42 Chi (14,5%); ngành Hạt trần 39 loài (0,5 %), 18 Chi
(0,9%) và 8 họ (2,8%).
Trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 - 1978) đã tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây cùng với các nghiên cứu của mình công bố 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 189 họ ở Việt Nam (Thái Văn Trừng, 1987), đã khẳng định ưu thế của ngành Hạt kín (Angiospermae) trong hệ thực vật Việt Nam. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu trái và ưu hợp.
Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004) đã cho rằng tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng bị mất đi là do sự tác động của con người. Tác giả khái quát những vấn đề đa dạng sinh học, những mối đe doạ và bảo tồn đa dạng sinh học.
Trần Ngũ Phương (1970) trong công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc” đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam. Trong đó rừng miền Bắc được chia làm 3 đai, 8 kiểu. Ngoài ra ông còn chia ra các kiểu phụ. Trong đai rừng Á nhiệt đới núi cao ông không dùng kiểu mà chỉ dùng loại hình thay cho kiểu, sau loại hình là kiểu phụ.
Mô tả về thực vật khá đầy đủ giúp cho việc phân loại và nhận biết thực vật Việt Nam có trong các cuốn như “Cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1986); bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2006); “Cây gỗ kinh tế” của Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) Trong đó bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ được xem là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam.
Đứng trước nhu cầu cần có một giáo trình hoàn chỉnh và tin cậy để cung cấp những kiến thức và làm thay đổi nhận thức của sinh viên về đa dạng sinh học và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tập giáo trình “Bài giảng đa dạng sinh học” của Cao Thị Lý và nnk (2002) đã được biên soạn. Nội dung của giáo trình này bao gồm những kiến thức về tổng quan đa dạng sinh học và những giá trị của nó, nội dung còn đề cập tới suy thoái đa dạng sinh học của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng và những kiến thức về giám sát và đánh giá đa dạng sinh học. Trong đó, các tác giả có đề cập tới điều tra, giám sát đa dạng loài thực vật thân gỗ bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn, thu thập các số liệu như: tên loài, chiều cao, đường kính ngang ngực, đường kính tán… các số liệu thu thập được sẽ được thống kê lại để đánh giá về quan hệ loài, quan hệ ngẫu nhiên, quan hệ cặp loài. Biết được ba loại quan hệ trên là cơ sở để góp phần trong việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tác động cũng như các giải pháp bảo tồn phù hợp với từng loại đối tượng loài cây, sinh cảnh,…khác nhau.
Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), đã thực hiện công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Pù Mát. Các tác giả đã áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn điển hình có kích thước 2.000
m2 để thu thập số liệu. Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của khu vực thông qua đánh giá thành phần loài, quần xã thực vật, giá trị tài nguyên và mức độ bị đe doạ, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật. Kết quả nghiên cứu bao gồm: Xây dựng được bảng danh lục thực vật; đánh giá đa dạng thảm thực vật thể hiện ở việc ghi nhận số lượng họ, chi, loài và số cá thể trong mỗi ô, tính chỉ số diện tích tán, độ tàn che chung cho toàn bộ ô tiêu chuẩn, mật độ cây từ đó xác định những loài ưu thế trong cấu trúc phân tầng của thảm thực vật. Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi nhiều loài, xác định tỉ lệ phần trăm số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật); đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật bằng cách xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật; đánh giá đa dạng về dạng sống bằng cách xây dựng phổ dạng sống. bên cạnh đó, còn đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ, đánh giá mức độ gần gũi giữa các hệ thực vật. Nghiên cứu đã điều tra, phân loại chi, họ, ngành của hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát. Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ điều tra, định danh, thống kê, mô tả mà không đi vào định lượng tính toán các chỉ số đa dạng sinh học. Nghiên cứu chỉ dùng công thức của Sonrenson để đánh giá mức độ quan hệ của khu vực với các hệ thực vật lân cận.
Công trình nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Các tác giả đã dùng phương pháp lập ô tiêu chuẩn và khảo sát
theo tuyến, xác định tên khoa học của các mẫu vật theo phương pháp hình thái so sánh, đánh giá các loài quý hiếm dựa vào sách Đỏ Việt Nam (2007), danh lục đỏ IUCN (2009) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Kết quả đã xác định được 180 họ, 680 chi, 1.217 loài thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, có 40 loài thực vật quý hiếm và nguồn tài nguyên cây có ích.
Hầu hết các tác giả trước đây chỉ dùng phương pháp điều tra thống kê mô tả, bước đầu chỉ mới định lượng ở số loài, họ mà chưa có cơ sở định lượng về các chỉ tiêu như độ phong phú, chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế…khiến cho việc lựa chọn những kế hoạch bảo tồn và quản lý bị hạn chế.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những dự án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng như:
Lê Quốc Huy (2005), đã chỉ ra một số “Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật” với các chỉ số như chỉ số giá trị quan trọng IVI, chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon and Weiner’s Index), chỉ số ưu thế, chỉ số tương đồng… áp dụng cho một số rừng ở miền bắc Việt Nam.
