Các Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Phân Theo Nhóm Ngành Nghề Sản Xuất


Đặc biệt hơn cả, với giá trị đặc sắc về văn hoá Nhã Nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho TTH phát triển du lịch.

* Ẩm thực Huế

Ẩm thực của Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đóng vai trò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn. Các món ăn đặc biệt Huế không phải ăn để sống, mà là một dạng nghệ thuật nấu nướng. Ẩm thực Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình (với các các món ăn trong cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân) nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn. Sự tinh tế trong chế biến và trang trí cho du khách cảm tưởng vừa ăn bằng miệng, vừa ăn bằng mắt. Thông qua nghệ thuật ẩm thực Huế, du khách phần nào cảm nhận được tư chất thanh nhã, nhẹ nhàng và quí phái cũng như sự khéo léo của người Huế. Du khách khắp nơi đến Huế đều mong muốn được trải nghiệm ẩm thực Huế, dù là tô cơm hến bình dân nhưng đậm đà, ly chè thanh thanh trong hẻm hay nem công chả phượng ở các nhà vườn,... Tất cả đều rất hấp dẫn và rất Huế. Vì vậy, nghệ thuật ẩm thực Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các chương trình du lịch đến Huế.

- Bún bò Huế

Bún bò Huế là món ăn đặc sắc và có mức độ “phát tán” rộng khắp. Cách nấu bún bò Huế công phu, đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mẩn của người nấu và độ sành ăn của người thưởng thức. Nước dùng được ninh nhừ từ xương bò hoặc xương đuôi bò, giò heo, thịt nạm và vớt bọt liên tục trong quá trình hầm. Bún bò có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn bởi dầu điều và ớt bột,…đi kèm màu xanh của dĩa rau sống. Bún bò đúng Huế phải có ruốc và sả, tạo nên vị đậm đà cho nước dùng và mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, người nấu phải xử lý nước ruốc thật khéo để tô bún bò đậm vị, mùi ruốc thoảng trong nước dùng nhưng không hôi ruốc. Giò heo phải được nấu cho chín vừa đúng; không quá mềm, cũng không quá dai và phải xử lý cầu kì qua nhiều công đoạn với nước sạch, dấm và gia vị.

Ngày nay, bún bò Huế phổ biến không chỉ trong nam ngoài bắc mà còn hiện diện trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, nhiều “phiên bản” bún bò Huế cùng tồn tại. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Huế đầy tâm huyết Bùi Minh


Đức, một tô bún bò “chính cống” phải “đậm vị ruốc, thơm mùi sả, cay nồng vị ớt, chỉ dùng bắp bò có gân và chân giò heo” [32, tr 248]. Vì vậy, thưởng thức bún bò do người Huế nấu, trong không gian xứ Huế là một trải nghiệm đáng nhớ của du khách. Một số món ăn nổi tiếng ở Huế như:

- Cơm hến, bún hến

Cơm hến được xem là món ăn dân giã bởi sự giản dị, chân chất nhưng chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực xứ Huế. Một tô cơm hoặc bún hến gồm rất nhiều nguyên liệu như hến, ớt, nước mắm, ruốc sống, bánh tráng nướng bẻ nhỏ, đậu phụng rang, muối rang, bì heo rán giòn, rau thơm các loại có cả rọc mùng, xoài, khế chua, giá đỗ….ăn kèm với một tô nước lèo hến nóng bỏng, tạo sự thi vị rất đặc biệt cho món ăn.

- Bánh bèo, nậm, lọc

Bánh bèo Huế là một món ăn giản dị nhưng rất ngon và thích mắt. Khác bánh bèo ở miền Nam ở khuôn đổ bánh và nhân nhị với nét riêng của Huế. Bột gạo được lọc khuấy đều đổ vào khuôn có hàng loạt ô nhỏ rất nhỏ, đổ lớp mỏng rất mỏng. Khuôn có thể là từng cái chén nhỏ, hoặc bánh mỏng, nhỏ như cánh bèo vậy. Hấp cách thủy để bánh vừa chín tới, lấy bánh để ra 1 chiếc khay nhỏ, rắc tôm cháy váng rực trên nền bánh bèo trắng trông rất thích mắt. Bánh bèo ngon phần lớn ở nhị tôm cháy, tóp mỡ rum dòn, và nước chấm đặc biệt. Một trong những bí quyết để tạo nên tiếng vang của món bánh bèo chính là nước chấm. Đó là loại nước nắm ngọt, vị ngọt dịu được hòa quyện từ nước luộc tôm, đường và nước nắm.

Bánh nậm truyền thống được làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, dầu ăn đủ dùng, bắc lên bếp. Khi gói xong, bột có màu trắng, dẻo, bánh phải lép và cuốn không bị gãy. Khi ăn, bánh tan đều trong miệng, có vị mát thanh thanh, thấm thía vô cùng. Nhân làm bánh nậm từ tôm, được chế biến rất công phu. Gói bánh đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp, xếp một lá (cỡ lớn hơn bàn tay một chút) nằm dọc phía dưới, một lá nằm ngang phía trên, thoa dầu ăn lên lá để chống dính, rồi múc một muỗng bột vào, trải ra hình chữ nhật, nhân tôm bỏ theo chiều dọc. Xếp hai lá lại, bẻ thành hình chữ nhật, dùng thìa cán lên bánh cho bột mỏng đều. Gói xong, bỏ bánh vào nồi, hấp khoảng 15 phút là được. Lúc ăn, lột bánh ra, trải lên đĩa, nhớ để nguyên lá gói, mùi của lá sẽ giúp người ăn đỡ ngấy và ăn kèm nước mắm mặn.


Bánh lọc Huế được làm theo hai kiểu bánh lọc gói (bọc lá chuối rồi hấp) và bánh lọc trần (để trần rồi luộc). Việc làm bánh lọc đòi hỏi thời gian và sự khéo tay. Bánh lọc gói hay bánh lọc trần khi chín đều trong thấy phần nhân bên trong đã thích mắt, ăn vào càng thú vị hơn nhiều. Một phần không kém phần quan trọng là nước mắm để ăn chung với bánh. Nước mắm càng mặn càng ngon, dùng kèm với ớt trái hoặc ớt bột..

- Mè xửng

Mè Xửng là niềm tự hào của người dân Huế, có màu vàng, trong suốt, bóp hoặc bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thả tay ra lại trở về hình dạng cũ; khi ăn dễ dùng, thơm hương vị đậu mè, béo của đậu phụng và ngọt của mạch nha. Với những người sành ẩm thực xứ Huế, Mè Xửng được nhâm nhi cùng trà sen Tịnh Tâm là tuyệt vời nhất. Hương thơm của trà ướp sen được pha bằng sương sớm hứng trên lá sen hòa quyện với hương vị của mè xửng tạo nên cái thú tao nhã.

Ngoài các món kể trên, Huế còn rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đậm chất truyền thống như bánh canh Nam Phổ, bánh khoái, nem lụi, các món chè, món chay.... tạo sức hút lớn đối với du khách đến tham quan Huế. Đặc biệt là các món ăn cung đình tạo ấn tượng mạnh với nước ngoài.

* Phong cách Huế

Quá trình hình thành và lịch sử phát triển lãnh thổ đã hun đúc nên một bản sắc văn hóa Huế với những nét đặc trưng riêng có. Văn hóa Huế là nền văn hóa có sự tiếp nối yếu tố văn hóa dân tộc Việt; vừa chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng dân gian và triết lý tôn giáo; cũng là một nền văn hóa mang đậm yếu tố bình dân và tính chất cung đình của vùng đất kinh kỳ.

Bên cạnh yếu tố âm nhạc, ẩm thực thì phong cách Huế cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng, hấp dẫn du khách đến Huế tham quan. Phong cách Huế bắt nguồn từ nghệ thuật sống của nhiều thế hệ con người ở Huế, được hình thành và bồi đắp từ truyền thống lịch sử - văn hóa Huế.

Với đặc điểm của vùng đất núi non, sông nước hữu tình đã tạo nên nếp sống gắn bó với khung cảnh thiên nhiên hài hòa; hình thành nên tâm hồn đa cảm, nét tính cách nhuần nhị và sâu lắng trong con người Huế. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố cung đình cũng đã góp phần tạo nên sự nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng trong giọng nói, trong cách ứng xử, trong đi đứng của người Huế, đặc biệt là của người con gái. Sự dịu


dàng, e ấp, kín đáo, rụt rè của người con gái Huế, với tiếng dạ thưa, với tà áo dài duyên dáng và chiếc nón bài thơ đã góp phần làm tăng thêm vẻ thơ mộng của dòng sông Hương, núi Ngự Bình và trở thành biểu tượng của Huế.

Việc trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa “sống” đặc sắc của con người Huế, làm cho nó trở thành một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Huế và khai thác phục vụ phát triển du lịch.

* Các đối tượng du lịch khác

Phía Tây tỉnh TTH là địa bàn cư trú của các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,... Các cộng đồng này có những sắc thái dân tộc độc đáo trong sản xuất, sinh hoạt và phong tục tập quán. Đời sống tinh thần của đồng bào rất phong phú với nhiều lễ hội diễn ra trong năm. Hiện nay, Lễ hội A Za đang được đề nghị công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội đang được đầu tư bảo tồn, phục dựng và duy trì tổ chức thường xuyên như: lễ hội Ariêu AZa, Ariêu Caar,… Bên cạnh đó, trang phục, ẩm thực và các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào mang đậm bản sắc núi rừng Trường Sơn và rất phong phú. Những giá trị này tạo nên sức hấp dẫn lớn cho du khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch TTH.

Hiện nay, nhiều nhà sàn, nhà cộng động ngày càng ít, kiến trúc không còn nguyên bản; trang phục truyền thống, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc quy mô tổ chức nhỏ lẻ, không còn mang tính cộng đồng như nguyên bản, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, các thể loại dân ca, ẩm thực, ngôn ngữ,... chưa được đầu tư, nhiều giá trị truyền thống bị mai một, có nguy cơ bị thất truyền. Vì vậy, để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc ít người ở TTH.

2.2.4. Làng nghề truyền thống

Làng nghề (LN) và nghề thủ công truyền thống ngoài việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc còn góp gần tạo ra việc làm, của cải vật chất, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần tạo ra sự cân bằng về mặt xã hội giữa thành thị và nông thôn. Ở Thừa Thiên - Huế, làng nghề và nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời,

hình thành từ nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều LN nổi tiếng từ xưa đến


nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên,... Các LN này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hoá như du lịch LN, các loại hàng hóa lưu niệm,…

Bảng 2.4. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh phân theo nhóm ngành nghề sản xuất


STT

Tên nhóm ngành nghề sản xuất của các

làng nghề

Số lượng LN

hiện có (2012)

% so tổng số

LN hiện có

1

Tre đan, nón lá, đệm bàng, tăm và chổi đót

28

35,44

2

Chế biến lương thực, thực phẩm (bún,

bánh đa, nước mắm, dầu lạc,…)

18

22,78

3

Dệt lưới và dệt Zèng

9

11,39

4

Mộc mỹ nghệ, cao cấp và dân dụng

5

6,33

5

Sản xuất đá chẻ

4

5,06

6

Sản xuất gạch ngói và gốm nung

3

3,80

7

Rèn và sản xuất hàng ngũ kim gia dụng

4

5,06

8

Đúc đồng

2

2,53

9

Tranh giấy và Hoa giấy

2

2,53

10

Thêu

3

3,80

11

Sản xuất dầu tràm

1

1,27

Tổng

79

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 12

Nguồn: xử lý từ [59]

Phân theo ngành nghề sản xuất thì nhóm ngành nghề mây tre đan, nón lá, đệm bàng, tăm và chổi đót có số lượng lớn nhất với 28 làng nghề chiếm 35,44% tổng các làng nghề, tiếp đến là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm như sản xuất bún, chế biến nước mắm, sản xuất tương măng, bột lọc, dầu lạc có 18 làng nghề chiếm 22,78%; dệt lưới và dệt zèn có 9 làng nghề, chiếm 11,39%,…

Sự phân bố của các làng nghề theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh không đồng đều, thể hiện qua bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Số lượng các làng nghề phân theo đơn vị hành chính


STT

Đơn vị hành chính

Làng nghề chủ yếu

Đặc điểm của làng nghề

Truyền thống

Mới du nhập

1

Thành phố Huế

3

3

0

2

TX. Hương Thủy

13

12

1

3

TX. Hương Trà

11

11

0

4

H. Phong Điền

10

8

2

5

H. Quảng Điền

10

8

2

6

H. Phú Vang

12

12

0

7

H. Phú Lộc

8

8

0

8

H. Nam Đông

3

1

2

9

H. A Lưới

9

9

0

Tổng

79

72

7

Nguồn: xử lý từ [59]


Các làng nghề chủ yếu tập trung ở phía Bắc của thành phố Huế trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền; khu vực vùng ven xung quanh thành phố và khu vực phía Nam trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy.

Chính điều kiện phân bố các làng nghề kết hợp với các điểm du lịch và cảnh quan địa phương là một trong những điều kiện để hình thành các điểm, các tuyến du lịch gắn với các làng nghề, làm góp phần phong phú sản phẩm du lịch của địa phương.

Các làng nghề truyền thống ở TTH thường có qui mô nhỏ, phần lớn các hộ sử dụng một phần nhà ở để làm nơi sản xuất, vốn đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, chủ yếu sản xuất hàng thủ công, chỉ có một số làng nghề mộc mỹ nghệ, đúc đồng có vốn đầu tư thiết bị và quy mô sản xuất lớn hơn. Vì vậy, nhiều LNTT ở TTH sản xuất cầm chừng và chủ yếu mang tính chất tự sản xuất, tự tiêu thụ như: làng hoa giấy Thanh Tiên, nghề làm nón,...

Sản phẩm của các làng nghề nhìn chung chưa đa dạng, phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt người dân địa phương. Một số sản phẩm được xuất khẩu được ủy thác qua các doanh nghiệp xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch như sản phẩm tranh thêu, sản phẩm mây tre đan, mộc mỹ nghệ,... Tuy vậy, sức cạnh tranh của các sản phẩn của làng nghề còn nhiều hạn chế, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Hoạt động của LNTT diễn mạnh theo mùa, nhất là vào mùa xuân và vào lúc nông nhàn như hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, mây tre đan Bao La,...

2.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các công trình văn hóa đặc sắc, bảo tàng như Trung tâm văn hóa Huyền Trân, Thiền viện Bạch Mã, chùa Huyền Không Sơn Thượng, Bảo tàng Hồ Chí Minh TTH,... là nguồn tài nguyên có giá trị đối với hoạt động du lịch của tỉnh. Đồng thời, TP Huế là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên có nhiều hoạt động giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa mang tầm quốc gia và khu vực, thu hút lượng khách đến tham dự, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch TTH đến với các nước trên thế giới.

2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Căn cứ vào giới hạn của đề tài, các điểm tài nguyên đưa vào đánh giá khả năng khai thác để phục vụ phát triển du lịch theo 6 tiêu chí của đề tài bao gồm: các


DTLSVH được xếp hạng các cấp (cấp thế giới, cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh); các làng nghề truyền thống được định hướng phát triển du lịch và làng nghề hiện đang thu hút khách du lịch; các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác có sức hấp dẫn khách du lịch.

Với 6 tiêu chí đánh giá, căn cứ vào ý kiến của các chuyên gia là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà kinh doanh du lịch, tiêu chí độ hấp dẫn có vai trò quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên. Tiêu chí này được xem là yếu tố tiên quyết khi xây dựng định hướng khai thác tài nguyên phục vụ du lịch. Vì vai trò tiên quyết của tiêu chí độ hấp dẫn, những di tích có mức độ hấp dẫn ít hoặc kém thì rất khó có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch, đặc biệt đối với địa bàn có nguồn TNDLNV phong phú và có giá trị cao như ở TTH. Vì vậy, đề tài tiến hành đánh giá độ hấp dẫn của tất cả các điểm tài nguyên. Trên cơ sở đó, loại những điểm tài nguyên có mức độ hấp dẫn dưới trung bình để tiến hành đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của TNDLNV.

Qua đánh giá độ hấp dẫn của 172 điểm tài nguyên, nhóm di tích lịch sử - văn hóa có sự phân hóa rất lớn từ mức rất cao đến mức rất thấp; các nhóm tài nguyên còn lại ít có sự chênh lệch, độ hấp dẫn chỉ từ mức trung bình trở lên do những điểm tài nguyên này đã được lựa chọn đưa vào định hướng cho phát triển du lịch hoặc thực tế đã có sức thu hút đối với du khách (Phụ lục 5).

Tính riêng 140 DTLSVH được xếp hạng ở TTH đến hết năm 2013, kết quả đánh giá độ hấp dẫn như sau: có 21 di tích (tỷ lệ 15%) ở mức rất hấp dẫn; 10 di tích (tỷ lệ 7,1%) ở mức hấp dẫn; 13 di tích (tỷ lệ 9,3%) có mức hấp dẫn trung bình và 29 di tích (chiếm 20,7%) ở mức ít hấp dẫn và 65 di tích (tỷ lệ 47,9%) ở mức kém hấp dẫn (Phụ lục 5).

Như vậy, tổng các điểm TNDLNV đưa vào đánh giá phân hạng khả năng khai thác phục vụ du lịch gồm 76 điểm tài nguyên với 44 DTLSVH, 4 lễ hội, 3 đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, 10 làng nghề truyền thống và 15 đối tượng văn hóa khác (Phụ lục 6).

Dựa vào thang đánh giá thành phần và thang đánh giá tổng hợp, sau khi phân tích những đặc điểm của tài nguyên theo 5 tiêu chí còn lại (Phụ lục 7a và phụ lục 8), đề tài tiến hành đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp. Kết quả đánh giá tổng hợp


là cơ sở để phân hạng khả năng khai thác của điểm tài nguyên. Riêng đối với tiêu chí khả năng tiếp cận, kết quả đánh giá tổng hợp trên cơ sở bốn chỉ tiêu thành phần (Phụ lục 7b).

Kết quả đánh giá tổng hợp TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế theo 6 tiêu chí được thể hiện qua bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác TNDLNV (chưa nhân trọng số)

S T T


Tiêu chí

Trọng

Điểm tài nguyên số

Độ

hấp dẫn

Khả

năng tiếp cận

Tính

liên kết

Mức

độ bảo tồn

Khả

năng đón khách

Thời

gian khai thác

0,32

0,19

0,13

0,22

0,06

0,08

I. Các di tích lịch sử - văn hóa

1

Đại nội

5

5

5

3

5

5

2

Lăng Tự Đức

5

4

5

5

5

5

3

Trường Quốc Học

4

5

5

4

3

2

4

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112

Mai Thúc Loan


4


4


5


4


2


5

5

Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa

trang cụ Phan Bội Châu


4


4


5


3


5


5

6

Nhà Ngô Đình Cẩn và Khu vực

Chín hầm


3


3


4


1


5


3

7

Chùa Thiên Mụ

5

5

5

5

5

5

8

Kinh Thành Huế

5

5

5

5

5

3

9

Lăng Dục Đức

3

4

5

3

4

5

10

Đàn Nam Giao

5

4

5

4

5

4

11

Điện Long An

5

5

5

5

5

5

12

Lăng Đồng Khánh

4

4

5

3

5

5

13

Hổ Quyền

5

4

5

2

3

4

14

Điện Voi Ré

3

4

5

1

2

3

15

Quốc Tử Giám

5

4

5

4

4

5

16

Hồ Tịnh Tâm

4

4

5

1

3

3

17

Cung An Định

5

5

5

4

5

5

18

Đàn Xã Tắc

5

3

5

2

5

3

19

Địa điểm Toà Khâm Sứ Trung Kỳ

3

4

5

1

1

5

20

Lạc Tịnh viên

5

5

5

5

4

5

21

Lăng Khải Định

5

4

4

5

5

5

22

Cầu Ngói Thanh Toàn

5

5

3

4

5

4

23

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết

4

3

3

3

1

5

24

Lăng Thiệu Trị

4

3

5

2

5

4

25

Lăng Minh Mạng

5

4

4

4

5

5

26

Lăng Gia Long

5

3

3

3

5

5

27

Văn Miếu

5

5

3

2

5

5

28

Điện Hòn Chén

5

4

4

5

4

3

29

Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng

3

2

2

1

5

4

30

Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri

Phương


4


3


2


4


4


4

31

Làng Cổ Phước Tích

5

2

3

3

5

5

32

Đình Thủ Lễ

3

2

3

4

4

5

33

Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn

Chí Thanh


4


2


3


5


5


5

34

Chùa Thành Trung

3

3

1

2

2

4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023