Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn


cũng được xếp hạng giá trị cao. Tính đến tháng 6/2015 cả nước có 121 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình như lễ hội, tiếng nói, chữ viết, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian,... [11].

Những tài nguyên có giá trị xếp hạng cao, đặc biệt là những di sản thế giới là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch và là niềm tự hào, là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại.

Trong quy hoạch và chiến lược phát triển ngành du lịch của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn với vai trò là nguồn lực phát triển làm cơ sở việc xây dựng định hướng, giải pháp phát triển của ngành du lịch. Vị trí, quy mô, đặc điểm của tài nguyên và mức độ hấp dẫn du lịch là nội dung đánh giá chủ yếu tạo cơ sở cho việc xác định các điểm, khu du lịch quốc gia hay địa phương và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi vùng trong quy hoạch.

Trên cơ sở tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật của vùng, của địa phương như các di sản thế giới, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng,.. hệ thống khu, điểm du lịch với những yếu tố hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” [156]. Cho đến hiện nay, những điểm du lịch, khu du lịch đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, chủ yếu của các vùng, các địa phương. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều điểm du lịch mới hình thành trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, cùng nhiều yếu tố khác, đã góp phần thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển mới của ngành du lịch đến năm 2020 và định hướng đến 2030 [84].

Đồng thời với quá trình phát huy giá trị tài nguyên phục vụ cho phát triển của ngành, nhằm đảo bảo mục tiêu về mặt văn hóa – xã hội, công tác quản lý, đánh giá hiện trạng tài nguyên nhằm có biện pháp kịp thời để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo ngày càng được nâng cao và quan tâm thực hiện.

Bên cạnh vai trò của nhà nước, các cơ quan chức năng, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn được quan tâm nhiều từ các nhà khoa học nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Nhìn chung, việc đánh giá TNDLNV nhằm xếp hạng giá trị tài nguyên, xác định tiềm năng để khai thác phục vụ du lịch kết hợp với việc bảo tồn nhằm đảm bảo các mục tiêu văn hóa - xã hội và sự phát triển bền vững trong tương lai.


1.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

- Đánh giá tài nguyên làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển du lịch Trong thực tế, hoạt động du lịch của con người ngày càng mở rộng và càng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

đa dạng. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đặt ra, đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong quy hoạch sử dụng lãnh thổ cần dựa vào kết quả đánh giá các nguồn lực, trong đó có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Ngoài việc đánh giá theo giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc,... của tài nguyên, để phục vụ cho hoạt động du lịch, thường đánh giá TNDLNV là phân loại mức độ thuận lợi hoặc khả năng khai thác tài nguyên cho hoạt động du lịch nói chung hay cho một loại hình du lịch nào đó. Từ đó có thể thấy rằng tiêu chí đánh giá phụ thuộc không chỉ vào yêu cầu phát triển du lịch nói chung mà còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại hình du lịch cụ thể, vào từng thị trường khách cụ thể.

Để xác định hết khả năng khai thác của tài nguyên cho việc khai thác, TNDLNV cần đánh giá theo phương pháp tổng hợp. Việc đánh giá tổng hợp TNDLNV tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các phương án quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 9

- Xây dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá và quản lý tài nguyên.

Công tác kiểm kê, đánh giá và quản lý tài nguyên cần được thực hiện thống nhất theo các nguyên tắc chỉ đạo giữa các cơ quan ban ngành liên quan, cũng như giữa các địa phương. Điều này sẽ tạo khung pháp lý và phương án hành động cụ thể nhằm đem lại hiệu quả nhất có thể cho công tác đánh giá tài nguyên.

- Thành lập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu trong đánh giá và đầu tư có trọng điểm trong việc khai thác tài nguyên.