Nghiên cứu của Huỳnh Đức Hoàn và Viên Ngọc Nam (2005) về “Đa dạng sinh học quần xã thực vật trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”, đã dùng phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh, bản đồ thiết kế ô tiêu chuẩn. Kích thước ô tiêu chuẩn được lập 25 m2 (5 m × 5 m) thống kê các loài có mặt và mở rộng kích thước ô tiêu chuẩn 50 m2, 100 m2, 150 m2… đếm số loài xuất hiện ở mỗi lần mở rộng cho đến khi không còn mở rộng loài mới, khi đó ngừng mở rộng diện tích ô tiêu chuẩn. Tác giả đã dùng các chỉ số như: số loài (S), số lượng cá thể (N), đa dạng loài (d), độ đồng đều (J’), chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’), chỉ số ưu thế (D), biểu đồ Bray - Curtis… để phân tích một cách định lượng trên cơ sở đó so sánh, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học loài, đề ra biện pháp bảo tồn.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ Trinh (2007) với đề tài “Định lượng và so sánh tính đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn của một số tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”. Với công trình này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn theo
từng tiểu khu nghiên cứu, nghiên cứu dựa trên phân tích định lượng cũng với các chỉ số như số loài, số lượng cá thể, độ đồng đều, chỉ số ưu thế, chỉ số đa dạng Shannon - Weiner… các chỉ số trên được so sánh giữa các tiểu khu với nhau, từ đó đánh giá đa dạng sinh học của các tiểu khu và giữa các tiểu khu và đề xuất biện pháp bảo tồn.
Theo thống kê những công trình nghiên cứu gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh có hệ động - thực vật phong phú. Trong tổng số 478 loài động vật có xương sống ở cạn được xác định tại các hệ sinh thái nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có 53 có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ghi nhận. Thú được chia làm hai nhóm: nhóm có giá trị kinh tế (lợn rừng, nai, nhím, tê tê, khỉ, cầy hương…). Về chim gồm có nhóm chim có giá trị kinh tế (gà rừng, gà gô, cu gáy vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ,….).
Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực Rừng Nà thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2011.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thừa kế
Kế thừa các tài liệu đang có liên quan đến khu vực Rừng Nà cũng như số liệu về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu thứ cấp: các luận chứng, báo cáo khoa học, các bài báo, tranh ảnh, bản đồ… liên quan đến đề tài nghiên cứu từ thư viện, internet…);
Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê dùng sơ đồ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phục vụ cho các bước tiếp theo của Luận văn.
b. Khảo sát thực địa
Phối hợp với các chuyên gia về động thực vật của Trường Đại học Khoa học Huế lập kế hoạch Điều tra đánh giá tính đa dạng sinh học theo tuyến kết hợp với lập ô tiêu chuẩn đo đếm, với mục tiêu:
- Đánh giá nhanh tài nguyên đa dạng sinh học khu vực.
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực.
- Điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô đo đếm. Dùng la bàn và thước dây để xác định kích cỡ và hướng ô đo đếm. Đánh dấu ô đo đếm bằng sơn 4 cây ở 4 góc dễ nhìn và chia nhỏ ô với kích thước 10 m × 10 m cho dễ kiểm soát, đánh số thứ tự cây nghiên cứu bằng sơn. Đo đếm, thống kê số loài, số cá thể rồi ghi vào phiếu đo đếm.
- Sử dụng máy GPS để xác định tọa độ các ô điều tra, các loài quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng.
- Dùng máy ảnh chụp tổng thể ô đo đếm, chụp tiêu bản loài.
- Định danh tên loài, họ từng cây thân gỗ trong ô nghiên cứu theo bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1993.
Phiếu điều tra ngoài thực địa
Ngày điều tra:………………………………………………………………………… Khu vực:……………………………………………………………………………… Ô đo đếm:……………………………………………………………………………. Tọa độ:……………………………………………………………………………….
Tên thông thường | Tên khoa học | Họ | Đường kính | Ghi chú | |
1 | |||||
2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 1
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 2
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Vùng Nghiên Cứu
- Thành Phần Và Cấu Trúc Thành Phần Loài Động Vật Có Xương Sống Ở Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà, Mộ Đức
- Về Giá Trị Của Các Loài Động Vật
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
. c. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia về động thực vật của Trường Đại học Khoa học Huế có chuyên môn sâu và hiểu biết về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học để có được đánh giá hoàn chỉnh, chính xác về tính đa dạng sinh học tại khu vực Rừng Nà.
d. Phương pháp PRA: Phỏng vấn cá nhân, hộ gia đình nhằn điều tra nhằm thu thập một số dữ liệu về đa dạng sinh học khu vực, một số đối tượng quan trọng bao gồm: các cán bộ cấp xã, huyện và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích.
e. Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và hệ động thực vật khu vực Rừng Nà và các khu vực khác…