Gia Tăng Phúc Lợi Kinh Tế Cho Cộng Đồng Địa Phương‌


- Đảm bảo phúc lợi về môi trường của điểm du lịch.

- Đảm bảo phúc lợi của thế hệ tương lai về việc thoả mãn nhu cầu du lịch của họ.

- Đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của du khách làm cho du khách sẵn sàng bỏ tiền ra để đi du lịch.

Để giải quyết được các mục tiêu trên, VQG Ba Vì cần phải giải quyết được một số bất cập sau:

4.4.1. Thiết kế những loại hình du lịch mới‌

Theo thống kê lượng khách bắt đầu tăng cao từ tháng 2 cho đến tháng 6 đạt khoảng 70% tổng số lượt khách cả năm. Như vậy du lịch tại VQG đã mang tính thời vụ. Cùng với sự sôi động của cả nước trong những tháng đầu năm của mùa lễ hội, VQG Ba Vì cũng đón rất nhiều khách thập phương đến đây tham gia vào du lịch tâm linh, đó là việc du khách dến lễ tại Đền Thượng sau đó là những đoàn khách tham gia vào du lịch sinh thái của 2, 3 tháng kế tiếp. Như vậy việc đưa ra một số loại hình du lịch mới sẽ khắc phục được tính thời vụ và cũng là làm gia tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch.

* Du lịch đi bộ::

Chắc chắn những người ham mê du lịch, thích khám phá những điều mới lạ rất mong thử một lần đi du lịch bằng chính đôi chân mình để tìm kiếm những điều thú vị trong thiên nhiên hoang sơ và thử “khám sức khoẻ” của mình trong loại hình du lịch còn khá mới mẻ nhưng không kém phần ấn tượng đối với du khách Việt.

Loại hình du lịch đi bộ này được hình thành nơi mà các phương tiện hiện đại như mô tô, ô tô không thể di chuyển được. Yếu tố quan trọng là địa điểm ấy phải có những sản phẩm để du khách tham quan, khám phá như phong cảnh đẹp, thiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

nhiên trong lành hoang sơ, động thực vật phong phú, văn hoá bản địa kỳ thú .


Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 12

- Thiết kế đường mòn diễn giải: để loại hình du lịch này đạt hiệu quả cao cần tạo ra đường mòn cho du khách. Đường mòn là những lối đi khám phá VQG. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp du khách di chuyển bên trong khu vực mà vẫn bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và vẫn cung cấp cho du khách một cơ hội học tập thú vị. Chúng là những con đường được mở ra cho du khách đi bộ. Chúng được xây dựng nhằm phục vụ cả hoạt động diễn giải có người hướng dẫn và diễn giải tự hướng dẫn.

Ưu điểm của loại hình du lịch này là du khách được tự do, được gần gũi với thiên nhiên (ngửi các mùi của cây cối, ngắm nhìn và tự cảm nhận). Những chuyến tham quan này có thể đòi hỏi nhiều kinh nghiệm bản thân, với khả năng độc lập và sức khoẻ tốt. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nó còn có một số nhược điểm như tạo ra nguy cơ xói mòn cho đất, đôi khi khó kiểm soát được du khách khi tham gia loại hình này bởi có lúc du khách sẽ có thể đi bộ ra ngoài đường mòn và làm ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong tự nhiên.

Ở VQG Ba Vì khi xây dựng đường mòn không nên làm bằng bê tông bởi tại đây có những chỗ địa hình hơi dốc. Cần tạo ra những đoạn đường cong, chứ không nên chỉ có những đường thẳng để làm cho con đường thêm hấp dẫn. Để tạo ra những đường đi cho du khách muốn khám phá Ban Quản lý của Vườn cần đặt các tấm panô dọc theo đường mòn có mũi tên chỉ hướng đi hoặc đánh số những địa điểm này và có giải thích minh hoạ trong tờ gấp. Trên những đoạn đường mòn cần thiết kế nhữngđồ vật như thùng đựng rác, ghế ngồi với chất liệu, màu sắc gần gũivới thiên nhiên. Một số chỗ có thể có những công trình phụ thêm như những cây cầu khỉ cho khách đi vừa tạo ra sự vất vả nhưng không kém phần lãng mạn, lối đi có lót ván, bậc thang để đáp ứng yêu cầu về an toàn và phù hợp với môi trường. Trên những con đường mòn đó có thể tạo ra các mái che cho du khách nghỉ chân hoặc tránh mưa. VQG Ba Vì là nơi có nhiều loài chim nhất trong số các VQG trên cả nước.


Dựa vào điều này, nơi đây có thể tạo dựng những chòi cao quan sát các loài chim đáp ứng cho những du khách muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu có thời gian du khách sẽ quan sát được loài vật như gà lôi trắng, sóc bay hay cầy mực.

Nhiều người có thể lên Đền Thượng, Đền Bác Hồ bằng các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy nhưng họ lại không thể lên được khu rừng Bách xanh cổ thụ có niên đại hàng nghìn năm tuổi, đến thăm khu rừng già nhiệt đới và á nhiệt đới nguyên sinh bằng những phương tiện đó được. Đối với loại hình du lịch đi bộ leo núi này số lượng khách du lịch cần giới hạn khoảng dưới 20 khách để giảm tối đa mức độ ảnh hưởng tới thực, động vật. Như vậy đi du lịch trên những con đường mòn trong rừng để khám phá ra nhiều điều kỳ thú chính là sự hấp dẫn đối với nhiều du khách.

* Du lịch leo núi:

Đây là loại hình du lịch mạo hiểm đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm trở về với tự nhiên. Khi đời sống vật chất và tinh thần tương đối đầy đủ, bản chất khám phá những điều mới lạ từ tự nhiên lại trỗi dậy trong mỗi con người. Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính tham gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm.

Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh núi cao nhất là: Đỉnh Vua 1298m, Đỉnh Tản Viên 1227m và Đỉnh Ngọc Hoa 1180m. Vùng núi Ba Vì có độ dốc tương đối cao, với độ dốc trung bình là 250m.

Từ cốt 400m trở lên, độ dốc trung bình là 350m và cao hơn, thậm trí có nơi lộ ra các vách dựng đứng. Với địa hình đồi núi như vậy Ba Vì có thể sẽ phát triển được loại hình leo núi mạo hiểm này. Trước mắt, cần quy hoạch những địa điểm thích hợp cho việc tổ chức chương trình du lịch leo núi.


* Du lịch tâm linh

Trong không gian yên tĩnh, du khách ngồi nghe hướng dẫn về kỹ thuật hít thở và thực hành sơ thiền, kết hợp đi tour và tìm kiếm giải pháp tâm lý là loại hình được ưa chuộng tại các nước có nhịp độ phát triển đô thị cao. Sau những tour du lịch bình thường, du khách có cảm giác mệt mỏi thì du lịch thiền lại tạo cho họ cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Lập lại cân bằng tâm linh, thư giãn và thân thiện với môi trường là đặc trưng cơ bản của du lịch Thiền. Nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng gia tăng cùng sự gia tăng nhu cầu thư giãn của con người dưới sức ép công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Như vậy, với VQG Ba Vì là một điểm có đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch trên:

- Đó là khu rừng sinh thái với khí hậu trong lành đặc bịêt là rừng bách xanh cổ thụ.

- Khoảng không gian rộng rãi ở cốt 400m.

- Con đường trải nhựa sạch sẽ chạy dài từ cốt 400m lên cốt 1200m phù hợp cho việc đi bộ, hít thở không khí trong lành.

4.4.2. Gia tăng phúc lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương‌

Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch. Trong khi du lịch truyền thống tăng trung bình khoảng 4%, thì DLST tăng từ 10-30%. Tuy nhiên, xác định phát triển DLST vẫn chưa xứng với tiềm năng, nhiều biện pháp đã dược đưa ra tại hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam”, trong đó việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng được xem là cực kỳ quan trọng. Việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên được lồng ghép vào với sự phát triển thích hợp của cộng đồng địa phương trong việc định rõ các mục tiêu bảo tồn địa phương, quy hoạch DLST và cùng hưởng lợi nhuận từ DLST. Như vậy, DLST mới chính là “ Du lịch sinh thái thực sự ” hay “ Du lịch có trách nhiệm”


Đối với VQG Ba Vì, toàn bộ dân cư dịa phương đều sống ở vùng đệm, dưới chân núi Ba Vì. Để nói rằng các hoạt động ở VQG không liên quan đến cộng đồng địa phương thì lại không đúng. Hiện tượng dân cư địa phương với trình độ văn hoá thấp, vẫn còn tình trạng vẫn ngang nhiên đốt rừng làm nương, chặt cây lấy gỗ, săn bắn các loài động vật quý hiếm dẫn đến việc sự đa dạng sinh học bị suy thoái. Do vậy, tạo diều kiện, giúp đỡ dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch để làm gia tăng lợi ích kinh tế cho họ đồng thời cũng nhằm mục đích bảo tồn và phát triển VQG.

Như vậy, cần phải có những giải pháp để lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây vào hoạt động du lịch tại VQG. Điều này thực hiện tốt sẽ làm cho hoạt động du lịch ở đây mới đúng nghĩa là hoạt động du lịch sinh thái mang tính chất bền vững bởi nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho khu vực, cộng đồng địa phương và đặc biệt là cho VQG và đây sẽ là nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn.

- Bảo vệ môi trường: Chú trọng tới việc bảo tồn, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo môi trường vì mục tiêu bền vững. Khuyến khích nhận thức của người dân về môi trường khi họ thấy du khách trân trọng và yêu thích môi trường dịa phương.

- Phát triển kinh tế địa phương: Đảm bảo những khoản lợi thu được từ du lịch sẽ được sử dụng vào việc nâng cao dời sống của cộng đồng dân cư. Hỗ trợ phát triển cộng đồng với sự quản lý của các doanh nghiệp và các quỹ phát triển. Tạo động cơ duy tu các trang trại địa phương thông qua lơi ích thu được từ du lịch. Thúc đẩy mở rộng các hoạt động kinh tế khác.

- Giao lưu văn hoá: Khuyến khích thái độ trân trọng đa dạng văn hoá, tạo sự tôn trọng lẫn nhau giữa chủ nhà và khách tham quan, khuyến khích người dân ý thức về bản săc dân tộc mình, giúp du khách hiểu thêm về văn hoá của dân địa phương bằng cách để họ tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.


- Hoạt động giáo dục: Thắt chặt tình đoàn kết thông qua học hỏi và trao dổi. Du khách có thể hiểu thêm về cuộc sống của người dân, phong tục truyền thống, hoạt động kinh tế. Còn người dân học dược những kỹ năng, những nền văn hoá mới và hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững: Đẩy mạnh phát triển tiện nghi cơ sở hạ tầng du lịch quy mô nhỏ và ít bị ảnh hưởng, những tiện nghi này phù hợp với khung cảnh, điều kiện sống, kỹ thuật, con người và văn hoá.

Như vậy dựa theo những nguyên tắc trên có thể đưa ra một số giải pháp lôi cuốn sự tham gia của cộng dồng địa phương vào hoạt động du lịch, cụ thể ở đây là cộng đồng bản người Dao yên Sơn vào hoạt động du lịch sinh thái làm cho du lịch ở đây ngày càng phát triển, tạo nên sự bền vững cho VQG Ba Vì:

* Tăng thu nhập cho dân địa phương

Xuất phát từ cốt 400m, du khách đi bộ sang cốt 600m rồi theo dông núi xuống bản Dao Yên Sơn. Vào những năm đầu của thập kỷ 60, thực hiện nghị Quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, huyện Ba Vì đã vận dộng đồng bào Dao xuống núi định canh định cư. Mặc dù đã hạ sơn, người Dao vẫn du canh lên độ cao 600-1000m phát nương làm rẫy và chặt tỉa để kiếm sống. Do sự gia tăng dân số của người Dao trên núi Ba Vì và việc mở rộng diện tích canh tác đã làm diện tích rừng tự nhiên giảm đi nhanh chóng, làm mất nhiều loài thực vật và nơi cư trú của nhiều loài động vật. Những năm đầu thế kỷ XX thảm thực vật bao phủ khắp vùng núi Ba Vì, thì ngày nay rừng tự nhiên chỉ còn lại ở độ cao trên 600m. VQG Ba Vì chỉ có thể tồn tại và phát triển khi cuộc sống của cư dân nhất là người Dao trong vùng được giải quyết thích đáng. Hiện tại tập quán du canh du cư đã giảm, cuộc sống đã chuyển dần sang quần cư làng xã, cuộc sống của đồng bào đã có sự thay đổi. Chính sách giao đất giao rừng đang có tác dộng tích cực đối với người Dao vùng núi Ba Vì. Họ cần có sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật của nhà nước, các tổ chức Quốc tế để ổn định cuộc sống và góp phần vào việc Bảo vệ VQG Ba Vì.


