định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Căn cứ Quyết định số 4963/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt lộ giới (chỉ giới đường đỏ) các tuyến đường thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-UB ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định hạn mức đất ở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cư Quyết định số 118/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu giá trị nhà và các loại kiến trúc khác để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và căn cứ công văn số 1888/XD-KTTK về việc áp giá chuẩn tối thiểu nhà và các loại kiến trúc khác theo quyết định số 118/2004/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Căn cư Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cư Quyết định số 11/2006/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung mục 3.1 khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 của quy định kem theo Quyết định 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thu hồi đất tại xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức huyện Nhà Bè.
Căn cứ Quyết định số 179/2006/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy đinh về giá các loại đât trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1 4 2 Thực trạng ch nh sách thu h i đất b i thường giải phóng mặt bằng của thành ph
1. Thực trạng chính sách đơn giá bồi thường, hỗ trợ
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án GS Metro City trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Khái Quát Những Yếu Tố Đổi Mới Chính Sách Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Theo Luật Đất Đai 2013
- Nội Dung Quy Định Pháp Lý Của Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Theo Luật Đất Đai Năm 2013
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Huyện Nhà Bè Năm 2015
- Khái Quát Dự Án Xâ Dựng Khu Đô Th Mới Gs Metro City Tr N Đ A Bàn Hu N Hà Thành Ph H Inh
- Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Thu Hồi Đất, Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng Của Dự Án Xây Dựng Khu Đô Thị Mới Gs Metro City Trên Địa Bàn Huyện Nhà
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Đối với cây trồng, vật nuôi, mặt nước nuôi trồng thủy sản đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cơ bản tại thời điểm ban hành sát với thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án còn một số loại cây trồng không có trong bảng giá được quy định, do đó cần phải thẩm định và tahm khảo của nhiều ngành chức năng, trên cơ sở đó trình Hội đồng bồi thường của dự án thông qua, đây cũng là một số nguyên nhân dẫn đến chệm tiến độ dự án.
Một vấn đề khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đó là: Việc áp dụng đơn giá bồi thường đối với các loại cây trồng có giá trị cao số tại bảng phụ lục còn thấp như Nhóm 1: Măng cụt, …. và các loại cây có giá trị tương đương, đơn giá bồi thường được áp dụng đối với loại cây cho năng suất ổn định với đường kính > 60cm được bồi thường từ 250.000 đồng/cây đến 300.000 đồng/cây; loại cây bắt đầu cho trái có giá là 150.000 đồng/cây đến 180.000 đồng/cây; Nhóm 2: Sầu riêng, mít, soài, nhãn, chôm chôm, bưởi,... và các loại cây có gí trị tương đương, đơn giá bồi thường được áp dụng đối với loại cây cho năng suất ổn định với đường kính > 50cm mức bồi thường từ 120.000 đồng/cây đến 150.000 đồng/cây; loại cây bắt đầu cho trái có giá là 70.000 đồng/cây đến 90.000 đồng/cây; trong quá trình tiếp xúc hộ dân cho rằng với đơn giá bồi thường như vậy là quá thấp, như cây soài, cây chôm chôm,... một vụ cho năng suất bán ra thị trường từ 10 triệu đến 13
triệu đồng mà mức giá bồi thường từ 250.000 đồng/cây đến 300.000 đồng/cây, nên không đồng ý, do đó cần phải tổng hợp báo cáo trình Hội đồng bồi thường và các đơn vị có liên quan thông qua, đây cũng là vấn đề dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án.
Đối với công trình vật kiến trúc được áp dụng theo Quyết định số 118/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu giá trị nhà và các loại kiến trúc khác để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và căn cứ công văn số 1888/XD-KTTK về việc áp giá chuẩn tối thiểu nhà và các loại kiến trúc khác theo quyết định số 118/2004/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố, Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có một hoặc nhiều công trình kiến trúc đặc thù không có trong bảng giá, việc bồi thường, hỗ trợ chưa thực sự thỏa đáng. Từ thực tế cho thấy các dự án lớn trên địa bàn Huyện đều ảnh hưởng đến chậm tiến độ bàn giao mặt bằng thi công dự án.
Đơn giá bồi thường đất ở có vị trí mặt tiền đường Phạm Hữu Lầu là
5.300.000 đồng; đất ở vị trí không mặt tiền đường, hẻm xi măng cấp 1, rộng từ 3m - 5m đơn giá bồi thường 3.530.000 đồng,…; đơn giá bồi thường đất ở có vị trí mặt tiền đường Nguyễn Bình là 5.000.000 đồng; đất ở vị trí không mặt tiền đường, hẻm xi măng cấp 1, rộng từ 3m - 5m đơn giá bồi thường
3.24.000 đồng,… và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chưa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhượng với giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất thị trường cao nhất dọc đường Phạm Hữu Lầu 12.000.000 đồng/m2, sự chênh lệch giá quá lớn khiến người dân không muốn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mà muốn bán trên thị trường dẫn đến khó khăn trong công tác GPMB. Ngoài những bất cập về giá đất ở thì giá đất vườn, đất trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất ở với cùng một dự án cũng gặp nhiều bất cập do có sự so bì giữa người được áp dụng
theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang thực hiện chính sách mới. Mặt khác, ý thức tự giác của người dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế chưa cao. Từ đó, nảy sinh ra nhiều khiếu kiện, khiếu nại của dân về mức bồi thường, hỗ trợ đồng thời tạo lên tâm lý nặng nề với nhà đầu tư khi thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
2. Thực trạng chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm
Một nguyên nhân dẫn đến bàn giao mặt bằng: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt, nhưng chưa có khu tái đinh cư, dẫn đến người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng phải chờ, do đó chưa thể di chuyển chỗ ở, để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thị công dự án, phải áp dụng chính sách tạm cư gây lãng phí cho Nhà nước, ảnh hưởng đến cuộc sống an sinh của người dân.
Trên địa bàn Huyện có các khu tái định cư 2ha cầu Bà Sau; khu tái định cư 28ha trên định bàn xã Nhơn Đức... số dự án bồi thường trên địa bàn huyện thì nhiều, số hộ bồi thường về đất ở và hoán đổi đất có nhu cầu nhiều, khu tái định không đủ để bố trí, hơn nữa khu vực bố trí tái định cư không cùng nơi có đất bị thu hồi, việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là hồ dân có đất bị thu hồi trên địa bàn xã Phú Xuân, bố trí tái định cư trên địa bàn xã Phước Kiển…, Huyện Nhà Bè đa phần hộ dân sống bằng nông nghiệp, chỗ ở tái định cư lại cách xa, không phù hợp với các hộ nông dân.
Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản suất đất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích sản xuất đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ không quá
2.000.000 đồng/lao động; việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hướng những người lao động bị mất đất nông nghiệp sang
một công việc mới, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đáp ứng nguyện vọng của những người lao động, cụ thể như tình trạng những người học nghề xong vẫn thất nghiệp hoặc mức thu nhập quá thấp diễn ra thường xuyên trên địa bàn. Đại đa số người lao động đều nhận tiền hỗ trợ tự tìm kiếm việc làm.