Đánh giá trong trường hợp nào cũng chỉ là tương đối theo không gian và thời gian. Vì vậy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch và nhu cầu đặt ra mà việc đánh giá sẽ luôn thay đổi. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương, việc kiểm kê tài nguyên thường có mức độ


khái quát cao, định tính nên chưa xây dựng các nguyên tắc, chỉ tiêu cụ thể để đánh giá ở các cấp quy mô khác nhau. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ngành du lịch, cần thành lập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu riêng ở các địa phương và đầu tư trọng điểm cho những tài nguyên có giá trị nổi bật để nhanh chóng, kịp thời đưa vào khai thác phục vụ du lịch và bảo tồn tài nguyên.

- Phát huy giá trị tài nguyên kết hợp với công tác bảo tồn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu của mỗi quốc gia, do vậy ngoài việc phát triển kinh tế thì công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đáp ứng mục tiêu văn hóa – xã hội của ngành du lịch là một nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, việc bảo tồn nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững

- Phối hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai thác và bảo tồn tài nguyên

Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa của con người, thường phân bố ở các khu dân cư. Vì vậy, trong hoạt động khai thác phát huy giá trị tài nguyên, việc quản lý hay bảo tồn cần làm tốt sự phối kết hợp giữa các ngành liên quan và cộng đồng địa phương. Một mặt vừa góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, vừa tạo ra ý nghĩa về mặt xã hội, mặt khác đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Như vậy, tài nguyên sẽ phát huy tốt hơn hiệu quả trong khai thác, sử dụng và cả trong việc bảo tồn.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa do con người tạo ra trong suốt quá trình lịch sử ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Về lý luận, đề tài đã kế thừa và vận dụng các khái niệm, đặc điểm và phân loại TNDLNV của các công trình nghiên cứu trong nước. Việc phân loại TNDLNV có các cách khác nhau, trong đề tài việc phân loại tài nguyên một cách tổng hợp dựa vào loại hình và cấp xếp hạng của tài nguyên.

Tài nguyên du lịch nhân văn xác định trong đề tài bao gồm: các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, các đối tượng gắn với dân tộc học, làng nghề truyền thống, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Trong đó, một số tài


nguyên căn cứ vào những tiêu chí cụ thể sẽ được xếp hạng thế giới, quốc gia (gồm quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia) và địa phương.

Về phương pháp đánh giá TNDLNV, đề tài vận dụng cả hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đề tài đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm 6 tiêu chí: Độ hấp dẫn, khả năng tiếp cận, tính liên kết, mức độ bảo tồn, khả năng đón khách và thời gian khai thác. Vì tầm quan trọng của các tiêu chí đối với khả năng khai thác và thu hút khách du lịch rất khác nhau nên tác giả sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số cho 6 tiêu chí đánh giá. Nhìn chung các chuyên gia đồng thuận cao về vai trò rất quan trọng của tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên đối với hoạt động du lịch. Phương pháp chấm điểm được thực hiện để cho điểm các tiêu chí theo 5 bậc và điểm tổng hợp của tài nguyên du lịch nhân văn được tính bằng tổng điểm các yếu tố đánh giá. Dựa trên kết quả tổng điểm để phân hạng khả năng khai thác của tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch.

Qua thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, việc đánh giá tài nguyên có nhiều mục đích khác nhau, có thể đánh giá xếp hạng tài nguyên, đánh giá cho công tác bảo tồn hay đánh giá làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển du lịch. Trong hầu hết các nghiên cứu thì việc phát huy giá trị tài nguyên du lịch nhân văn thường gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển bền vững.


CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở đồng bằng duyên hải miền Trung, là một trong năm tỉnh, thành phố của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm TTH, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và nằm cửa ngõ phía nam của vùng du lịch Bắc Trung bộ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TTH). Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên là 5.033,20 ha, lãnh thổ của tỉnh kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, phía tây bắc giáp tỉnh Quảng Trị, nam và đông nam giáp TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, tây nam giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đông bắc giáp biển Đông. Các tọa độ địa lý được xác định như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp

Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã

Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đã tạo cho TTH những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn để phát triển du lịch. Thừa Thiên - Huế nằm trên các tuyến du lịch đường bộ quốc gia với Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc - Nam. Với quốc tế, tuyến du lịch đường bộ quốc tế gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam (gồm 3 tỉnh Quảng Trị, TTH, Đà Nẵng) theo Quốc lộ 9, qua cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị. Đồng thời, với cảng sân bay quốc tế Phú Bài và cảng nước sâu Chân Mây giúp TTH dễ dàng hình thành các tuyến du lịch kết nối với các trọng điểm du lịch của Việt Nam và với các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt với vị thế là một Cố đô, Huế có thể hình thành tuyến du lịch hấp dẫn kết nối với các Cố đô khác trong khu vực như Luông Prabăng (Lào), Ayutthaya (Thái Lan), Bagan (Myanmar) hoặc Kyoto (Nhật Bản).


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2013


Thừa Thiên - Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên - Huế là một cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và là trung tâm du lịch lớn nhất của vùng du lịch Bắc Trung bộ; đồng thời tiếp giáp với vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Lợi thế của du lịch TTH còn nhờ vị trí trung tâm ở giữa một số Di sản thế giới khác ở Việt Nam. Ở phía nam của tỉnh, có hai DSVH thế giới là Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam); ở phía Bắc có hai DSTN thế giới là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); hai DSVH thế giới là Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) và Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa); và một Di sản hỗn hợp thế giới là Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Lãnh thổ Thừa Thiên - Huế được cấu tạo bởi các dạng địa hình chủ yếu sau:

- Địa hình khu vực núi trung bình: Chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm tỷ lệ khoảng 25% diện tích tự nhiên.

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: Chiếm 50% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên - Huế trải dài từ phía tây bắc đến hầu hết phần phía Nam của tỉnh.

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Chiếm tỷ lệ khoảng 16% diện tích TTH. Đồng bằng duyên hải trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên 100 km.

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Chiếm gần 9% diện tích tỉnh nằm dọc theo bờ biển phía Đông tỉnh. Đầm phá là một dạng địa hình độc đáo của TTH với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á. Đây là tiềm năng lớn của TTH trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch.

Như vậy, TTH có đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, duyên hải, biển,… Sự đa đạng về địa hình tạo ra tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịch thể thao trên mặt nước, du lịch tham quan, du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm phá sinh thái sông


nước,… Tuy nhiên, cũng gây không ít khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch.

2.1.2.2. Khí hậu

Khí hậu Thừa Thiên - Huế mang tính nhiệt đới gió mùa chuyển tiếp, khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từ Đông sang Tây, nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m

Về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng 1 (lạnh nhất) từ 20°C ở đồng bằng duyên hải giảm xuống 17 - 18°C trên vùng núi với độ cao 400 - 600m và xấp xỉ 16°C trong vùng núi cao hơn 800m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng có thể xuống dưới 10°C và tại vùng núi dưới 5°C. Trong mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28 - 29°C trên vùng đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 24 - 25°C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 - 41°C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 37 - 38°C trên lãnh thổ núi cao.

Với lượng bức xạ dồi dào, tổng số giờ nắng trung bình năm của tỉnh TTH khá cao, dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi.

Ở Thừa Thiên - Huế không có sự khác biệt lớn giữa mùa mưa với mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Ở đồng bằng duyên hải, mùa mưa (thời kỳ có lượng mưa tháng lớn hơn 100mm với tần suất >75%) diễn ra trong 4 tháng (9 - 12), còn mùa ít mưa lại chiếm tới 8 tháng (1 - 8). Thuộc khu vực núi đồi, mùa mưa kéo dài 7 thậm chí 8 tháng (từ tháng 5 hay tháng 6 - 12), ngược lại mùa ít mưa không tồn tại quá 4 hoặc 5 tháng (từ tháng 1 - 4 hoặc tháng 5)

Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu) và số ngày mưa trung bình năm ở vùng đồng bằng duyên hải vào khoảng 150-170 ngày mưa, ở miền núi vào khoảng 200 – 220 ngày mưa.

Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tăng theo độ cao địa hình và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể. Độ ẩm tương đối trung bình của không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87% ở núi cao trên 500m (A Lưới - Nam

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí