Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 13


vào hoạt động du lịch tại đây:

- Cơ hội bình đẳng: Vấn đề giới cũng rất quan trọng vì cùng một điều kiện như nhau, phụ nữ dân tộc thường ít có cơ hội tiếp cận với công việc có tiền lương hơn nam giới. DLST phát triển sẽ đảm bảo sự công bằng khi tham gia. Công việc phụ nữ có thể làm trong hoạt động DLST không nên bị giới hạn bởi những hủ tục văn hoá xã hội truyền thống. Cơ hội bình đẳng sẽ giúp đảm bảo khả năng tiếp cận công việc theo khả năng. Ví dụ như phụ nữ tại đây có thể tham gia làm hướng dẫn viên cho khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Khi cộng đồng có được nguồn thu nhập mới, họ sẽ có khả năng nâng cao dịch vụ giáo dục hoặc y tế. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới việc nhận thức về bảo tồn trong cộng đồng và giảm các mối de doạ với cộng đồng. Các dịch vụ tốt hơn có thể nâng cao điều kiện gây hấp dẫn du khách tới cộng đồng và tạo ra ưu điểm hơn để thu hút khách tham quan.

4.4.4. Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên‌

Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm tác động tiêu cực đến môi trường. Rủi ro thường xảy ra khi tài nguyên thiên nhiên được đưa vào phục vụ du khách ngày càng nhiều nhưng việc quản lý lại không chặt chẽ. Điều này xảy ra có thể gây tác hại thậm chí còn phá hoại môi trường. Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng khách du lịch tới điểm tham quan, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên. Từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường, tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Do vậy để phát triển bền vững phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài. Thực tế chỉ ra rằng việc bảo vệ môi trường là công việc được làm một cách thường xuyên với sự giúp đỡ của nhiều đối


tượng: đó là du khách, đó là các nhân viên, đó là những nhà quản lý thậm chí đó chỉ là một người dân bình thường nhưng có ý thức mà thôi.

Cũng như các VQG khác và các địa điểm du lịch khác trên đất nước, VQG Ba Vì cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường. Hiện tại lượng khách đến VQG Ba Vì chưa đến mức quá tải như những VQG khác như VQG Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể . . .

Do vậy nhiều áp lực lên môi trường tại đây cũng giảm nhẹ hơn so với các nơi khác như vấn đề về rác thải, sự tác động đến môi trường sống của những loài động vật hoang dã, đến đa dạng sinh học. Nhưng chính vì do tác động đến môi trường chưa lớn như thế lại làm cho các nhà quản lý lơi lỏng, không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nếu tình trạng thiếu định hướng và các giải pháp có tính chiến lược sẽ dần dần gây ô nhiễm mạnh và nguy cơ suy thoái trầm trọng. Đến lúc đó chắc chắn sự khắc phục là vô cùng khó khăn. Có thể sự việc đó thế hệ hiện tại không phải chứng kiến nhưng nó sẽ để lại những hậu quả nguy hại cho thế hệ mai sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Để tránh những giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái tại VQG Ba Vì cần áp dụng đồng bộ biện pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu lực pháp luật.

4.4.5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia du lịch‌

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 13

4.4.5.1. Đối với Ban quản lý điểm du lịch

- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường. Ban Quản lý nên in ra những tờ rơi phát cho du khách về nội quy bảo vệ môi trường trong VQG, đặc biệt là 7 điều cấm làm khi đi tham quan VQG.

- Đặt thùng rác ở nơi hợp lý (nơi phát sinh rác và thuận tiện cho du khách). Thùng đựng rác nên đặt tại các điểm dừng của khách khi tham quan du lịch như tại cốt 600m, cốt 800m và trên những con đường mòn khám phá của du khách.


- Nên có những cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chuyên môn về bảo vệ môi trường. Công việc này hiện tại được nhân viên trong Ban quản lý vườn đảm nhận.

- Đầu tư cải thiện môi trường tại các điểm du lịch trong VQG: Đầu tư hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch; Đầu tư một số điểm thu gom rác tập trung và xử lý rác thải do hoạt động sinh hoạt của khách và cán bộ nhân viên gây ra; Tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao ý thức văn minh du lịch cho du khách và cộng đồng địa phương

- Kịp thời phát hiện ra các vấn đề ô nhiễm, suy thoái hay sự cố về môi trường và phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý môi trường ở địa phương.

- Thường xuyên tổ chức khoá tập huấn về giáo dục môi trường và du lịch sinh thái theo chu kỳ cứ 1 năm 1 lần cho cán bộ VQG và các công ty du lịch bởi việc quản lý đa dạng sinh học không nên chỉ thực hiện bên trong VQG mà phải tiến hành cả bên ngoài.

- Cán bộ quản lý phải xây dựng hệ thống tư vấn đối với mọi nhân viên lien quan đến VQG. Cụ thể là tổ chức các cuộc hội thảo ngắn ngày tập trung vào những vấn đề quan trọng và đưa ra cách giải quyết hợp lý.

- Thành lập trung tâm thông tin du khách. Nơi đây không chỉ là chỗ để cung cấp những thông tin mà du khách cần tìm hiểu mà còn là nơi tiếp thu ý kiến phản hồi của du khách về các vấn đề trong đó có vấn đề về bảo vệ môi trường. Phần đôn đối tượng du khách tham gia du lịch sinh thái đều là những người có tri thức. Trong

rất nhiều những ý kiến phản hồi của du khách biết đâu sẽ có nhiều ý kiến hay giúp ích cho những nhà quản lý.

- Xây dựng chương trình diễn giải. Như đã nói ở phần trên diễn giải không đơn thuần là hướng dẫn mà còn là sự thuyết phục du khách. Để đạt được điều này phải xây dựng một chương trình mang tính mô phạm ví dụ như


mô hình có tỷ lệ, sơ đồ, ảnh chụp các loài động thưc vật có sự hỗ trợ của một số phương tiện kỹ thuật đó là máy chiếu, những thước phim được quay chính tại VQG này về các loài dộng thực vật đặc hữu bởi không phải lúc nào du khách cũng quan sát được các loài quý hiếm khi tham gia vào hoạt dộng du lịch. ở cốt 400m xung quanh khu nhà nghỉ nên đặt những biển nhỏ trên mặt đất giới thiệu một số loại thực vật nhằm làm cho du khách quen thuộc với các loài họ sẽ tham quan trên đường.

4.4.5.2. Đối với du khách

Khách du lịch đóng vai trò chính trong hoạt động DLST cho nên hành vi hay cách ứng xử của họ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch tại đây.

- Du khách phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ở điểm du lịch. Tại VQG Ba Vì suốt dọc con đường từ cốt 400m lên đến cốt 1200m luôn có những tấm biển treo khuyến cáo về việc bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái như “Xin đừng bẻ cây”, “Hãy bảo vệ rừng như bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”,

“Bảo vệ rừng là trách nhiệm thiêng liêng cao cả của chúng ta”. . .

- Các doàn khách tham quan tại đây bắt buộc phải có hướng dẫn viên của vườn đi kèm. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên vừa là hướng dẫn, diễn giải, vừa là người kiểm soát các hành vi của du khách nhằm giảm hành vi gây tác động lớn (như đốt lửa, chặt cây, đi vào những lối không phải là đường mòn). Nhiều tác động lên môi trường là do hành vi vô tâm hay bất cẩn của du khách gây ra.

- Tuân thủ quy định về xả rác. Hiện tại VQG đã trang bị rất nhiều những thùng đựng rác suốt từ cốt 400m lên đến Đền Thượng nhưng hiện tượng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn thường xuyên xảy ra.

- Không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi xâm hại thảm thực vật, không mang chất nỏ, chất cháy đến VQG. Điều này rất thường xuyên xảy ra đối với khách tham quan là học sinh, sinh viên.


- Không mua bán, sử dụng động thực vật quý hiếm trong danh mục quy định của nhà nước.

- Tôn trọng văn hoá của người dân bản địa.

4.4.5.3. Đối với cộng đồng địa phương

Tuy rằng, trong khu vực VQG không có cộng đồng địa phương sống nhưng hoạt động du lịch tại VQG vẫn có sự kết nối với dân cư địa phương tại đây. Do vậy, trách nhiệm bảo vệ môi trường không nằm ngoài phạm vi hoạt động của dân cư địa phương ở dưới vùng đệm. Sự tham gia của cộng đồng không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng. Cách thức mà cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển. Từ kinh nghiệm của nhiều dịa phương trong cả nước và quốc tế cho thấy, công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng cơ quan, đơn vị và mỗi người dân. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đối với lĩnh vực du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng. Cộng dồng dân cư dưới vùng đệm cần thực hiện một số nhiệm vụ để bảo vệ môi trường, đó là:

- Duy trì sự phát triển du lịch bền vững thông qua các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá gắn với cộng đồng địa phương.

- Tôn trọng nội quy vào tham quan rừng quốc gia.

- Bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Có thái độ ứng xử thân thiện với khách du lịch.


- Tham gia vào cac phong trào làm sạch môi trường định kỳ tại địa phương

- Không săn bắn, mua bán các loài động vật hoang dã trong danh mục bị cấm để chế biến món ăn hoặc nhồi làm hàng lưu niệm.

- Tránh xả rác bừa bài xuống nơi công cộng, đường phố.


KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

- Ngày nay du lịch và du lịch sinh thái đang là một xu thế du lịch điển hình. DLST là loại hình du lịch gắn liên với thiên nhiên và có mối quan hệ rất mật thiết với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đa dạng. Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng nếu có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ kết hợp với các phương án khai thác hợp lý thì đây là một lợi thế rất lớn để thu hút các nguồn lực phục vụ lại cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- VQG đã có hoạt động DLST tuy nhiên trong quá trình hoạt động chưa đồng bộ.

- Hiệu quả kinh tế chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch của vườn.

- Hiệu quả xã hội chưa đáp ứng, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, khuyến khích người dân xung quanh tham gia vào hoạt động du lịch.

- Chưa giải quyết được các tồn tại về ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch mang lại, lượng rác thải thải ra môi trường còn nhiều, ý thức của khách du lịch còn chưa cao dẫn đến ảnh hưởng đa dạng sinh học.

Nhận thức được các vấn đề trên luận văn cũng đã đề xuất mô hình phát triển DLST cho VQG theo hướng phát triển bền vững nhằm quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng DLST ở các VQG. Mô hình phát triển DLST bền vững này các bên tham gia bao gồm: Ban quản lý VQG, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch.

2. Tồn tại‌

- Chưa đánh giá được hiệu quả của các mô hình quản lý và khai thác du lịch tại VQG. Để khắc phục được những hạn chế này cần phải có các công trình nghiên cứu cụ thể để đánh giá tác động từng mặt. Trong quy hoạch các vùng và tuyến điểm du lịch cần phải có sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý


rừng, các cơ quan và chuyên gia về du lịch…để có được các quy hoạch hoàn chỉnh đảm bảo được cả 2 mục đích là bảo tồn sự đa dạng sinh học và khai thác tối đa nguồn tài nguyên du lịch.

- Những tác động của phát triển du lịch đến môi trường chưa được định lượng và phân tích đầy đủ,

- Việc quy hoạch các vùng du lịch và các tuyến điểm chưa được đề cập, việc xác định sức chứa cho các điểm du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tính toán đơn lẻ chứ chưa gắn kết được trong một chương trình du lịch.

3. Khuyến nghị‌

3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Cấp quản lý VQG là Bộ NN&PTNT cho phép khai thác và mở rộng chức năng kinh doanh các tiềm năng DLST ở VQG.

- Khi quy hoạch DLST cần có sự phối hợp của các chuyên gia về sinh thái, bảo tồn và các nhà hoạch định du lịch cũng như các quan chức địa phương để tránh việc phát triển DLST một cách bừa bãi và đảm bảo cho hoạt động DLST không vi phạm các nguyên tắc, không đi quá giới hạn cho phép.

- Có cơ chế chính sách quy định riêng cho hoạt động du lịch ở các VQG vì đặc thù của loại hình du lịch này.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển DLST, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cho các VQG và Khu BTTN vì hầu hết các khu này đều có vị trí xa với các trung tâm nên giao thông không thuận lợi.

- Kết hợp các chương trình DLST với các chương trình phát triển khác.

3.2. Đối với vườn quốc gia Ba Vì‌

- Để khai thác DLST một cách bền vững thì VQG nên thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý công việc kinh doanh, cụ thể là công ty chuyên về kinh doanh lĩnh vực du lịch trực thuộc VQG.

- Phải có qui hoạch du lịch chi tiết, toàn diện trong phạm vi vườn quản

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí