Khu bố trí tái định cư phải đảm bảo trên địa bàn có đất bị thu hồi; tránh tình trạng bố trí quá xa, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, phong tục tập quán, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, việc làm và sinh hoạt cuộc sống bị đảo lộn.
- Trình độ, năng lực của cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, áp dụng chính sách bồi thường còn mang cảm tính, chưa đảm bảo tính khách quan minh bạch, chưa trú trọng đến công việc được giao, ảnh đến tiến độ thực hiện dự án Quy định bồi thường và các quy định về chuyên môn trong quản lý đất đai, quản lý nhà, quản lý dự án đầu tư công còn chồng chéo.
- Quản lý đất đai chưa chặt chẻ, thông tin lưu trữ cập nhật không kịp thời dẫn đến thông báo thu hồi đất sai đối tượng.
- Xây dựng nhà trái phép, sử dụng đất sai mục đích tồn tại khá nhiều. Việc xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về quản lý đất đai còn lỏng lẻo.
- Xây dựng đơn giá đất thị trường còn nhiều khó khăn do đa phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giá trị đóng tiền sử dụng đất chưa thể hiện được đơn giá thực tế trên thị trường. (Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở pháp lý để chứng minh đơn giá đất giao dịch trên thị trường). Dẫn đến đơn giá bồi thường đất chưa được sự đồng thuận cao từ người dân.
- Khu tái định cư chưa đáp ứng kịp thời cho người bị thu hồi đất.
- Căn hộ chung cư không đáp ứng được cho đời sống của người dân có nơi ở tốt hơn nơi ở củ.
- Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo diện tái định cư còn kéo dài.
1.2. Khái quát những yếu tố đổi mới chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo luật đất đai 2013
1.2.1. Trường hợp thu h i đất
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án GS Metro City trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án GS Metro City trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Nội Dung Quy Định Pháp Lý Của Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Theo Luật Đất Đai Năm 2013
- Thực Trạng Ch Nh Sách Thu H I Đất B I Thường Giải Phóng Mặt Bằng Của Thành Ph
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Huyện Nhà Bè Năm 2015
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 16 của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước được thu hồi đất trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng;
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Về trình tự, thủ tục: Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết. Nội dung thông báo bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Như vậy, Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hóa hơn và có sự tham gia của người dân vào kế hoạch khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, tránh các trường hợp không đồng ý về phương án bồi thường khi thu hồi đất. Quy trình thu hồi đất được quy định rõ rang, phổ biến thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể hơn: Ban hành Thông báo và ban hành quyết định thu hồi đất đến với từng hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất bị thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB thì được vận động, thuyết phục để cùng phối hợp thực hiện. Phương pháp vận động, thuyết phục được quy định trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm giảm thiểu được thủ tục và chi phí cho việc cưỡng chế khi thu hồi đất đây cũng là biên pháp phổ biến pháp luật đất đai đến người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
1.2.2. i thường về đất
- Theo khoản 12, Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: So với trước đây, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Điều 74, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng thì được bồi thường.
+ Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
+ Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Điều 74 và Điều 88 Luật Đất đai 2013 đã tách thành 2 Điều riêng biệt đó là: Nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất để thống nhất thực hiện.
1.2.3. ỗ trợ khi hà nước thu h i đất
Theo khoản 14, điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định cuộc sống, sản xuất và phát triển.
Các khoản hỗ trợ cũng được quy định cụ thể:
+ Điều 84, Luật Đất đai quy định:
● Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Trong trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
● Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà
nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.
+ Điều 22, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định: Hỗ trợ tái định cư với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Luật cũng đã quy định cụ thể hơn về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Điều 19, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định cụ thể, trường hợp bị thu hồi 30-70% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ trong 6 tháng (không di chuyển chỗ ở), 12 tháng (có di chuyển chỗ ở) và 24 tháng (di chuyển đến nơi có điều kiện KT-XH khó khăn). Trường hợp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp thì thời gian hỗ trợ lần lượt là 12, 24, 36 tháng. Mức hỗ trợ tương đương 30kg gạo/người/tháng theo thời giá tại thời điểm hỗ trợ. Thêm nữa, người bị thu hồi đất cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và kiếm việc làm mới với mức hỗ trợ bằng tiền không quá 5 lần giá đất nông nghiệp, nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất tại địa phương.
Các nguyên tắc về tái định cư trước khi thu hồi đất: Đây là một điểm mới thể hiện tinh thần đổi mới so với trước đây. Theo đó, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như:
UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất, tránh tình trạng người có đất bị thu hồi phải thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa bố trí vào khu tái định cư.
Hạ tầng khu tái định cư tập trung phải được đảm bảo. Luật cũng quy định cụ thể về khu tái định cư tập trung phải xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở, hoặc cơ sở vật chất hạ tầng của khu tái định cư.
Tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất. Luật hiện hành cũng bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Cụ thể người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng; người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Như vậy, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã có bước tiến đáng kể trong việc ổn định chỗ ở, đời sống, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Chính sách này được sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Tuy vậy, khi đi vào thực tiễn cuộc sống, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể:
- Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn một số bất cập, chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Chưa quy định việc sử dụng tư vấn giá đất, giải quyết khiếu nại về giá đất và cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất, có nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất;
- Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm.
- Giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá đất chuyển nhượng trên thị trường;
- Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm
cho người bị thu hồi đất. Chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ;
- Việc lập và thực hiện phương án bồi thường của một số dự án chưa đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; một số nơi chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, cũng như phục vụ hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy vậy, sau gần 10 năm áp dụng, những quy định của Luật Đất đai năm 2003 nói chung đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai. Việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2003 là yêu cầu cấp thiết, nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong lĩnh vực đất đai và công cuộc đổi mới đất nước. Trước yêu cầu đó, ngày 29 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2014. Có thể nhìn nhận rằng, Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Ngoài một số nội dung đổi mới, các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất cũng được sửa đổi về cơ bản như: luật quy định cụ thể việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất bị thu hồi, nhằm khắc phục những trường hợp thu hồi đất ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Luật cũng quy định những chế tài để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; khắc phục có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo
nên dư luận xấu trong xã hội. Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Như vậy, nếu như Luật Đất đai năm 2003 quy định giá đất chưa có sự dung hòa giữa các chủ thể và thiệt thòi cho người sử dụng đất, thì Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định cụ thể về khung giá đất và giá đất được áp dụng cho từng mục đích nhất định.
Cho dù ở bất kỳ góc độ nào, các chính sách của Nhà nước cũng đều quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân trong mối quan hệ đất đai, đặc biệt các chính sách liên quan đến hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, sự mong muốn của Nhà nước nhiều khi không đạt được kỳ vọng, có thể thấy qua một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, khung giá đất được ban hành thấp xa so với giá thực tế trên thị trường, cho nên khi áp giá đền bù để triển khai thực hiện dự án thì người dân không đồng tình, dẫn đến việc khiếu nại, ngăn cản chủ đầu tư thực hiện dự án. Theo Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần, đây là quy định nhằm tạo ra tính ổn định của giá đất và theo quy định bảng giá đất phải được thường xuyên cập nhật, điều chỉnh khi giá đất thị trường có biến động tăng hoặc giảm 20% so với bảng giá đất đối với từng loại đất. Điều này cho thấy Nhà nước đã có cố gắng trong việc điều chỉnh, cân bằng giá trị đất đai, hay nói cách khác là kiềm chế nhằm ổn định thị trường đất đai. Tuy nhiên, thực tế giá trị đất đai trên thị trường luôn cao hơn gấp 2 đến 3 lần giá đất theo quy định của Nhà nước.
- Thứ hai, trong định giá đất khi tiến hành áp giá đền bù vẫn chưa có sự thỏa mãn của người dân đối với giá mà Nhà nước đưa ra. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ có quy định cụ thể điều kiện, nội dung, vai trò của tư vấn giá đất theo hướng đơn vị sự nghiệp công của Nhà nước hoặc các doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của
pháp luật thì được tham gia tư vấn về giá đất và kết quả tư vấn sẽ là cơ sở quan trọng để UBND cấp tỉnh định giá đất. Khi không có sự thỏa mãn của người dân hay cơ quan Nhà nước với giá đất đưa ra, có thể thuê tư vấn độc lập trong việc định giá đất và tổ chức này sẽ tham vấn cho người dân và cơ quan Nhà nước về giá đất. Điều này, một lần nữa chứng tỏ Nhà nước có những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và đảm bảo tính ổn định xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai tư vấn lấy ý kiến người dân về giá trị đất đai thì chưa có sự đồng nhất ý kiến về giá trị thật của đất đai trên thị trường dẫn đến kết quả tư vấn chưa đúng với thực chất như mong đợi.
- Thứ ba, chính sách của Nhà nước có sự thiếu thống nhất về giá cả đền bù đất đai và hơn nữa việc vận dụng chính sách của nhiều địa phương thiếu nhất quán. Từ thực tiễn trong thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng giữa hai địa phương gần sát bên nhau, thậm chí cùng canh tác trên một cánh đồng nhưng thực hiện đền bù cũng có sự khác biệt về những quy định, về các chính sách hỗ trợ, giá cả đền bù. Động thái này đã làm cho người dân so bì lẫn nhau dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại kéo dài. Có những vụ việc bức xúc không được giải quyết thỏa đáng đã tạo ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân.
Như vậy, dù đã giải quyết được nhiều điểm vướng mắc và hạn chế của Luật Đất đai năm 2003, song sau quá trình triển khai Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ nhiều bất cập, gây bức xúc trong nhân dân và khó khăn cho các địa phương, trong đó có huyện Nhà Bè khi tổ chức thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi.
Tóm lại, các chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cần có sự quan tâm đầy đủ hơn nữa của Nhà nước và các cấp chính quyền, để giúp người nông dân bị thu hồi đất ổn định sinh kế và cuộc sống.