Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 3

nghiệp đạt 1.776 tỷ

đồng tăng 21.3% so với cùng kỳ

năm trước. Các ngành công

nghiệp tăng trưởng mạnh: Chế biến nhân hạt điều, đúc kim loại, mây tre lá, giày dép xuất khẩu, nước khoáng, bia, hải sản đông lạnh...

2.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 16.5% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 48.8 triệu USD, tăng 41.6%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu 44.3 triệu USD, chiếm 90.8% tổng số, các mặt hàng chủ yếu: nhân hạt điều, thủy sản, cà phê, hàng dệt may.

Tổng kim ngạch nhập khẩu 33.1 triệu USD, tăng 36.2% so với cùng kỳ, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: thuốc tân dược và vật tư y tế, ô tô các loại...

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được tỉnh đặc biệt quan tâm, đã tiến hành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch quan trọng; ngoài những ưu đãi theo quy định của cả nước, còn ban hành các chính sách ưu đãi riêng cho các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2.4. Hợp tác đầu tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đến cuối năm 2004 có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy

phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 127 triệu USD, trong đó có 16 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 82 triệu USD. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Công nghiệp, khai thác chế biến nông lâm thủy sản và khoáng

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 3

sản. Nhà đầu tư

chủ

yếu đến từ

các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong,

Malaysia và Đài Loan , Đức,

2.3. Điều kiện xã hội

2.3.1. Hành chánh

Úc, Mỹ...


Phú Yên bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và các huyện Đông Hòa, Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An.

2.3.2. Dân số và dân tộc

Dân số Phú Yên là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị chiếm 20%, nông thôn chiếm 80%. Lực lượng lao động chiếm 71.5% dân số.

Phú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây. Nhiều dân tộc có từ lâu đời như: Chăm, Êđê, BaNa, Hrê, Hoa, Mnong, Raglai, … Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi cho nên nhiều dân tộc đã về đây sinh sống và lập nghiệp. Sau ngày miền Nam được giải phóng, nhất là sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu…

2.3.3. Giao thông

Hệ thống giao thông thuận lợi: nằm cạnh trục lộ 1A đi qua địa phận Phú Yên và trục đường sắt Bắc – Nam. Có quốc lộ 25 và đường ĐT 645 nối với các tỉnh Tây Nguyên.

Phú Yên có nhiều đầm, vịnh rất thuận lợi cho tàu bè ra vào trú ngụ, cập bến.

Đặc biệt là cảng Vũng Rô có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 3.000 DWT.


Sân bay Tuy Hòa với 1 đường băng chính dài 3.2km và 2 đường băng phụ có thể tiếp nhận loại máy bay cỡ lớn. Hiện đang khai thác 03 chuyến/tuần từ TP Tuy Hòa đi TP Hồ Chí Minh, Tuy Hòa – Hà Nội và ngược lại.


Hệ thống phương tiện giao thông khá phong phú, có bến xe liên tỉnh, nội tỉnh và lực lượng xe khách, xe du lịch, xe chất lượng cao, xe taxi, xe buýt sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.


2.3.4. Cơ sở hạ tầng

­ Điện năng: Phú Yên có các thủy điện Sông Hinh với công suất 72 MW, Nhà

máy thuỷ điện Sông Ba Hạ công suất 220 MW, nhà máy thuỷ điện EaKrông Hnăng

công suất 66 MW, nhà máy thủy điện Đá Đen công suất 12MW đang đẩy nhanh tiến độ thi công và nhiều thuỷ điện nhỏ đang khởi công.... Đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt trong toàn Tỉnh.

­ Thủy lợi: Hệ thống sông ngòi gồm 4 sông chính: sông Cầu, sông Kỳ Lộ,

sông Ba, sông Bàn Thạch (Đà Nông); tổng lưu lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3/năm.

­ Cấp nước: Nhà máy cấp nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngày đêm, phục vụ nước sạch cho khu vực thành phố Tuy Hòa, các vùng lân cận và Khu công nghiệp Hòa Hiệp. Các thị trấn huyện lỵ đều có cấp nước với công suất khoảng

13.000 m3/ngày đêm.

­ Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin thuận lợi cho liên lạc trong và ngoài nước. Mạng lưới bưu điện rộng khắp các vùng trong tỉnh. Mật độ sử dụng điện thoại bình quân 14­15 máy/100 dân.

2.3.5. Giáo dục và y tế

Tỉnh đã xây dựng một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, phát triển đồng bộ và đầy đủ các loại hình trường lớp từ công lập đến bán công, dân lập tư thục. Toàn tỉnh hiện có 412 trường học và cơ sở Giáo dục ­ Đào tạo trực thuộc. Tổng số CB, GV, NV toàn ngành đến cuối tháng 12/2003: 13.905 người. Toàn ngành hiện có 4.709 phòng học, trong đó có 1004 phòng học kiên cố (chiếm 21.3%). Từ những kết quả trên cho thấy tình hình giáo dục tại tỉnh ngày càng phát triển, số lượng học sinh tới trường ở các cấp ngày càng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục cũng được xây dựng và sửa chữa nhiều hơn phục vụ cho giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao thể hiện qua trình độ của các cán bộ, giáo viên giảng dạy và tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh các cấp. Đây là những dấu hiệu tốt, khả quan cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà nói riêng

Ngành y tế Phú Yên đã xây dựng và củng cố toàn diện hệ thống y tế. Tập trung đầu tư nâng cấp dần cơ sở hạ tầng bệnh viện Tỉnh, Bệnh viện điều dưỡng

và phục hồi chức năng, Bệnh viện y học cổ truyền, các trung tâm và các trạm

chuyên khoa, Trường trung học Y tế, Công ty dược và vật tư y tế, các Bệnh viện huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sông Cầu. Số cán bộ y tế ngày càng được tăng lên về số lượng và trình độ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc các dịch vụ y tế của nhân dân.


2.4. Truyền thống văn hóa

2.4.1. Văn hóa

Phú Yên là miền đất có lịch sử khá lâu đời với nhiều dân tộc chung sống. Các

dân tộc sống đan xen nhau từ những thế kỷ trước với các nghề làm nương rẫy,

nghề trồng lúa nước, nghề biển. Cuộc sống hội tụ đã tạo nên những sắc thái văn hóa dân gian phong phú. Từ hát tuồng, bài chòi, hát bá trạo, các điệu hò của cư dân vùng ven biển đến các lễ hội, trường ca và bộ nhạc cụ dân tộc Trống đôi ­ Cồng ba

­ Chiêng năm độc đáo của dân miền núi. Việc tìm thấy bộ đàn đá, kèn đá ở Tuy An với niên đại hơn 2500 năm trước cùng nhiều di sản của nền văn hóa Sa Huỳnh chứng tỏ miền đất Phú Yên từ xa xưa đã có cư dân sinh sống và đã có các hoạt động văn hóa đặc sắc.


Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).


2.4.2. Lễ hội

Phú Yên có bề dày lịch sử khá lâu đời, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, đã sáng tạo nên một nền văn hoá, nghệ thuật dân gian phong phú và sinh động. Bên cạnh những nghệ thuật dân gian đặc sắc như: nghệ thuật tự sự (Kể khan), hát bội, dân ca bài chòi, hò khoan, hát ru, các điệu múa, … Các lễ hội truyền thống cũng được hình thành và phát triển thể hiện đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi và miền biển Phú Yên. Một số lễ hội tiêu biểu thường được tổ chức như:


­ Lễ hội cầu ngư: Được tổ chức thường xuyên hàng năm tại những địa phương ven biển Phú Yên thuộc các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hoà và thị xã Tuy Hoà– nơi phần lớn dân cư sống bằng nghề đánh bắt hải sản, lễ hội thường được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch khi ngư dân chuẩn bị vào vụ đánh bắt cá chính trong năm. Mục đích của lễ hội là cúng tế các vị tiên hiền địa phương và thần Ông Nam Hải, cầu cho sóng lặn biển êm, cá mực đầy thuyền. Lễ hội bao giờ cũng gồm cả phần lễ và phần hội. Phần lễ được thực hiện với nhiều nghi thức trang nghiêm ở nơi điện thờ của làng, xã như: lễ dâng cúng vật phẩm, lễ đọc văn tế, những tiết mục múa thiêng, hò bá trạo, hát khứ lễ… và phần hội là buổi tiệc chiêu đãi khách, hát bội và các trò

chơi dân gian. Tính chất của lễ hội cầu ngư là nơi gặp gỡ, chuyện trò, tham dự sinh hoạt văn hoá của đông đảo nhân dân địa phương. Lễ hội thu hút chẳng những nhân dân các vùng lân cận, mà còn cả những người ở xa tới dự.

­ Lễ hội đầm Ô Loan: Du khách có dịp vào Nam ra Bắc, đến địa phận huyện Tuy An của tỉnh Phú Yên, dừng lại trên đỉnh đèo Quán Cau hoặc ngược xuôi trên tuyến xe lửa Bắc – Nam, đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một di tích thắng cảnh cấp quốc gia … với tên gọi: Đầm Ô Loan. Hàng năm, cứ vào ngày mồng 7 tháng Giêng Âm Lịch, với không khí vui xuân, nhân dân nơi đây và nhiều nơi trong tỉnh đến tham gia lễ hội. Lễ hội có tính chất văn hoá cổ truyền, diễn ra với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi như: đua thuyền, quăng chài đánh cá, lắt thúng chai, bơi bộ, múa, hát bội, vật võ … diễn ra trong tiếng ngân vang của các loại nhạc cụ dân tộc: trống, kèn, đờn cò, … Lễ hội còn thể hiện những nét riêng của cư dân vùng sông nước Tuy An với ý niệm như: tín ngưỡng, thờ cúng các vị thần quanh vùng: Thần Biển, Thần Đầm, Thần Sông, … cầu mong cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản đạt kết quả tốt đẹp trong một năm mới. Lễ hội hàng năm chỉ diễn ra trong một ngày nhưng đã thu hút hàng vạn lượt người trong và ngoài tỉnh đến dự.


­ Hội đua ngựa ở An Xuân: Hàng năm vào ngày mùng Sáu tháng Giêng Âm lịch, khi nắng xuân đang tràn ngập núi rừng xanh thẳm, tại xã An Xuân (huyện Tuy An) lại

rộn ràng chuẩn bị cho hội đua ngựa truyền thống. Hội nhằm gợi lại tinh thần

thượng võ của một vùng đất, thể hiện ý chí quật cường và sức mạnh phi thường của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Bãi đua là một thảm cỏ rộng, bằng phẳng và những chàng trai uy nghiêm, chỉnh tề trên lưng ngựa. Sau một hồi tù và vang lên báo hiệu giờ xuất phát, các kỵ sỹ thúc ngựa phóng nhanh về phía trước trông rất dũng mãnh trong tiếng trống thúc dục rộn rã và tiếng reo hò cổ vũ của khán giả vang dội cả núi rừng. Những ngày hội tưng bừng như thế ở An Xuân đã tạo nên một nét văn hoá riêng độc đáo. Mời bạn thử một lần đến An Xuân vào dịp xuân để khám phá vùng đất văn hoá này.


­ Lễ hội đâm trâu: Là lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Phú Yên. Lễ hội diễn ra trong suốt 3 ngày đêm, thường là vào dịp từ tháng Chạp

đến tháng 3 Âm lịch hàng năm. Qui mô tổ chức khá lớn, mang tính cộng đồng cao. Thường là vào ngày thứ ba nghi thức đâm trâu được tiến hành. Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, thầy cúng qua nhiều nghi lễ gieo quẻ, xin xăm, khấn vái … Sau mỗi lễ cúng, từ 3 ché rượu cần được rót ra những chén rượu nhất mời các già làng uống trước. Lễ hội được tổ chức với mục đích là hiến trâu tế thần làng và thể hiện sự cầu mong Thần Nước, Thần Núi cùng đến chứng kiến chủ nhà trả nợ trời. Lễ hội đâm trâu đã có từ thời xa xưa, biểu hiện cụ thể, trực tiếp sinh động về dấu ấn văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên. Mọi người đến đây để được chiêm ngưỡng những nghi lễ hấp dẫn, được tham gia sinh hoạt văn hoá, được múa hát, đánh chiêng, uống rượu cần và được hoà mình vào thiên nhiên và cuộc sống hoang sơ pha lẫn sắc màu huyền thoại.


­ Lễ bỏ mả: Là lễ lớn của đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên, gồm cả phần lễ và phần hội. Họ có quan niệm con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn còn tồn tại, sau lễ bỏ mả mới về hẳn với thế giới tổ tiên, lúc này được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết. Cùng với phần nghi lễ là phần hội như: ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, kể khan … . Khách mời không những chỉ người thân, bạn bè, bà con trong buôn, mà còn cả bà con các buôn lân cận đến tham dự. Gắn liền với ngày

làm lễ bỏ mả là ngày dựng xong nhà mồ, đây là một công trình nghệ trưng của đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên.

thuật đặc


­ Lễ hội mùa: Sau khi thu hoạch lúa xong, thường là vào dịp tháng 3 hàng năm, đồng bào các dân tộc thiểu số Phú Yên tổ chức lễ ăn mừng lúa mới tại từng gia đình vừa để tạ ơn thần lúa, vừa để vui mừng về những thành quả lao động đã đạt được. Trong lễ hội này người ta đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát, uống rượu cần thâu đêm suốt sáng. Tuy không có sự phân công trước, nhưng các gia đình cứ trông nhau mà tổ chức theo thứ tự từng nhà một. Sau khi tan buổi lễ mọi người đều hy vọng về một mùa bội thu sắp đến.


­ Hội đánh bài chòi: Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp tết Nguyên đán. Người ta cất 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ

2­3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung ở giữa giành cho các vị chức sắc địa phương. Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v… vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.


Chương 3


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên” đi sâu vào đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch cho tỉnh bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đang được đánh giá cao trên thế giới. Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:


­ Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và đánh giá các tiềm năng DLST của tỉnh Phú Yên. Khảo sát tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong các năm gần đây.

­ Xác định được các lợi thế phát triển ngành du lịch của tỉnh từ các yếu tố bên trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển của ngành du lịch các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định thông qua phương pháp ma trận CPM.


­ Xác định được mức độ bền vững của ngành du lịch tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chi du lịch bền vững của Hiệp hội Du lịch Thế giới (UNWTO).


­ Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong giai đoạn mới thông qua 2 phương pháp ma trận SWOT và phương pháp ma trận QSPM.


3.2. Phương pháp nghiên cứu


­ Phương pháp thu thập tài liệu giúp cho việc tổng hợp đầy đủ những tài liệu, số liệu cần thiết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đó giúp cho bài luận văn hoàn thiện hơn. Gồm các tài liệu về: Các tài liệu về du lịch sinh thái và phát triển

bền vững, điều kiện tự nhiên và kinh tế ­ xã hội tỉnh Phú Yên, bản đồ phân bố các

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí