Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 2

khoa học cho việc đề xuất biện pháp bảo tồn có hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện Đề tài Luận văn “Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, tại Mộ Đức, Quảng Ngãi” nhằm góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi.


Hình 0 1 Ảnh về Rừng Nà Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Điều tra đánh 1

Hình 0.1: Ảnh về Rừng Nà

* Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung

Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng cơ sở dữ liệu về động vật, thực vật tại khu vực đất ngập nước Rừng Nà (Mộ Đức, Quảng Ngãi) và đề xuất giải pháp bảo tồn.

Mục tiêu cụ thể

- Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu vực Rừng Nà và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động thực vật;

- Xác định giá trị đa dạng sinh học và các loài có giá trị bảo tồn ở Khu vực Rừng Nà - Mộ Đức.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường khu vực Rừng Nà - Mộ Đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

* Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi khu vực thuộc Rừng Nà.

- Chỉ tập trung nghiên cứu về động thực vật khu vực Rừng Nà không đề cập đến côn trùng.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học

- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học khu vực Rừng Nà.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường khu vực Rừng Nà - Mộ Đức

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị phục vụ cho việc định hướng Bảo tồn Đa dạng Sinh học khu vực Rừng Nà.

* Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, mục đích, ý nghĩa, phạm vi nghiên cứu, tài liệu tham khảo. Phần chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:

- Mở đầu.

- Chương 1: Tổng quan.

- Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

- Kết luận và kiến nghị.

- Tài liệu tham khảo.

- Phụ lục

Chương 1‌‌

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về đa dạng sinh học

1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh là: Biodiversity, biological diversity, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học khác nhau của các nhà khoa học, nhưng nhìn chung các định nghĩa của họ không khác nhau là mấy.

Theo Phạm Bình Quyền (2001) “Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng của các dạng sống, vai trò sinh thái mà chúng thể hiện và đa dạng di truyền mà chúng có. Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ dạng sống trên trái đất, bao gồm toàn bộ gen, các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà chúng là một thành phần”.

Trong cuốn “Từ điển Đa dạng và phát triển bền vững” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2001) định nghĩa đa dạng sinh học là toàn bộ tất cả cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ:

- Đa dạng di truyền: là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.

- Đa dạng loài: là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định, tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau.

- Đa dạng hệ sinh thái: là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.

Theo Công ước Đa dạng sinh học định nghĩa đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở mọi nơi bao gồm hệ sinh thái trên cạn, dưới đại dương và các hệ sinh thái dưới nước khác, kể cả nhiều hệ sinh thái khác mà các sinh vật sống là một thành phần; bao gồm đa dạng về loài, đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái và cũng chia đa dạng sinh học làm 3 mức độ như trên.

Có nhiều ý kiến cho rằng đa dạng sinh học bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể hiện của xã hội con người - một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là nhân tố quan trọng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống gồm hệ thống tự nhiên (di truyền, loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái) và hệ thống xã hội (văn hoá, công nghệ, kinh tế, thông tin, kiến thức bản địa…) (Phạm Bình Quyền, 2001; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004).

1.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học

1.1.2.1. Giá trị của đa dạng sinh học

- Giá trị kinh tế: Đa dạng sinh học là nguồn lương thực, thực phẩm, nơi cư trú, nguồn giống vật nuôi, cây trồng và là nguồn dược liệu quý giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Đa dạng sinh học còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề như gỗ, nhựa, sợi, da, lông và đặc biệt là củi đun cho hàng tỉ con người trên thế giới.

- Giá trị sinh thái và môi trường: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi sinh vật. Nó còn có vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo các chu trình cơ bản trong thiên nhiên như chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, chu trình nitơ, chu trình cacbon, chu trình phốt pho. Đa dạng sinh học có vai trò trong việc giữ độ phì của đất, cân bằng nguồn nước và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, tín ngưỡng và giải trí: Những hình ảnh, những cảnh quan tự nhiên do các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái tạo nên đã giúp con người mở mang trí tuệ, làm giàu tri thức của mình. Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là niềm đam mê của hàng triệu người trên thế giới và du lịch sinh thái hiện là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, thu lợi lớn ở nhiều nước trên thế giới.

Như vậy những giá trị mà đa dạng sinh học mang lại cho sự tồn tại và phát triển của loài người là rất lớn. Nó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững của xã hội loài người, nó đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của loài người hiện nay. Thế nhưng loài người lại đang khai thác quá mức nguồn tài

nguyên quý giá đó làm cho nó ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Chính vì thế công việc cấp bách hiện nay của chúng ta đó là bảo tồn đa dạng sinh học với những mục tiêu sau:

- Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai, các nhân tố của đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học.

- Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người.

- Phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học mà không vì mục đích nào khác, đặc biệt là tất cả các loài đang sống hiện nay (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2008).

1.1.2.2. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học

Có nhiều phương pháp và công cụ để bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học. Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi loài đặc biệt nào đó, các dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ từ các tài nguyên sinh học. Một số nữa có xu hướng tạo ra sự phân phối công bằng các lợi nhuận thu được từ việc bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004). Trong đó, có hai hình thức bảo tồn chính:

Bảo tồn nguyên vị (In-situ): Là các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN, 2005) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007) có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã); Loại II: Vườn quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn các sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ

yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, theo Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới và theo Công ước RAMSAR có Khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động, thực vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các khu bảo tồn.

- Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ): Bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, nuôi giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên hoặc dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Hiện tại, bảo tồn ex-situ rò ràng chỉ khả thi đối với tỷ lệ sinh vật nhỏ. Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với hầu hết các loài động vật và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất. Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những mất mát di truyền và do xác suất lai cận huyết cao. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các Vườn thực vật, Vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy… Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007).

1.2. Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học

Để bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả ta phải tiến hành đánh giá đa dạng sinh học để từ đó có những biện pháp bảo tồn, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp. Đa dạng sinh học trước hết là biểu thị số lượng loài và số lượng cá

thể của từng loài hiện đang sinh sống và cũng từ đó biết thêm số lượng các bộ, các họ, các ngành. Đánh giá đa dạng sinh học thể hiện qua bảng danh sách các loài thuộc các nhóm sinh vật khác nhau và số lượng cá thể của từng loài hiện đang sinh sống, danh sách các loài quý hiếm đã sinh sống ở đây nay còn hay đã bị tiêu diệt. Đáp ứng chính xác cho nội dung này rất khó khăn và tốn kém. Không dễ dàng trong thời gian nhất định mà người ta thu được tất cả các loài có mặt với số lượng cá thể của từng loài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn phương pháp tiếp cận để trả lời được nội dung nêu trên trong điều kiện cho phép. Phương pháp tiếp cận là chọn diện tích khảo sát đo đếm, thời gian bao lâu và nhóm sinh vật nào đại diện, tần suất quan sát và thu mẫu, số lượng cán bộ khoa học tham gia với trình độ chuyên môn nhất định... Khái niệm đánh giá đa dạng sinh học có thể hiểu với hai hoạt động khác nhau nhưng có liên quan với nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học (IVI - Chỉ số giá trị quan trọng; H’ - Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner’s Index, Chỉ số ưu thế Simpson, v.v…); thứ hai là đánh giá giá trị tài nguyên đa dạng sinh học (biodiversity valueing) bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương và toàn cầu (Vermeulen và Izabella, 2002)

(trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005).

Có bốn phương pháp ô đo đếm có thể áp dụng đó là phương pháp liệt kê, phương pháp đếm, phương pháp đếm và phân tích, phương pháp ô cố định. Thông thường ô đo đếm có kích cỡ 1 m x 1 m được áp dụng cho nghiên cứu thực vật thân thảo, 5m x 5m áp dụng cho nghiên cứu thảm cây bụi và 10m x 10m áp dụng cho nghiên cứu thảm thực vật cây gỗ lớn. Tuy nhiên, kích thước và số lượng của các ô đo đếm sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của thảm thực vật ở các khu vực nghiên cứu khác nhau. Việc bố trí các ô đo đếm phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình nghiên cứu. Trong mỗi ô đo đếm, các thông tin cần thiết được thu thập là loài và số lượng loài, thu mẫu để định tên loài nếu cần thiết, số lượng cá thể, đường kính của mỗi cá thể (đường kính gốc cho cây bụi và cây thân thảo, đường kính ngang ngực cho cây gỗ), độ tàn che của tổng số cá thể và tính riêng cho mỗi loài trong mỗi ô đo đếm. Số liệu hiện trường được sử dụng để tính toán các giá trị tương

đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật độ tương đối, độ tàn che tương đối, tổng tiết diện ngang mỗi loài và cuối cùng tính toán được chỉ số giá trị quan trọng (trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005).

Đánh giá dạng sinh học là đánh giá đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. Đánh giá đa dạng di truyền người ta sử dụng các lý thuyết toán học và xác suất thống kê, cùng với những tiến bộ của kỹ thuật của AND. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền như một công cụ để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sinh vật, sự đa dạng cũng như sự khác nhau giữa chúng.

Theo Trương Quang Học và nnk (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) đã có nhiều phương pháp đánh giá đa dạng loài nói chung, bao gồm cả động vật, thực vật và vi sinh vật… Tuỳ theo các nguồn lực tham gia vào đánh giá mà chọn lựa phương pháp đánh giá phù hợp. Yêu cầu biết được có bao nhiêu loài sinh vật đang sinh sống và đối với mỗi loài thì có bao nhiêu cá thể. Việc đầu tiên cần làm là quyết định chọn điểm lấy mẫu và cách lấy mẫu. Lấy mẫu ở đây có thể là thu mẫu vật thật và có thể chỉ là quan sát ở thực địa. Tiếp đến là xác định cường độ và tần suất lấy mẫu. Đối với mỗi nhóm loài sinh vật việc lựa chọn này là khác nhau vì mỗi loài, mỗi cá thể đều có nơi ở và ổ sinh thái khác nhau. Đánh giá đa dạng sinh học tại nơi có nhiều sinh cảnh khác nhau, những nơi khó tiếp cận như núi cao, biển khơi, đáy sâu,…rất khó khăn. Dụng cụ quan sát và lấy mẫu đa dạng sinh học cũng khác nhau từ thô sơ đến phức tạp, hiện đại. Vấn đề đặt ra là chọn các biện pháp quản lý đa dạng sinh học thích hợp, so sánh giữa các địa điểm với nhau vào từng thời điểm đánh giá khác nhau nên phương pháp đánh giá cần được mô tả tỉ mỉ, chi tiết. Bản đồ sử dụng trong đánh giá, máy định vị GPS, máy quan sát tự động từ xa,… cũng cần có tương ứng theo yêu cầu. Kết quả đưa ra bảng danh sách loài gồm những nội dung chính là tên địa phương, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, số lượng, giá trị (kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học,…), hiện trạng (phổ biến hay đang suy giảm), ghi chú (loài mới). Để công tác điều tra thêm độ chính xác cần có bộ ảnh mẫu kể cả mẫu khô, ngâm. Tuy nhiên, đánh giá đa dạng sinh học không nhất thiết thu được mẫu cụ thể, có thể chỉ là quan sát ghi chép hoặc phỏng vấn người địa phương, người nhận diện được loài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022