ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CAO VĂN CẢNH
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN HỆ SINH THÁI ĐẦM LẦY RỪNG NÀ TẠI MỘ ĐỨC, QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Đa Dạng Sinh Học
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Vùng Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Bình Quyền
Hà Nội - 2012
1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………………... i Lời cam đoan… ii
Mục lục… iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt……………………………………………. v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……………………………………. 5
1.1. Tổng quan về đa dạng sinh học …………………………………………. 5
1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học………………………………………….. 5
1.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học …………………………………. 6
1.2. Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học:……………………………. 8
1.3. Tổng quan nghiên cứu đa dạng sinh học: 11
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới… 11
1.3.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam… 12
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… 17
2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
19
3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu:……………………………………………………………………………..
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 19
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 21
3.2. Đặc điểm đa dạng sinh học 23
3.2.1.Về hệ thực vật 23
29
3.2.2. Thành phần và cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, Mộ Đức.…………………………………………..
3.3. Về giá trị của đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà. 32
3.3.1. Về giá trị của các loài Thực vật: 32
3.3.2. Về giá trị của các loài Động vật 36
3.3.3. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học 47
3.3.4. Giá trị dịch vụ môi trường 49
51
3.4. Các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà.………………………………………………………………………………
3.4.1. Khai thác không hợp lý. 51
3.4.2. Quản lý yếu kém 55
3.4.3. Sinh vật ngoại lai xâm hại 56
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực 59
3.5.1. Biện pháp kỹ thuật:…………………………………………………….. 59
3.5.2. Biện pháp nâng cao năng lực 61
3.5.3. Biện pháp quản lý 63
3.5.4. Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế 65
Kết luận và kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Phụ lục 70
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
KBT Khu bảo tồn
ĐDSH Đa dạng sinh học
VQG Vườn Quốc gia
ĐVCXS Động vật có xương sống
GPS Máy định vị toàn cầu
HST Hệ sinh thái
In- situ Bảo tồn nguyên vị
Ex-situ Bảo tồn chuyển vị
VTV Vườn thực vật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng cá thể các loài cây gỗ phổ biến ở Rừng Nà 25
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà - Mộ Đức 26
Bảng 3.3. Các họ thực vật ưu thế ở Rừng Nà 27
Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của thực vật Rừng Nà 28
Bảng 3.5: Số lượng các bậc taxon của các lớp ĐVCXS ở Rừng Nà 30
Bảng 3.6: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng Nà….31 Bảng 3.7. Công dụng của các loài thực vật hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà 32
Bảng 3.8. Giá trị của các loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng Nà 38
Bảng 3.9: Những loài ĐVCXS phổ biến ở Rừng Nà 45
Bảng 3.10: Các loài Động vật có xương sống quý hiếm, bị đe doạ ở Rừng Nà 48
Bảng 3.11. Các loại dụng cụ dùng săn bắt động vật trong Rừng Nà 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 0.1. Ảnh về Rừng Nà… 3
Hình 3.1. Thảm thực vật ở rừng Nà. 24
Hình 3.2. Cây Gừa tại một khu vực Rừng Nà. 25
MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học có đóng góp đối với nhiều lĩnh vực phát triển như công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, y tế và du lịch. Sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và vẻ đẹp của các loài sinh vật hoang dã ngoài thiên nhiên mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho mỗi quốc gia và người dân địa phương thông qua phát triển hình thức du lịch thiên nhiên. Các quần xã sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước. Bên cạnh đó đa dạng sinh học cũng góp phần rất lớn vào điều hoà khí hậu địa phương và toàn cầu...
Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học đang trên đà bị suy thoái nghiêm trọng do gia tăng dân số, sự biến đổi khí hậu, cháy rừng, đất đai bị thoái hoá, tình trạng khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người…dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài đến mức báo động. Rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong từng khu vực. Một số loài trước kia rất phổ biến nay chỉ sống sót giới hạn trong một số vùng nhỏ vốn là nơi sinh sống nguyên bản của chúng, ví dụ như loài Quạ đen (Corvus marcorhynchus) và loài Ác là (Pica pica) đã từng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đã trở nên rất hiếm và chỉ gặp ở một vài nơi hẻo lánh vùng Tây Nguyên và các vùng núi khác (Phạm Bình Quyền, 2001). Các quần xã sinh vật cứ cạn kiệt dần do sự tuyệt chủng cục bộ, ví dụ ở một khu bảo tồn thuộc thành phố Boston đã từng có 338 loài thực vật bản địa vào năm 1894; sau đó 98 năm chỉ còn tìm thấy 227 loài (Primak, 1999). Số lượng lớn các loài bị tuyệt chủng cục bộ hàng năm như là một hồi chuông cảnh báo sự huỷ hoại và sự suy thoái môi trường.
Chính vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm hết sức quan trọng trên phạm vi mỗi lãnh thổ của mỗi quốc gia mỗi khu vực và trên toàn thế giới, thấy được tầm quan trọng to lớn đó 157 quốc gia đã ký công ước quốc tế về Bảo tồn đa dạng sinh học ở hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero năm 1992. Tham gia công ước này, các quốc gia cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm sử dụng một cách bền
vững nguồn tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thu được phải được phân công công bằng.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô...nhận thức rất rò giá trị của đa dạng sinh học, Việt Nam đã và đang có chiến lược, chính sách bảo vệ nó, biểu hiện là Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về đa dạng sinh học vào ngày 16/11/1994.
Rừng Nà là hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái rừng tự nhiên ít nhiều còn giữ được tính nguyên sinh, là khu rừng rậm trên một bãi sình lầy, cây cối xanh tốt che phủ trên diện tích hơn 200.000 m2 chạy dọc chiều dài xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Rừng Nà giữ vai trò như một tiểu khí hậu, có tác dụng ngăn gió bão mùa đông, mùa hè ngăn gió cát từ phía biển thổi vào, hạn chế được cát xâm lấn ruộng đồng, cung cấp nước cho vùng ruộng khá rộng xung quanh. Qua bao năm tháng, tuy rừng bị khai phá một ít, nhưng nó vẫn tồn tại như một minh chứng về giá trị của rừng đối với cuộc sống con người. Nằm giữa xóm làng, ruộng đồng, Rừng Nà tạo vẻ đẹp nên thơ không chỉ đối với người dân nơi đây, mà cho bất cứ ai có tấm lòng yêu thiên nhiên mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này.
Quản lý bảo vệ Rừng Nà có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trong việc bảo tồn một hệ sinh thái đầm lầy đặc thù sót lại, duy trì các chức năng sinh thái đặc biệt, giúp đảm bảo năng suất các hệ sinh thái rừng nói riêng và môi trường nói chung; đảm bảo sử dụng đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của con người và những nhân tố tự nhiên đến rừng và môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường. Tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển thế giới động vật, thực vật, đặc biệt là những loài quý, hiếm và những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
Muốn bảo vệ, bảo tồn tính đa dạng sinh học thì bất cứ một khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hay khu dự trữ thiên nhiên hay một khu vực nào khác điều trước tiên phải đánh giá được sự đa dạng sinh học một cách đầy đủ để làm cơ sở