Trọng Số, Độ Lệch Chuẩn Và Độ Biến Thiên Các Tiêu Chí


đồng thời tính toán độ biến thiên để kiểm tra ý kiến bất đồng nếu có. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.4. Trọng số, độ lệch chuẩn và độ biến thiên các tiêu chí

STT

Tiêu chí

Trọng

số

Độ lệch chuẩn

(S)

Độ biến thiên

(CV) - (%)

1

Độ hấp dẫn

0,32

0,019

5,86

2

Khả năng tiếp cận

0,19

0,062

32,88

3

Tính liên kết

0,13

0,040

30,88

4

Mức độ bảo tồn

0,22

0,074

33,78

5

Khả năng đón khách

0,06

0,013

20,89

6

Thời gian khai thác

0,08

0,023

29,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 8

Mặc dù ý kiến về tầm quan trọng của 6 tiêu chí có khác nhau giữa các chuyên gia nhưng nhìn chung mức độ phân tán ở phạm vi cho phép theo lý thuyết (độ biến thiên nhỏ hơn 40%) [126]. Đặc biệt, tầm quan trọng của tiêu chí độ hấp dẫn nhận được sự đồng thuận rất cao của các chuyên gia (độ biến thiên rất nhỏ, chỉ 5,86%).

Như vậy, trong 6 tiêu chí đánh giá, mức độ quan trọng cao nhất và vượt trội là tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên. Nhóm thứ hai có tầm quan trọng ít hơn gồm các tiêu chí theo thứ tự lần lượt là mức độ bảo tồn, khả năng tiếp cận và tính liên kết. Các tiêu chí khả năng đón khách và thời gian khai thác ít quan trọng nên có trọng số thấp.

. Thang đánh giá điểm tài nguyên du lịch nhân văn

Thang đánh giá thành phần


Với 6 tiêu chí lựa chọn đánh giá, mỗi tiêu chí được phân thành 5 bậc, điểm của mỗi bậc tương ứng với điểm của các chỉ tiêu từ cao đến thấp là 5, 4, 3, 2, 1. Điểm đánh giá này sau khi nhân với trọng số tương ứng của mỗi tiêu chí sẽ có thang điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần.

Riêng đối với tiêu chí khả năng tiếp cận điểm tài nguyên sẽ được tính bởi tổng điểm của các bốn chỉ tiêu thành phần là vị trí điểm tài nguyên, số loại đường giao thông, chất lượng đường và thời gian tiếp cận điểm tài nguyên, Các chỉ tiêu này cũng được phân thành 5 bậc, điểm của mỗi bậc của từng chỉ tiêu tương ứng từ cao đến thấp là 5, 4, 3, 2, 1. Điểm đánh giá tổng hợp của tiêu chí khả năng tiếp cận cũng được phân thành 5 bậc với điểm tương ứng của mỗi bậc là 5, 4, 3, 2, 1. Thang đánh giá thành phần của các tài nguyên du lịch nhân văn được thể hiện như sau:


Bảng 1.5. Thang đánh giá thành phần của các tài nguyên du lịch nhân văn

STT

Tiêu chí

Bậc đánh giá

Điểm của bậc

Trọng số

Điểm đánh giá


1


Độ hấp dẫn

Rất hấp dẫn

5


0,32

1,60

Hấp dẫn

4

1,28

Hấp dẫn TB

3

0,96

Ít hấp dẫn

2

0,64

Kém hấp dẫn

1

0,32


2


Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

Rất thuận lợi

5


0,19

0,95

Thuận lợi

4

0,76

Thuận lợi TB

3

0,57

Ít thuận lợi

2

0,38

Kém thuận lợi

1

0,19


3


Tính liên kết

Rất tốt

5


0,13

0,65

Tốt

4

0,52

Trung bình

3

0,39

Kém

2

0,26

Rất kém

1

0,13


4


Mức độ bảo tồn

Rất cao

5


0,22

1,10

Cao

4

0,88

Trung bình

3

0,66

Thấp

2

0,44

Rất thấp

1

0,22


5


Khả năng đón khách

Rất lớn

5


0,06

0,3

Lớn

4

0,24

Trung bình

3

0,18

Thấp

2

0,12

Rất thấp

1

0,06


6


Thời gian khai thác

Rất dài

5


0,08

0,40

Dài

4

0,32

Trung bình

3

0,24

Ngắn

2

0,16

Rất ngắn

1

0,08

Thang đánh giá tổng hợp

* Tính tổng điểm

Trong nhiều công trình nghiên cứu, sau khi tính điểm các tiêu chí thành phần, việc tính điểm tổng hợp theo tổng hoặc tích điểm các tiêu chí [30], [46] [82]...


- Tính tổng điểm các yếu tố đánh giá:


n

S Xi *Wi

i1



- Tính tích điểm các yếu tố đánh giá:


n

S Xi *Wi

i1


Trong đó: Wi: là trọng số của tiêu chí Xi ; Xi: điểm của tiêu chí thứ i; i= 1→n; n: số tiêu chí


Trong đề tài sử dụng cả hai cách tính điểm. Cách tính tích điểm được sử dụng để đánh giá tổng hợp chỉ tiêu khả năng tiếp cận nhằm tăng tính phân hóa chỉ tiêu vì lãnh thổ TTH có hạ tầng giao thông khá tương đồng. Cách tính tổng điểm được sử dụng trong đánh giá tổng hợp TNDLNV vì tính phân hóa trong kết quả đánh giá đã được xác định bằng cách tính trọng số cho các tiêu chí thành phần theo các các mức độ quan trọng khác nhau.

* Phân hạng các điểm tài nguyên

Cách thứ nhất: Sau khi có tổng điểm hoặc tích điểm đánh giá tổng hợp, dựa vào số điểm tối đa của các chỉ tiêu ở cùng một bậc để phân hạng [15], [30].

Cách thứ hai: Áp dụng công thức để phân hạng kết quả đánh giá [35], [75]...

- Công thức của Avasian (1988):

S Smax Smin

1 log H


(1)

Smax: Giá trị sức hút lớn nhất; Smin: Giá trị sức hút nhỏ nhất, H: Số điểm được chọn để đánh giá

- Hoặc sử dụng theo công thức Armand (1975):


B: Số hạng đánh giá

S Smax Smin

B

(2)

Trong luận án, việc phân hạng khả năng khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn áp dụng theo công thức (2) với kết quả như sau:

Đối với tiêu chí khả năng tiếp cận

Với tích điểm, điểm tổng hợp cao nhất của chỉ tiêu này là 625 điểm và thấp nhất là 1 điểm, với 5 bậc đánh giá, khoảng cách điểm mỗi bậc 125 điểm.

Bảng 1.6. Thang đánh giá tổng hợp tiêu chí khả năng tiếp cận

STT

Khả năng tiếp cận

Thang điểm tổng hợp

Phân hạng

Điểm quy đổi

1

Rất thuận lợi

Từ 501 - 625

I

5

2

Thuận lợi

Từ 376 - 501

II

4

3

Thuận lợi trung bình

Từ 251 - 376

III

3

4

Ít thuận lợi

Từ 126 - 251

IV

2

5

Kém thuận lợi

Từ 1 - 126

V

1

Đối với các điểm tài nguyên

Điểm tổng hợp của tài nguyên sẽ là tổng số các điểm đánh giá thành phần, cao nhất là 5 điểm và thấp nhất là 1 điểm. Vì vậy, với thang đánh giá 5 bậc sẽ có số


điểm dao động từ 1 điểm đến 5 điểm với khoảng cách mỗi bậc là 0,8 điểm. Việc đánh giá tổng hợp để xác định khả năng khai thác của các điểm TNDLNV dựa vào thang điểm ở bảng sau:

Bảng 1.7. Thang điểm đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch nhân văn

STT

Khả năng khai thác

Thang điểm tổng hợp

Phân hạng

1

Rất cao

Từ 4,2 - 5,0

I

2

Cao

Từ 3,4 - 4,2

II

3

Trung bình

Từ 2,6 - 3,4

III

4

Thấp

Từ 1,8 - 2,6

IV

5

Rất thấp

Từ 1,0 - 1,8

V

Thang đánh giá tổng hợp này được xem là bảng phân hạng khả năng khai thác của các điểm tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ du lịch ở tỉnh TTH.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới

Với nhu cầu phát triển ngày càng tăng của ngành du lịch, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch nói chung, TNDLNV nói riêng trở thành một nhiệm vụ quan trọng của khoa học du lịch và nhiều ngành khoa học khác.

Đánh giá TNDLNV là công tác nhằm lựa chọn được đối tượng phù hợp nhất, những phương án tối ưu nhất cho việc giải quyết các vấn đề về kinh tế và kỹ thuật. Đối với ngành du lịch, TNDLNV thường được đánh giá theo mức độ thuận lợi hay khả năng khai thác phục vụ sự phát triển của ngành bằng phương pháp định tính hay định lượng. Việc đánh giá tài nguyên cho sự phát triển của một vùng lãnh thổ rộng lớn, một khu vực nhỏ hơn hay cho sự phát triển một loại hình du lịch nào đó, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, việc đánh giá giá trị tài nguyên nhằm công nhận và xếp hạng tài nguyên là một hoạt động có tính chất pháp lý và khoa học, được thực hiện phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên.

Để góp phần gìn giữ tài nguyên và môi trường, UNESCO đã xây dựng nên các tiêu chí để xếp hạng TNDLNV đặc sắc của các quốc gia để đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới theo những tiêu chí quy định trong Công ước Di sản thế giới ra đời năm 1972 [117]. Từ đó đến nay đã có 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết Công ước và có 802 di sản văn hóa thế giới, 32 di sản hỗn hợp được công


nhận. Châu Âu và Bắc Mỹ là khu vực có số lượng di sản văn hóa và hỗn hợp lớn nhất năm 2015 với 430 di sản; xếp thứ hai là khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 179 di sản [149]. Ngoài danh hiệu Di sản văn hóa thế giới được xem là danh giá và lâu đời nhất, UNESCO còn có các danh hiệu xếp hạng TNDLNV như di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản tư liệu thế giới [118].

Bên cạnh đó, các tổ chức, trang tin điện tử quốc tế như tổ chức New Open World Corporation (NOWC), CNN travel,… đã tổ chức các cuộc bình chọn các kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, các món ngon ẩm thực đường phố,... trên ý kiến của du khách và người dân. Đây cũng là một cách đánh giá tài nguyên, cho thấy sức hút của nó trong hoạt động du lịch.

Việc tài nguyên du lịch nhân văn một nước được xếp hạng là di sản thế giới là cơ hội rất lớn cho việc phát triển, quảng bá du lịch của quốc gia. Các quốc gia có di sản thế giới sẽ nhận được sự giúp đỡ về tài chính và hướng dẫn cho các kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo tồn và trùng tu các DSTG của nước mình. Đồng thời, các nước còn được khuyến khích kết hợp những biện pháp bảo vệ di sản với những hoạt động khai thác tài nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Hoạt động đánh giá không phải là bất biến theo thời gian và luôn liên quan với quy hoạch phát triển trong tương lai và với dự báo các kết quả mong đợi. Do vậy, trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch ở nhiều nước, công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn luôn là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Romania 2007 - 2026” [147] đã đánh giá khái quát chung về tài nguyên du lịch nhân văn của Romania với việc phân tích theo các loại tài nguyên, nổi bật là 7 di sản thế giới, tình hình phân bố và khai thác. Trên cơ sở đánh giá TNDLNV, cùng với các tài nguyên tự nhiên và các yếu tố khác như về hạ tầng, thị trường,... đã tạo cơ sở cho việc phân chia tiềm năng phát triển du lịch Romania theo từng vùng. Ai Cập là quốc gia có nền văn hóa và các công trình kiến trúc nổi bật, trở thành những di sản của thế giới với 5 di sản văn hóa và 1 di sản hỗn hợp [148]. Việc xác định các tài nguyên nổi bật theo từng khu vực làm căn cứ cho việc phát triển du lịch của Ai Cập [150].

Vương quốc Campuchia là quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á từ những năm đầu của thập niên 90 với tài nguyên nổi bật là Quần thể


Angkor được công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1992. Sự quan tâm đến công tác kiểm kê, đánh giá của tài nguyên đã Chính phủ, đặc biệt với việc công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã mở cánh cửa giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế và du lịch của Campuchia. Với sự phát triển không ngừng, ngày càng nhiều tài nguyên đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch của quốc gia này như đền Prasat Preah Vihear – Di sản văn hóa thế giới năm 2008 [148], Cung điện Hoàng gia Campchia, Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, Chùa Bạc,... Trong “Lập kế hoạch chiến lược xây dựng chính sách và Luật của Campuchia” du lịch văn hóa dựa vào tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cũng được xác định là trọng điểm cho phát triển du lịch của quốc gia này bên cạnh việc kết hợp với tài nguyên du lịch tự nhiên vùng duyên hải ven biển [151]. Một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Philipin [153], Myanmar [152],.. đều phát triển ngành du lịch của quốc gia thông qua việc điều tra, đánh giá các tài nguyên thế mạnh nổi bật, sự phân bố tài nguyên theo các vùng để sớm đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với những giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, bên cạnh việc khai thác nhằm phát huy giá trị tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, thì vấn đề bảo tồn nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững luôn được chú trọng. Quỹ Di sản Canada đã nỗ lực để bảo tồn các công trình và địa điểm lịch sử cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa và di sản ở Canada. Với kinh nghiệm hoạt động của mình, cơ quan này chỉ ra rằng bảo tồn các di sản văn hóa là yếu tố quan trọng của sự phát triển ngành du lịch, và là nhiệm vụ trọng tâm của việc quản lý nguồn tài nguyên di dản văn hóa. Trong công trình “Di sản kiến trúc: Đánh giá một tài nguyên du lịch” của Quỹ Di sản nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tài nguyên di sản đối với phát triển kinh tế du lịch ở Canada, cần nhận diện và đo lường tài nguyên, trước khi xác định các bước tiếp theo của việc bản tồn tài nguyên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của ngành du lịch. Từ đó, các tổ chức và chính phủ cần có hành động phù hợp trong hoạt động khai thác và bảo tồn [146].

Trên quan điểm Bộ chỉ số phát triển bền vững của Tổ chức du lịch thế giới [116], việc nghiên cứu, sử dụng tài nguyên sao cho đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Với Bộ chỉ số phát triển bền vững nhiều chỉ số cụ thể và thích hợp với các điều kiện của từng


quốc gia, có thể được sử dụng để giám sát tiến trình hướng đến phát triển bền vững ở các quốc gia. Bộ chỉ số cũng đã được áp dụng tại một số quốc gia như ở châu Phi (Ghana, Kenya, Morocco, South Africa, Tunisia), Châu Á – Thái Bình Dương (China, Maldives, Pakistan, Philippines), Châu Âu (Austria, Belgium, Czech Republic, Finland, France, Germany, United Kingdom), vùng Caribe châu Mỹ (Barbados, Bolivia, Brazil, Costa Rica, Mexico, Venezuela). Một trong các hợp phần chính của bộ chỉ số này là nội dung liên quan đến bảo tồn các giá trị văn hóa. Việc giữ gìn giá trị kiến trúc của các địa điểm văn hóa, công trình kỷ niệm gồm các nội dung về sự thiệt hại, bảo trì, xếp hạng và bảo tồn và tương ứng với nó là các chỉ số cụ thể để tiến hành.

Như vậy, từ thực tiễn đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn các quốc gia, tổ chức trên thế giới cho thấy có nhiều mục đích khác nhau trong đánh giá, tuy nhiên có điểm chung là ở hầu hết các quốc gia đều tiến hành việc kiểm kê, đánh giá xếp hạng tài nguyên, từ đó đề ra định hướng khai thác, bảo tồn cho phát triển du lịch.

1.2.2. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam

Việt Nam với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, đã tạo nên một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, có giá trị cao cho hoạt động du lịch. Trong thời kỳ đầu những năm 1960 lúc mới hình thành ngành du lịch Việt Nam, mặc dù hoạt động du lịch chưa có nhiều khởi sắc nhưng công tác điều tra, thống kê, nghiên cứu, lập hồ sơ để xếp loại nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được nhà nước quan tâm thực hiện nhằm mục đích bảo vệ những di sản văn hóa. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn là quan điểm, chủ trương xuyên suốt trong định hướng phát triển của nước ta.

Công tác điều tra, đánh giá, xếp hạng các di tích có bước phát triển về mặt pháp lý, các định hướng cho hoạt động chuyên môn khi “Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh” ra đời năm 1984 [155]. Đặc biệt, với việc tham gia Công ước Di sản thế giới của UNESCO năm 1987 [154], Luật Di sản văn hóa năm 2001 [54] và các nghị định hướng dẫn thực hiện [20],


[21], [24] ra đời đã tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh cho công tác quản lý, đánh giá, khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa - một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch.

Công tác đánh giá xếp hạng giá trị tài nguyên được thực hiện trên phạm vi cả nước và ở các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên phục vụ du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng về loại tài nguyên, trong đó nổi bật như hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học,... Trong đó, nhiều tài nguyên đã được xếp hạng giá trị cao, đem lại thuận lợi lớn cho hoạt động du lịch phát triển.

Tính đến 31/12/2013, nước ta có 3.202 di tích các loại được công nhận, bao gồm: 1.481 di tích lịch sử, chiếm 46,25%; 1.506 di tích kiến trúc nghệ thuật, chiếm 47,03%; 84 di tích khảo cổ, chiếm 2,62% và 131 danh lam thắng cảnh, chiếm 4,1% [160]. Trong số các DTLSVH trên, có những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc được thế giới tôn vinh. Tính đến nay, Việt Nam có 5 di tích được công nhận là Di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993); Phố Cổ Hội An (1999); Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010); Thành nhà Hồ (2011) và 1 di tích được công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp là Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Ngoài các Di sản văn hóa thế giới trên, hiện nay Việt Nam còn 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, gồm Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh (2014). Ngoài ra, Việt Nam còn được UNESCO công nhận 4 di sản tư liệu thế giới gồm Mộc bản triều Nguyễn (2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010), Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (2012) và Châu bản triều Nguyễn (2014) [161].

Theo công tác xếp hạng trong nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, tính đến tháng 12/2014, qua 5 đợt đánh giá xếp hạng đã có 62 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Ngoài hệ thống DTLSVH, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống hay các đối tượng văn hóa gắn với dân tộc học,...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023