Bảng 4.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
Trọng số (w) | Điểm sơ bộ (s) | Điểm trọng số (w*s) | |
Các cơ hội bên ngoài | |||
Sự quan tâm và hỗ trợ của ban lãnh đạo các cấp huyện và tỉnh. | 0.1 | 4 | 0.4 |
Sự đầu tư của các công ty trong và ngoài nước. | 0.05 | 4 | 0.2 |
Thị trường khách du lịch đa dạng và phong phú. | 0.15 | 4 | 0.6 |
Nhu cầu về DLST ngày càng lớn của khách du lịch. | 0.05 | 3 | 0.15 |
Sự phát triển về cơ sở vật chất và sự hoàn thiện của hệ thống giao thông | 0.1 | 4 | 0.4 |
Nguồn nhân lực về có chuyên môn về du lịch và DLST ngày càng được đào tạo bài bản và chuyên sâu. | 0.05 | 3 | 0.15 |
Thu nhập của người dân Phú Yên ngày càng cao. | 0.05 | 4 | 0.2 |
Các thách thức bên ngoài | |||
Công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chấp chuận cấp thị thực nhập cảnh | 0.05 | 2 | 0.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 2
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 3
- Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Và Hiện Trạng Du Lịch Tỉnh Phú Yên.
- So Sánh Lợi Thế Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Phú Yên Với 2 Tỉnh Khánh Hòa Và Bình Định.
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 7
- Phân Tích Yếu Tố Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Sinh Thái Tại Tỉnh Phú Yên.
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Sự cạnh tranh du lịch với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Khánh Hòa và Bình Định. | 0.15 | 1 | 0.15 |
Nhận thức của những người làm du lịch lẫn du khách về việc bảo vệ môi trường trong khu du lịch chưa cao | 0.15 | 2 | 0.3 |
Hoạt động xúc tiến thông tin du lịch và tiếp thị còn kém làm lu mờ hình ảnh du lịch. | 0.1 | 2 | 0.2 |
Tổng số | 1,0 | 2.85 |
Dựa vào tổng điểm EFE cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên là 2.85 chứng tỏ cơ hội thành công của ngành du lịch tỉnh dừng ở mức khá, vì tổng điểm EFE càng gần 4 thì cơ hội thành công càng cao.
Chính quyền địa phương và các cấp đã có sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước phát triển du lịch cho tỉnh nhà. Hiện tại, Phú Yên có 33 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.3 tỷ USD. Các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn tại Phú Yên đang triển khai là dự án Nhà máy
Lọc dầu Vũng Rô với tổng vốn đầu tư
1.7 tỷ
USD, liên doanh giữa Công ty
Technostar Management Ltd (Vương quốc Anh) Tập đoàn dầu khí Telloil (Liên bang Nga); Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên với tổng vốn đầu tư trên 4.3 tỷ USD của Công ty TNHH New City Properties Development (Brunei)...
Trong thời gian gần đây, Phú Yên đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài: tại Hà Nội tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào Phú Yên; tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại hai nước Singapore, Malaysia. Trong giai đoạn 2009 – 2020, Phú Yên đã đề ra 34 dự án quan trọng để kêu gọi đầu tư, trong đó lĩnh vực thương mại du lịch thì tỉnh có 8 dự án với tổng vốn 161 triệu USD, tập trung vào xây dựng các khu tắm khoáng bùn kết hợp nghĩ dưỡng, chữa bệnh; các cụm du lịch sinh thái trên lòng thủy điện sông Ba Hạ, thủy điện Sông Hinh và các huyện Đông Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh…
Hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện là điều kiện để kích thích cho phát triển ngành du lịch. Qua đó, việc mở thêm các chuyến bay từ Tuy Hòa – TP Hồ Chí Minh, Tuy Hòa – Hà Nội và ngược lại đã tạo cơ hội cho du khách có thể đến Phú Yên du lịch một cách dễ dàng và thuận lợi hơn, đặc biệt là khách quốc tế.
Thu nhập bình quân đầu người cả nước ngày càng tăng cao, thu nhập bình quân của người dân Phú Yên cũng tăng lên 13,5 triệu đồng/năm (2009). Đời sống kinh tế được cải thiện nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Thêm vào đó khách quốc tế cũng du lịch đến Việt Nam nhiều hơn làm cho thị trường khách du lịch trở nên náo nhiệt và phong phú. Đây cũng là cơ hội tốt cho du lịch Phú Yên phát triển.
Trước đòi hỏi cấp bách của ngành du lịch về nhân sự thì nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề… đã tổ chức và mở nhiều chương trình giảng dạy về chuyên ngành khách sạn – du lịch, du lịch và lữ hành, nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên… đặc biệt là về chuyên ngành du lịch sinh thái nhằm đào tạo đội ngũ lao động, cán bộ phục vụ trong ngành du lịch có kiến thức và chuyên môn cao như: ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, ĐH Văn Hóa TP Hồ Chí Minh…
4.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ngành du lịch Phú Yên.
Bảng 4.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
Trọng số (w) | Điểm sơ bộ (s) | Điểm trọng số (w*s) | |
Các điểm mạnh bên trong | |||
Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, giáp nhiều tỉnh và thông với biển Đông. | 0.1 | 4 | 0.4 |
Có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. | 0.015 | 4 | 0.06 |
Nét văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa lịch sử đa dạng và phong phú. | 0.015 | 4 | 0.06 |
Loại hình du lịch đặc thù khác với những địa bàn khác, đặc biệt du lịch biển – đảo. | 0.05 | 3 | 0.15 |
Sự quảng bá rộng rãi về các khu du lịch trên các phương tiện như internet | 0.05 | 3 | 0.15 |
Đội ngũ nhân viên làm việc thân thiện nhiệt tình để lại ấn tượng rất tốt cho du khách. | 0.08 | 4 | 0.32 |
Môi trường không khí trong lành, thoáng mát, rộng rãi. | 0.15 | 4 | 0.6 |
Tình trạng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt | 0.1 | 4 | 0.4 |
Các điểm yếu bên trong |
0.1 | 2 | 0.2 | |
Chưa hình thành được các tour du lịch mới, hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến thông tin du lịch còn kém phát triển, chưa tạo được nét nổi bật riêng. | 0.07 | 2 | 0.14 |
Sản phẩm du lịch nghèo nàn, hàng lưu niệm đơn giản, chưa tạo nét đặc trưng riêng. | 0.07 | 2 | 0.14 |
Nhân viên ít và thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao. | 0.05 | 1 | 0.05 |
Vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt bên trong khu du lịch chưa được xử lí triệt để, thiếu sự quản lý. | 0.05 | 2 | 0.1 |
Cơ sở vật chất chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được xây dựng thích hợp nên các khu du lịch thường gặp tình trạng quá tải trong các mùa du lịch như lễ, tết. | 0.1 | 2 | 0.2 |
Tổng số | 1,0 | 2.97 |
Tổng điểm IFE của ngành du lịch tỉnh Phú Yên là 2.97 chứng tỏ nội lực phát triển của ngành chưa được mạnh (tổng điểm càng gần 4 thì nội lực phát triển càng mạnh). Các điểm yếu tuy chiếm phần không đáng kể nhưng so với những điểm
mạnh mà ngành du lịch đang đó thì nó cũng làm ảnh hưởng, kiềm hãm đến sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Phú Yên có vị trí giao thông thuận tiện, có hệ thống đường bộ giáp với nhiều tỉnh, có sân bay Tuy Hòa có thể đón nhận các máy bay lớn, có cảng biển Vũng Rô có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn đến 3.000 DWT, hệ thống đường sắt Bắc – Nam. Tuy nhiên, tại các điểm du lịch có cảng quan đẹp, có sức thu hút đối với du khách thì đường đi vào các khu vực đó rất khó khăn, xe du lịch, xe máy khó có thể đi vào… gây khó khăn trong việc di chuyển của du khách đến điểm du lịch như các điểm Gành Đá Dĩa, Bãi Môn – Mũi Điện, suối nước nóng Triêm Đức…
Số lao động trong ngành du lịch Phú Yên ngày càng được tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành kể cả về số lượng và trình độ chuyên môn cao. Lao động trong ngành du lịch chủ yếu là
dân địa phương với công việc chủ yếu là phục vụ trong các KDL các công việc
như: lễ tân, phục vụ phòng, phục vụ vui chơi... nhưng chưa được học qua các khóa huấn luyện nghiệp vụ. Thái độ phục vụ không tốt như thiếu quan tâm đến khách, không mỉm cười, khó chịu khi khách hỏi về địa điểm du lịch, không cung cấp thông tin về văn hóa bản địa…Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, yêu cầu có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là rất cấp thiết để có thể giao tiếp và phục vụ khách quốc tế thì lại không đáp ứng được. Tuy nhiên đây lại là khó khăn chung cho toàn ngành du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung.
Cơ sở vật chất hạ tầng, cơ sở lưu trú đã được quan tâm, đầu tư nhưng lại không tương xứng với tiềm năng, với khu du lịch. Mặc dù hiện tại đã có một số lượng cơ sở lưu trú, công trình phục vụ cho hoạt động du lịch đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách như: Khách sạn CenDuluxe (5 sao), KS KDLST Sao Việt (4 sao), KS Hùng Vương (2 sao), KS Ái Cúc (1 sao), KS KaYa… Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú, công trình này hầu hết tập trung tại thành phố Tuy Hòa và một số vùng lân cận. Xảy ra tình trạng, thừa ở chỗ này nhưng thiếu ở chỗ khác. Đặc biệt tại một số địa điểm du lịch như Mũi Điện – Bãi Môn, suối nước khoáng
Lạc Sanh, vũng Rô, Gành Đá Dĩa … hầu như không có cơ sở lưu trú, công trình nào hoặc cơ sở lưu trú xuống cấp không đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của tỉnh. Du khách đi du lịch tới các địa điểm này hầu hết chỉ là đi trong ngày, tới địa điểm tham quan trong khoảng thời gian ngắn không có nơi nghỉ ngơi, không có các dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống, đi lại… Sự phân bố không đồng đều của các cơ sở lưu trú tập trung phần lớn ở thành phố Tuy Hòa, xảy ra tình trạng thiếu ở chỗ này mà thừa ở chỗ kia. Vào các thời điểm đông khách trong năm như tết, lễ… tại các khu du lich thì tình trạng thiếu phòng xảy ra, không đáp ứng đủ nhu cầu cho du khách: Khu DLST Thuận Thảo, Khu DLST Sao Việt…
Do khó khăn về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, lưu trú nên các tour du lịch Phú Yên chủ yếu là tham quan mà không phát triển thêm được các tour khám phá, du lịch sinh thái… Do đó, các tour du lịch, các tuyến điểm du lịch của Phú Yên còn nghèo nàn, không tạo được sức hấp dẫn đối với du khách. Trong năm 2010, Phú Yên mới thành lập trung tâm thông tin xúc tiến du lịch. Trước đây, khi nói về Phú Yên, có nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Phú Yên ở đâu?”, “Phú Yên là tỉnh nào?”… Điều này chứng tỏ, Phú Yên nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng được rất ít người biết đến. Điều này chứng tỏ hình ảnh du lịch Phú Yên ít được biết đến trong nước và xa hơn là trên quốc tế. Vì vậy, hoạt động xúc tiến thông tin du lịch là một yếu tố cần thiết để quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Sản phẩm du lịch đa dạng, tạo được nét đặc trưng riêng là vấn đề quan
trọng trong phát triển cạnh tranh với du lịch các tỉnh lân cận như Khánh Hòa và Bình Định. Do cùng nằm thuộc khu vực các tỉnh miền Nam Trung Bộ, có các điều kiện phát triển du lịch gần giống nhau kéo theo các sản phẩm du lịch gần giống nhau. Vì vậy, các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh chưa tạo được nét đặc trưng riêng và có khả năng bị cạnh tranh bởi các sản phẩm du lịch nổi tiếng hơn của các tỉnh lân cận.
Các vấn đề về xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt trong khu du lịch chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để gây mất mỹ quan và thiện cảm cho du khách. Tại một số khu du lịch có lượng khách du lịch đông như khu DLST Thuận Thảo,
khu DLST Đá Bàn, khu DLST Sơn Nguyên… thì vấn đề ô nhiễm rác thải do du
khách thải ra, do không đủ lao động phục vụ, nước thải sinh hoạt của các khu du lịch được xả thải trực tiếp không qua xử lý bốc mùi hôi thối, gây khó chịu cho du
khách… Điều này
ảnh hưởng đến mỹ
quan và môi trường khu du lịch, gây mất
thiện cảm cho du khách và mất cân bằng môi trường.
Thông qua 2 ma trận EFE và ma trận IFE có thể rút ra được một số yếu tố quyết định đến sự thành công cho sự phát triển DLST tại tỉnh Phú Yên:
Sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách của chính quyền địa phương và sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì các yếu tố này có tác dụng định hướng phát triển của ngành du lịch, đồng thời kêu gọi được vốn đầu tư phát triển vào các khu du lịch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để phát triển.
Khách và thị trường khách du lịch. Yếu tố này đóng vai trò quyết định trong thị phần doanh thu và cầu của ngành du lịch, nếu thiếu yếu tố này thì ngành du lịch không thể hoạt động được.
Cơ sở vật chất hạ tầng ở các khu du lịch, điểm tham quan ảnh hưởng đến thị hiếu, sự lựa chọn và số lượng du khách đến với khu du lịch. Nếu cơ sở vật chất đáp ứng được đa số các yêu cầu của du khách thì xem như hoạt động du lịch đã hoàn thành được 50%.
Hệ thống giao thông là yếu tố bổ trợ cho ngành du lịch trên một địa bàn nếu thiếu yếu tố này thì hoạt động du lịch diễn ra sẽ không thuận lợi gây nên sự phiền toái, chán nản cho du khách.
Sự cạnh tranh du lịch với các tỉnh lân cận. Yếu tố này vừa gây bất lợi cho hoạt động du lịch của tỉnh vì có thể lấy mất nguồn khách và doanh thu nhưng bên cạnh