* Thu hút lao động địa phương

Hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Ba Vì đòi hỏi một số nhân công: như nhân viên trong nhà hàng ăn uống, phục vụ nơi lưu trú, hướng dẫn viên và một số trong các hoạt dộng khác như xây dựng, duy tu các cơ sở hạ tầng du lịch.

Trong trường hợp này cần thu hút các lao động địa phương càng nhiều càng tốt. Xét về điều kiện thực tế, dân cư địa phương ở đây chưa thể đáp ứng ngay được công việc tại đây vì họ hoàn toàn thiếu kiến thức về nghiệp vụ du lịch. Do vậy để đào tạo nguồn nhân lực là người dịa phương cần hướng vào những nội dung sau:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho những lao động thời vụ là người địa phương. Họ được tham gia vào phục vụ một số lao động đơn giản phụ trợ cho các hoạt động tham quan, tâm linh, nghỉ dưỡng hoặc chữa bệnh.

- Cần chú ý đến cung cấp kiến thức về môi trường sinh thái như cảnh quan tự nhiên, các giá trị DLST, hiểm hoạ môi trường sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch, xã hội hoá du lịch.

- Cung cấp kiến thức về nhu cầu, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử, kỹ năng bán hàng, vệ sinh môi trường, tiếp thị du lịch....

*Sử dụng hàng hoá và dịch vụ của địa phương

Điều này sẽ duy trì được phần lợi ích thu được từ du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Cần giúp đỡ, khuyến khích người dân sản xuất ra lương thực, thực phẩm để cung ứng cho điểm du lịch; Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho du khách đến tham quan như ống điếu, lọ hoa bằng gốc tre... Điều này rất phù hợp với dân cư tại đây vì đây là vùng đất nông nghiệp, dân cư sống chủ yếu dựa vào việc cấy hái.

- Tập huấn cho người dân kỹ năng chuẩn bị nhà nghỉ cộng đồng, nấu


ăn, hướng dẫn và tiếp dón khách. Điều này làm tốt sẽ giảm bớt lượng khách nghỉ qua đêm tại các nhà nghỉ của VQG vào mùa cao điểm bởi để đạt được sự bền vững lâu dài. Hơn thế nữa, dịch vụ này thực hiện tốt sẽ là giải pháp hữu hiệu cho VQG về vấn đề nhà nghỉ bởi với diện tích chỉ khoảng 7000 ha trong khu vực của VQG cũng không được phép xây dựng nhiều những khu nhà nghỉ. Điều này làm tăng thu nhập cho người dân địa phương lại vừa đáp ứng tối đa được nhu cầu thiết yếu của du khách khi đi du lịch.

- Khuyến khích dân địa phương tổ chức những sự kiện mang tính nghệ thuật dân gian để làm tăng lượng khách tham quan và thu được nhiều lợi ích kinh tế. Đâylà cộng đồng địa phương của bản người dân tộc nên chắc chắn họ có những sắc thái văn hoá riêng biệt.

4.4.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương‌

4.4.3.1. Xây dựng năng lực cho cộng đồng địa phương:

- Tuyên truyền phổ biến giáo dục cho người dân địa phương các kiến thức và chính sách pháp luật của nhà nước trong việc bảo vệ các tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên.

- Nâng cao trình độ giáo dục phổ thông cho người dân địa phương về các lĩnh vực liên quan đến du lịch như tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về địa lý thế giới, lịch sử thế giới, tiếng và văn hoá nước ngoài.

- Tổ chức nhiều chương trình trao đổi kiến thức về giao tiếp, môi trường, cảnh quan, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự để tạo dựng cho họ có kiến thức du lịch tốt tạo đà cho phát triển du lịch bền vững.

- Khuyến khích người dân giao lưu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

- Tổ chức các cuộc giao lưu với đoàn thể địa phương và lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng.

4.4.3.2. Xác định lợi ích cho cộng đồng

Nhận thức cho người dân biết về lợi ích của họ có được khi góp phần

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí