Phân Cấp Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Hấp Dẫn Của Điểm Tndlnv


mạng lưới giao thông vận tải của điểm tài nguyên. Trên cơ sở kết quả đánh giá, đề tài đã xây dựng định hướng phát triển không gian du lịch của Thái Nguyên.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phần lớn đều chọn từ 5 - 7 tiêu chí cơ bản để đánh giá TNDLNV và phân cấp tiêu chí thành phần thành 4 cấp. Các tác giả hầu hết xác định hệ số 3, 2, 1 cho các tiêu chí theo ý kiến của người nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các công trình đã có. Tuy nhiên, một vài tiêu chí và sự phân cấp chỉ tiêu đánh giá còn có sự khác nhau giữa các tác giả.

b. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDLNV vận dụng ở Thừa Thiên - Huế

. Lựa chọn tiêu chí đánh giá

Kế thừa ưu điểm của những nghiên cứu trên, để phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch được đánh giá theo 6 tiêu chí sau:

* Độ hấp dẫn

Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên du lịch nhân văn là tiêu chí quan trọng hàng đầu phản ánh khả năng khai thác cho hoạt động du lịch. Trước tiên, độ hấp dẫn được phản ánh thông qua cấp xếp hạng giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa... của tài nguyên. Thông thường, điểm tài nguyên du lịch nhân văn được xếp hạng càng cao thì độ hấp dẫn của nó càng lớn và càng có ý nghĩa trong thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, giá trị xếp hạng của tài nguyên không hoàn toàn trùng với giá trị cho khai thác du lịch mặc dù giữa chúng có mối quan hệ. Vậy nên, đối với những tài nguyên đã được xếp hạng thì ngoài giá trị xếp hạng, độ hấp dẫn của tài nguyên còn được đánh giá dựa vào mức độ nổi tiếng của nó đối với khách du lịch. Đối với các tài nguyên chưa và không được xếp hạng thì độ hấp dẫn được đánh giá dựa vào mức độ nổi tiếng của tài nguyên.

* Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức khai thác tài nguyên của nhà đầu tư và quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Tiêu chí này phản ánh khả năng du khách tiếp cận điểm tài nguyên du lịch một cách thuận lợi mà không gặp những trở ngại. Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên được đánh giá tổng hợp thông qua các chỉ tiêu thành phần: khoảng cách từ điểm tài


nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh, số loại phương tiện giao thông, chất lượng đường giao thông đến điểm tài nguyên và thời gian tiếp cận điểm tài nguyên.

- Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh: có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy rằng có những vùng có tài nguyên du lịch thuận lợi song nếu đi du lịch với quãng đường dài sẽ làm du khách mất nhiều thời gian di chuyển và làm giảm sức khỏe, nhất là đối với những người say xe, làm giảm sự hưng phấn và hào hứng trong chuyến đi.

- Số phương tiện giao thông thông dụng có thể vận chuyển khách du lịch đến các điểm tài nguyên càng nhiều thì càng tăng tính linh động trong việc tiếp cận điểm tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Đồng thời, phương tiện giao thông cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Chất lượng đường giao thông là chỉ tiêu phản ánh yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của điểm tài nguyên. Bên cạnh yếu tố khoảng cách, chất lượng đường để đi đến điểm tài nguyên tốt hay xấu có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian và sự mệt mỏi cho du khách. Chất lượng đường tốt tạo điều kiện thuận lợi và sự thoải mái cho khách du lịch.

- Thời gian tiếp cận điểm tài nguyên không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, loại hình giao thông, phương tiện giao thông và chất lượng đường mà còn phụ thuộc vào tình hình giao thông và các yếu tố khách quan trong suốt quá trình di chuyển đến các điểm tài nguyên. Thời gian đi đường dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sự thuận lợi, thoải mái và lịch trình tham quan của du khách.

* Tính liên kết

Liên kết là tiêu chí quan trọng nhằm gia tăng sức hấp dẫn của điểm tài nguyên đối với du khách. Tính liên kết của điểm tài nguyên du lịch nhân văn được xác định bởi số điểm tài nguyên và khoảng cách giữa các điểm trong một phạm vi không gian nhất định, cũng như mức độ tiện lợi cho việc liên kết đa dạng hóa sản phẩm du lịch hình thành tuyến du lịch. Vì tính liên kết có ý nghĩa quan trọng để tổ chức, định hướng khai thác tài nguyên theo lãnh thổ nên không chỉ điểm TNDLNV mà cả điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đều được sử dụng để đánh giá cho tiêu chí này.

* Mức độ bảo tồn

Mức độ bảo tồn của tài nguyên du lịch nhân văn nói lên tính nguyên vẹn, trường tồn và gìn giữ các giá trị tinh hoa của tài nguyên trước áp lực của hoạt động


du lịch và các hiện tượng tự nhiên.

* Khả năng đón khách

Theo nhiều nghiên cứu, khả năng đón khách được hiểu từ bốn khía cạnh liên quan: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội [47]. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách tối đa đến một điểm tài nguyên vào cùng một thời điểm.

Về khía cạnh sinh học: khả năng đón khách được hiểu là giới hạn về lượng khách đến một khu vực mà nếu vượt quá sẽ xuất hiện các tác động của du khách và các tiện nghi do họ sử dụng tới tài nguyên, có thể gây hư hại, ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị hữu hình và vô hình của tài nguyên.

Về khía cạnh xã hội, khả năng đón khách được hiểu là giới hạn về lượng khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người dân bản địa.

Về khía cạnh tâm lý, khả năng đón khách được hiểu là giới hạn lượng khách tối đa mà nếu vượt quá bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.

Trong thực tế, khả năng đón khách thường được xác định dưới góc độ vật lý. Trong trường hợp này khả năng đón khách được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm tài nguyên có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với một du khách cùng những hoạt động tương ứng với loại hình du lịch mà họ tham gia. Như vậy, nội hàm của tiêu chí khả năng đón khách bao gồm cả định tính và định lượng. Để tính khả năng đón khách của điểm tài nguyên, đề tài vận dụng cách tính sức chứa của Boullon (1995) [dẫn theo 47]:

𝐶𝑃𝐼 = 𝐴𝑅/𝑎

Trong đó: CPI : Sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) (khách) AR : diện tích khu vực dành cho du lịch (Size of area) (m2)

a : tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho một người) (m2/khách)

𝐶𝑃𝐷 = 𝐶𝑃𝐼 ∗ 𝑇𝑅

Như vậy, tổng số khách có thể tham quan trong một ngày của một điểm du lịch được tính bằng công thức:

Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily carrying capacity) (khách) TR: Hệ số luân chuyển (Turnover rate of users per day)


TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan/Thời gian trung bình một cuộc tham quan

* Thời gian khai thác

Thời gian khai thác được xác định bởi số ngày thích hợp của các điều kiện khí hậu trong năm cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, vì đối tượng đánh giá là tài nguyên du lịch nhân văn, nên ngoài yếu tố môi trường, thì thời gian hoạt động du lịch còn được căn cứ vào việc sử dụng điểm tài nguyên cho các mục đích khác (như hành chính sự nghiệp) và thời gian hoạt động sản xuất.

Thời gian khai thác được xác định là tổng số ngày trong năm trừ đi những ngày có thời tiết đặc biệt không phù hợp với hoạt động du lịch như những ngày mưa, bão, gió Tây khô nóng,... Đối với những điểm tài nguyên đang được sử dụng làm trụ sở cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thì thời gian khai thác còn trừ thêm thời gian làm việc của cơ quan. Đối với những làng nghề không hoạt động liên tục, thời gian khai thác không tính những ngày không diễn ra hoạt động sản xuất của làng nghề.

. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá

* Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên

- Rất hấp dẫn: Tất cả điểm tài nguyên mà danh tiếng và giá trị của nó vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, được nhiều nơi trên thế giới biết đến; hoặc điểm tài nguyên xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong nước biết đến.

- Hấp dẫn: Tất cả điểm tài nguyên được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong nước biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong tỉnh biết đến.

Đối với các điểm tài nguyên không hoặc chưa xếp hạng có mức độ hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong nước biết đến.

- Hấp dẫn trung bình (TB): điểm tài nguyên được xếp hạng cấp thế giới và danh tiếng, giá trị của nó chỉ được du khách địa phương, khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm tài nguyên được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến; các điểm tài nguyên được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến.


Đối với các điểm tài nguyên không và chưa xếp hạng, mức độ hấp dẫn trung bình khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến.

Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm TNDLNV

Cấp xếp hạng

Mức độ nổi tiếng

Thế giới

Quốc gia đặc biệt

Quốc gia

Tỉnh

Quốc tế

Rất hấp dẫn

Rất hấp dẫn

Rất hấp dẫn

Rất hấp dẫn

Trong nước

Rất hấp dẫn

Hấp dẫn

Hấp dẫn

Hấp dẫn

Trong tỉnh

Hấp dẫn

Hấp dẫn TB

Hấp dẫn TB

Hấp dẫn TB

Huyện và lân cận

Hấp dẫn TB

Hấp dẫn TB

Ít hấp dẫn

Kém hấp dẫn

Địa phương

Hấp dẫn TB

Ít hấp dẫn

Kém hấp dẫn

Kém hấp dẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 7

- Ít hấp dẫn: điểm tài nguyên được xếp hạng cấp QG đặc biệt nhưng danh tiếng và giá trị của nó chỉ được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp quốc gia và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến.

Đối với các điểm tài nguyên không và chưa xếp hạng, mức độ ít hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến.

- Kém hấp dẫn: điểm tài nguyên được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh nhưng danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp tỉnh và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến.

Đối với các điểm tài nguyên không và chưa xếp hạng, mức độ kém hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến.

* Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

- Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh.

+ Rất gần: Dưới 10km

+ Gần: Từ 10 - 30 km

+ Trung bình: Từ 30 - 50 km

+ Xa: Từ 50 - 70 km

+ Rất xa: Từ 70 km trở lên

- Số loại phương tiện giao thông

+ Rất nhiều: Trên 4 phương tiện

+ Nhiều: 4 phương tiện

+ Trung bình: 3 phương tiện

+ Ít: 2 phương tiện


+ Rất ít: 1 phương tiện

- Chất lượng đường giao thông

Trên địa bàn TTH tồn tại nhiều loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy. Tuy nhiên, loại hình giao thông phổ biến nhất và thuận lợi nhất để tiến hành hoạt động du lịch là giao thông đường bộ. Vậy nên, chất lượng mạng lưới giao thông vận tải đường bộ được chọn để tính chỉ tiêu này.

Vì vị trí xác định nguồn cung cấp khách là trung tâm hành chính tỉnh, trong khi các điểm tài nguyên du lịch nhân văn phân bố hầu khắp trên địa bàn tỉnh TTH. Trong mạng lưới giao thông đường bộ chất lượng không đồng đều nên tuyến đường từ trung tâm tỉnh đến các điểm TNDLNV có thể bao gồm nhiều loại đường (đường nhựa, đường đá, đường đất,...). Căn cứ vào thực tiễn của địa bàn tỉnh TTH, chỉ tiêu chất lượng đường giao thông được phân cấp như sau:

+ Rất tốt: 100% đường nhựa

+ Tốt: Từ 90-100% đường nhựa

+ Trung bình: Từ 80-90% đường nhựa

+ Kém: Từ 70-80% đường nhựa

+ Rất kém: Dưới 70% đường nhựa

- Thời gian tiếp cận điểm tài nguyên

+ Rất ngắn: Dưới 30 phút

+ Ngắn: Từ 30 - 60 phút

+ Trung bình: Từ 60 - 90 phút

+ Dài: Từ 90 - 120 phút

+ Rất dài: Trên 120 phút trở lên

* Tính liên kết của điểm tài nguyên

- Rất tốt: Có ít nhất 5 điểm tài nguyên du lịch nằm trong phạm vi bán kính 5 km đối với điểm tài nguyên xem xét có thể liên kết thành tuyến

- Tốt: Có 4 điểm tài nguyên du lịch nằm trong phạm vi bán kính 5 km đối với điểm tài nguyên xem xét có thể liên kết thành tuyến

- Trung bình: Có 3 điểm tài nguyên du lịch nằm trong phạm vi bán kính 5km đối với điểm tài nguyên xem xét có thể liên kết thành tuyến

- Kém: Có 2 điểm tài nguyên du lịch nằm trong phạm vi bán kính 5km đối với điểm tài nguyên xem xét có thể liên kết thành tuyến


- Rất kém: có nhiều nhất 1 có điểm tài nguyên du lịch nằm trong phạm vi bán kính 5 km đối với điểm tài nguyên xem xét có thể liên kết thành tuyến

* Mức độ bảo tồn

- Rất cao: tài nguyên nguyên vẹn hoặc gần như nguyên vẹn; làng nghề đang hoạt động tốt

- Cao: khá nguyên vẹn, giữ được những giá trị tinh hoa, bản sắc của tài nguyên; làng nghề đang hoạt động khá tốt (có suy giảm về quy mô, cường độ hoạt động của làng nghề,...)

- Trung bình: một số giá trị tinh hoa, bản sắc của tài nguyên bị mai một; làng nghề đang hoạt động cầm chừng

- Thấp: phần nhiều giá trị tinh hoa, bản sắc của tài nguyên bị mai một; làng nghề gần như không hoạt động (hoặc hoạt động trong 1 số dịp nhất định, theo đơn đặt hàng,... ), nghề có nguy cơ thất truyền

- Rất thấp: gần như không còn hoặc không còn tồn tại trên thực địa hoặc bị thất truyền (đối với nghề)

* Khả năng đón khách

Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch (2005) về khả năng phục vụ khách của điểm du lịch quốc gia ít nhất là 100.000 lượt khách/năm và của điểm du lịch địa phương là 10.000 lượt khách/năm [55, tr9], cùng với đặc điểm của TNDLNV và thời gian có thể khai thác cho hoạt động du lịch ở Thừa Thiên - Huế, khả năng đón khách của điểm tài nguyên được phân cấp như sau:

- Rất lớn: có sức chứa trung bình từ 500 người/ngày trở lên

- Lớn: có sức chứa trung bình từ 300 - 500 người/ngày

- Trung bình: có sức chứa trung bình từ 200 - 300 người/ngày

- Thấp: có sức chứa trung bình từ 100 - 200 người/ngày

- Rất thấp: có sức chứa trung bình dưới 100 người/ngày

* Thời gian khai thác

- Rất dài: có từ 250 ngày/năm trở lên có thể triển khai tốt hoạt động du lịch

- Dài: có từ 200 - 250 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch

- Trung bình: có từ 150 - 200 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch

- Ngắn: có từ 100 - 150 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch

- Rất ngắn: Có dưới 100 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch


. Lựa chọn hệ số cho các tiêu chí

Bởi vì tầm quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng khai thác của điểm tài nguyên để phục vụ hoạt động du lịch là khác nhau vì vậy việc xác định trọng số cho mỗi tiêu chí là cần thiết.

Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá. Đề tài tiến hành lấy ý kiến 8 chuyên gia về mức độ quan trọng của các tiêu chí dựa trên thang điểm từ 1 đến 9, biểu thị tầm ảnh hưởng tương ứng từ thấp đến cao của từng tiêu chí đối với khả năng khai thác của tài nguyên để phục vụ du lịch (Phụ lục 1). Đề tài tiến hành lập các ma trận so sánh theo cặp (Phụ lục 4a và 4b). Từ sự so sánh cặp, lần lượt chia giá trị của mỗi cặp trong ma trận với tổng mỗi cột và chuẩn hóa các giá trị để có được trọng số bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng (Phụ lục 4c). Kết quả trọng số của 8 phiếu phỏng vấn được thể hiện hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2. Trọng số các tiêu chí đánh giá

ST T

Tiêu chí

Phiếu phỏng vấn

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Độ hấp dẫn

0,34

0,29

0,34

0,31

0,30

0,34

0,32

0,33

2

Khả năng tiếp cận

0,21

0,18

0,20

0,12

0,12

0,21

0,32

0,20

3

Tính liên kết

0,12

0,11

0,20

0,12

0,19

0,12

0,08

0,11

4

Mức độ bảo tồn

0,21

0,29

0,12

0,31

0,30

0,21

0,14

0,20

5

Khả năng đón khách

0,08

0,05

0,07

0,08

0,06

0,05

0,05

0,05

6

Thời gian khai thác

0,05

0,07

0,07

0,05

0,04

0,08

0,08

0,11

Để đảm bảo độ tin cậy của các trọng số, phải tiến hành phân tích các thông số của phương pháp AHP để tính tỷ số nhất quán (CR = CI/RI) (Phụ lục 4d). Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.3. Các thông số của AHP

Thông số

Phiếu phỏng vấn

1

2

3

4

5

6

7

8

Giá trị riêng của ma trận

6,090

6,081

6,041

6,074

6,115

6,072

6,067

6,060

Số tiêu chí (n)

6

6

6

6

6

6

6

6

Chỉ số nhất quán (CI)

0,018

0,016

0,008

0,015

0,023

0,014

0,013

0,012

Chỉ số ngẫu nhiên (RI)

1,24

1,24

1,24

1,24

1,24

1,24

1,24

1,24

Tỷ số nhất quán (CR)

0,015

0,013

0,006

0,012

0,019

0,012

0,011

0,010

Qua bảng 1.3, Tỷ số nhất quán (CR) của tất cả các phiếu phỏng vấn đều rất nhỏ và đảm bảo độ tin cậy theo lý thuyết (<0,1). Kết quả trọng số của các tiêu chí đánh giá TNDLNV tỉnh TTH được tính bằng trung bình cộng của các chuyên gia,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023