1 4 3 Kết quả đạt được trong công tác thu h i đất b i thường giải phóng mặt bằng tr n đ a bàn u n
1. Kết quả đạt được
Hiện trên địa bàn Huyện có 38 dự án theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, với số tiền ước tính khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Xong Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các cuộc họp triển khai Thông báo thu hồi đất, tiến hành kiểm kê hiện trạng diện tích đất, tài sản hoa màu trên đất của các dự án: Dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Long Kiểng, xã Nhơn Đức; Dự án xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở bờ sông khu vực khu dân cư xã Phước Kiển; Dự án xây dựng kè chống xói lở bờ hữu rạch Tắc Bến Rô khu vực ngã 3 rạch Tắc Bến Rô - kênh Cây Khô; Dự án xây dựng kè chống sạt lở rạch Dơi - sông kinh, xã Long Thới; Dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở bờ Rạch Tôm nhánh Phú Xuân từ đầu vàm Phú Xuân đến hạ lưu 1000m (bờ tả, bờ hữu), xã Phước Kiể; Dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở bờ hữu kênh Cây Khô (đoạn từ thượng lưu đến hạ lưu 350m), xã Phước Lộc; Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ hữu Rạch Giồng - sông Kênh Lộ; Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ tả Rạch Giồng - sông Kênh Lộ; Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ tả Rạch Tôm - sông Phước Kiển; Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ tả thượng lưu rạch Ông Lớn 2, xã Phước Kiển; Dự án Cầu Long Kiểng, xã Phước Kiển - Nhơn Đức; Dự án Cầu Rạch Đỉa, Quận 7 - Nhà Bè; Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối Hương Lộ 39 thuộc dự án Xây dựng cầu Kênh Lộ; Dự án cầu bắc qua kênh Cây Khô, xã Phước Lộc; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Bình, xã Nhơn Đức; Dự án Đường
Trung tâm Hành chính huyện Nhà Bè nối dài, xã Phú Xuân; Dự án Mở rộng Bệnh viện huyện Nhà Bè; Dự án Đường 15B; Dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2 mở rộng).
2. Những tồn tại vướng mắc
Tiến độ GPMB một số công trình còn chậm, không đảm bảo kế hoạch đề ra như:
- Một số công trình đã có quyết định phê duyệt của UBND thành phố nhưng đến nay chủ dự án chưa có nguồn kinh phí chi trả kịp thời cho các hộ gia đình như: Dự án Cống kiểm soát triều Phú Xuân; Dự án Cống kiểm soát triều Mương Chuối; Dự án Đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh... đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ gia đình.
- Chính sách mới so với chính sách cũ có nhiều thay đổi, nhiều chính sách đã không còn trong khi đó nhiều dự án đang trong quá trình dở dang và đã được công khai với các đối tượng bị thu hồi đất. Quy trình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư cũng có nhiều thay đổi với quy định mới, vì vậy Huyện đơn vị cần thêm sự chỉ của Ủy ban nhân dân Thành phố và các văn bản hương dẫn của các cơ quan chuyên môm để thực hiện dự án.
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT,
BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI GS METRO CITY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.1.1. V tr đ a lý
Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 12 - 15km. Là cửa ngõ phía Nam của thành phố, Nhà Bè có hệ thống giao thông nối liền Thành phố với hướng ra biển và đi các tỉnh miền Tây và cũng là trục phát triển không gian chính của thành phố về hướng biển. Với hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, huyện có điều kiện rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Huyện gồm 6 xã và một thị trấn: Phú Xuân, Phước Lộc, Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới, Hiệp Phước và thị trấn Nhà Bè, có vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ 10o34'20" - 10o42'30" vỹ Bắc.
+ 106o40'48" - 106o47'10" kinh Đông.
- Tứ cận:
+ Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Bắc giáp Quận 7.
+ Phía Tây giáp huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc -tỉnh Long An.
+ Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An.
Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 10.055,58 ha, dân số 110.492 người, chiếm 4,7% tổng diện tích tự nhiên và 1,5% dân số toàn thành phố.
2.1.2. Đ a hình
Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m và có những khu vực có độ cao rất thấp chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẩn nhiều tạp chất hữu cơ thường có màu đen hoặc xám đen; sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2; mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m.
- Khu vực phía Bắc, có cao độ trên 2 m: có cấu tạo nền đất là phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha, thường có màu vàng nâu, đỏ nâu, thường xen lẫn sỏi, cuội laterite.
- Khu vực phía Nam, có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen xám đen.
- Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2.
- Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất phổ biến ở 0,5 m.
2.1.3. Kh hậu
Nhà Bè nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau:
- Nhiệt độ trung bình: 27,5 0C, cao nhất: 29 - 33 0C, thấp nhất: 20 - 25 0C.
- Độ ẩm trung bình năm: 77,50 %.
- Lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm.
- Tổng số giờ nắng trong năm: 2.500 giờ.
- Hướng gió chủ yếu: Tây Nam.