Số Lượng Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Đã Được Xếp Hạng Phân Theo Đvhc


2.2.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật

Các DTKTNT ở TTH có giá trị đặc sắc, độc đáo và bao gồm nhiều loại như cung điện, thành quách, lăng tẩm, làng cổ, đình, chùa, miếu,... được xếp hạng cao không chỉ ở cấp QG mà một bộ phận được thế giới công nhận là DSVH của nhân loại.

Theo Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là DSVH thế giới hiện nay gồm 17 di tích, phân bố chủ yếu ở TP Huế và khu vực phụ cận thuộc TX. Hương Thủy và Hương Trà. Với hệ thống xếp hạng DT trong nước, Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận cấp QG đặc biệt với 27 DT, cộng với 15 DT cấp QG và 8 DT cấp tỉnh.

Bảng 2.3. Số lượng di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng phân theo ĐVHC

ST T

Đơn vị hành chính

Cấp quốc tế

Cấp quốc gia và địa phương

Diện tích (km2)

Khoảng cách trung bình(*) (km)

Cấp QG

đặc biệt

Cấp

QG

Cấp

tỉnh

Tổng

1

Thành phố Huế

11

17

1

2

20

71,7

1,9

2

TX. Hương Thủy

2

4

3

1

8

456

7,6

3

TX. Hương Trà

4

5

2

1

8

518,5

8,1

4

H. Phong Điền

0

0

2

1

3

950,8

17,8

5

H. Quảng Điền

0

0

1

1

2

163

9,0

6

H. Phú Vang

0

1

4

2

7

279,9

6,3

7

H. Phú Lộc

0

0

2

0

2

720,9

19,0

8

H. Nam Đông

0

0

0

0

0

647,8

---

9

H. A Lưới

0

0

0

0

0

1224,6

---

Tổng

17

27

15

8

50

5033,2

10,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 11

(*): Phụ lục 3a - Tính cho tổng DTKTNT Nguồn: xử lý từ [19], [64]

Sự phân bố các DTKTNT phân hóa không gian rất rõ nét. TP Huế vẫn là địa bàn có số lượng DTKTNT lớn nhất với nhiều di tích có giá trị cao, mật độ DT rất dày so với các địa bàn còn lại với khoảng cách trung bình giữa các DT là 1,9 km. Trong đó, một số di tích bên trong Kinh thành Huế thì phân bố thành một cụm, rất gần nhau. Huyện Phú Vang có mật độ dày với khoảng cách là 6,32 km. TX. Hương Thủy, Hương Trà mặc dù có số lượng DT lớn hơn Phú Vang nhưng do diện tích lãnh thổ lớn hơn nên có mật độ DT trung bình, khoảng cách giữa các DT lần lượt 7,6 km và 8 km.

Tuy nhiên ở TX. Hương Thủy và Hương Trà các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô - DSVH thế giới nằm tương đối gần nhau, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác cho du lịch. Huyện Quảng Điền mặc dù số lượng di tích rất ít nhưng do diện tích nhỏ nên có mật độ thưa, khoảng cách giữa các di tích gần hơn (9,0 km) so với


Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế


H. Phong Điền (17,8 km) và H. Phú Lộc (19 km) có mật độ rất thưa, mặc dù số lượng di tích các huyện này gần tương đương.

Như vậy, TP Huế với mật độ tập trung DT dày đặc, lại có các di tích được công nhận DSVH thế giới đã tạo nên vị thế là một thành phố di sản, một đô thị du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.

Một số di tích tiêu biểu trong loại hình DTKTNT ở TTH bao gồm:

+ Hệ thống thành quách, cung điện

Hệ thống thành quách (gồm Kinh thành (thành ngoài), Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong) đều nằm trên một trục, quay mặt về hướng Nam - Đông Nam, được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương. Trục chính của hệ thống này chạy qua giữa đỉnh núi Ngự Bình.

Hoàng thành là trung tâm sinh hoạt chính trị và hành chính quan trọng nhất của triều đình, được xây dựng vào năm 1804 và được nâng cấp, hoàn chỉnh vào năm 1833. Trong Hoàng thành có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp chia làm nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêng.

Tử cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành là khu vực sinh hoạt của vua và hoàng gia. Trong Tử cấm thành có hơn 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, bao gồm nhiều cung điện huy hoàng tráng lệ, lộng lẫy vàng son.

Kinh thành Huế có giá trị lớn về mặt phòng thủ. Chung quanh thân thành có các pháo đài, cùng một thành phụ là Trấn Bình đài. Tất cả các công trình đó cùng với vòng đai Hộ Thành hà bảo vệ bên ngoài đã tạo nên một hệ thống bố phòng vững chắc. Với giá trị cao về nhiều phương diện, Kinh thành, Hoàng thàng và Tử Cấm thành đã được Nhà nước công nhận là DTLSVH cấp Quốc gia đặc biệt năm 2009 và được UNESCO xem là những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới.

+ Lăng tẩm

Trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, sau cung điện, hệ thống các lăng tẩm của vua cũng là một bộ phận di tích quan trọng, có giá trị cao đối với hoạt động du lịch.

Cả vùng đồi núi chập chùng phía Nam và Tây nam Huế kéo dài trên 16km với sông Hương len lỏi uốn khúc là khu lăng tẩm các vua nhà Nguyễn. Dựa theo thuyết phong thủy, mỗi lăng xây trên một quả đồi lớn, nhưng toàn bộ chiếm cả một quần thể đồi núi: Có núi án ở mặt trước làm bình phong, có núi chắn ở hai bên làm


tay ngai và ngay trước khu lăng tẩm phải có ngòi lạch chảy lượn “chi huyền thủy” từ trái sang phải. Cả vùng rộng lớn trong mỗi cảnh lăng được gọi là “quan phòng” coi như rừng cấm, riêng khu vực lăng và tẩm cũng có chu vi dài hàng nghìn mét. Điển hình cho các lăng tẩm ở Huế là lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và lăng Khải Định.

Các lăng tẩm Huế đều ở trên gò đồi, nhưng vẫn bám sát sông Hương. Đây là một thuận lợi cho việc đa dạng sản phẩm du lịch tham quan lăng tẩm triều Nguyễn bằng đường thủy hay bộ đều được.

+ Chùa

Suốt chiều dài lịch sử Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Phật giáo truyền vào Huế từ rất lâu nhưng phát triển mạnh khi các chúa Nguyễn chọn nơi này xây dựng thủ phủ của xứ Đàng Trong. Hầu hết những ngôi chùa lớn hiện nay của Huế đều được xây dựng từ thời các chúa Nguyễn, nhưng trải qua thời gian chúng đã được tu sửa và thay đổi nhiều về cấu trúc.

Trong số các ngôi chùa ở Huế, một số ngôi chùa có phong cảnh đẹp, có giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa, lịch sử đã trở thành những điểm tham quan hấp dẫn du khách như chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, Hà Trung,....

+ Nhà thờ

Cũng như các ngôi chùa lớn ở Huế, phần lớn các nhà thờ công giáo ở Huế được lập trong thời các chúa Nguyễn. Thời kỳ này, đa số các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Theo thời gian, các nhà thờ này đều đã thay đổi diện mạo rất lớn, được xây dựng mới, nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Một số nhà thờ đẹp, có sức thu hút du khách lớn ở Huế như nhà thờ Phủ Cam, Dòng Chúa Cứu Thế.

+ Đình làng

Đình là nơi thờ Thành hoàng (vị thần được tôn thờ chính trong đình làng) và cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa văn hóa cộng đồng của làng xã. Ở Huế, đình có giá trị trị lịch sử, kiến trúc đặc sắc, có sức hấp dẫn với du khách không nhiều, đáng chú ý là các ngôi đình ở ven đô như đình Tây Lộc hay Kim Long, đình Lại Thế xã Phú Thượng, đình Dương Nỗ xã Phú Dương, đình làng An Truyền…

+ Đền thờ


Đền thờ là những công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.

Trong thời các chúa, hệ thống đền thờ tồn tại rất phong phú. Đáng chú ý nhất có lẽ là đền Ngọc Trản hay điện Hòn Chén. Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chămpa thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

+ Làng cổ

Hình ảnh làng quê rất thân thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam. Làng được hình thành từ lâu đời, trước khi có nhà nước, lúc đó làng là tổ chức xã hội của dân. Các ngôi làng cổ mang dáng dấp bình dị, dễ gần, thanh bình với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống xưa đáng trân trọng và tự hào, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nổi tiếng ở Huế là làng cổ Phước tích, là ngôi làng cổ thứ hai của cả nước được xếp hạng di tích cấp GQ (2009). Ở làng còn có cây thị trên 500 năm được vinh danh là cây di sản Việt nam.

2.2.1.4. Danh lam thắng cảnh

Huế là nơi có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Thiên Thai, Bạch Mã, Hải Vân, Túy Vân,… nhiều ngôi chùa được xây dựng nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hữu tình như chùa Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã,... tạo thành những điểm tham quan thu hút du khách.

2.2.2. Các lễ hội

Thừa Thiên - Huế là nơi tập trung nhiều lễ hội với 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định kỳ [66]. Ở TTH, ngoài các lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, một trong những nét đặc trưng của lễ hội TTH là các lễ hội cung đình, phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn như lễ tế giao, lễ đại triều, lễ đăng quang v.v... tạo nên sức thu hút đặc biệt đối với du khách. Các lễ hội dân gian truyền thống ở TTH thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo,

tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống; gồm nhiều loại hình như lễ hội tưởng


nhớ các vị khai canh, khai khẩn, thành hoàng làng; lễ hội tưởng niệm các vị tổ sư ngành nghề; lễ hội tín ngưỡng tôn giáo; lễ hội cầu an theo mùa vụ. Hầu hết các lễ hội vẫn lưu giữ được những nghi thức cơ bản, các tục và các trò chơi dân gian đặc sắc như đua thuyền, nấu cơm, hát chầu văn, đấu vật,... Thông qua hoạt động lễ hội các truyền thống văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng địa phương được phản ánh rõ nét.

Các lễ hội diễn ra khắp trên địa bàn của tỉnh và phần lớn tổ chức vào mùa xuân như hội vật làng Thủ Lễ, hội vật làng Sình, lễ hội cầu ngư ở làng An Bằng... một số lễ hội diễn ra cả ở mùa xuân và mùa thu như lễ hội điện Hòn Chén vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch,... Các lễ hội truyền thống không những thu hút dân cư tham gia trong một làng, một xã mà có những lễ hội thu hút người dân nhiều huyện, thị trấn, thành phố và cả một vùng.

Các lễ hội truyền thống ở TTH thường được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa như đình làng, miếu thờ,... Lễ hội truyền thống gắn liền với di tích, lễ hội không tách rời di tích; điều này làm tăng thêm giá trị các DTLSVH, cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.

Ngoài ra, trong thời kỳ hội nhập, ở TTH đã du nhập một số lễ hội của nước ngoài và đã phát triển một số lễ hội mới, trong đó quy mô lớn là các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch gồm Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế đã tạo sức thu hút lớn đối với du lịch trong và ngoài nước.

Một số lễ hội tiêu biểu, nổi bật được tổ chức theo định kỳ ở TTH như:

- Lễ hội dân gian: lễ hội Cầu Ngư ở làng Thai Dương Hạ, làng An Bằng, (Phú Vang), làng Thai Dương Thượng,(Hương Trà); lễ hội vật Làng Sình (Phú Vang), hội vật làng Thủ Lễ (Quảng Điền); lễ hội Ăn cơm mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu (Nam Đông); lễ hội Cầu Mùa của đồng bào dân tộc Tà Ôi (A Lưới),…

- Lễ hội lịch sử cách mạng: tổ chức vào các dịp 26/3 chào mừng ngày giải phóng Thừa Thiên Huế;…

- Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo: Lễ hội Điện Hòn Chén là lễ hội mang đậm tính chất tâm linh, tính ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức định kỳ hằng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch; lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hằng năm vào tháng 2 và tháng 6 âm lịch tại xã Thủy Bằng (Hương Thủy) ngày càng thu hút nhiều đồng bào phật tử và du khách về chiêm bái, dự lễ; lễ hội đền Huyền Trân…


- Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch: như Festival Huế; festival nghề truyền thống Huế; lễ hội Sóng nước Tam Giang (Quảng Điền);…

+ Festival Huế là một sự kiện văn hóa du lịch lớn được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần vào các năm chẵn, thường kéo dài từ 7 - 9 ngày và diễn ra chủ yếu ở phạm vi không gian TP Huế gắn với Quần thể di tích Cố đô, đồng thời có sự mở rộng địa bàn ra các TX, huyện nơi có điểm tham quan nổi tiếng của TTH.

Festival nhằm tôn vinh giá trị DSVH Huế với nhiều chương trình lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng diễn ra liên tục trong kỳ festival. Nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội cung đình có quy mô lớn đã được nghiên cứu, phục dựng khá đầy đủ, hoàn chỉnh những nghi thức quan trọng như lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung, lễ Tế Giao, hội thi Tiến sĩ võ, lễ Truyền Lô, Vinh quy bái tổ, Đêm Hoàng cung; các lễ hội dân gian kết hợp với các hình thức hoạt động văn hoá du lịch được nghiên cứu đưa vào tổ chức như Chợ quê ngày hội (ở Cầu ngói Thanh Toàn), Hương xưa làng cổ (làng cổ Phước Tích),...

Ngoài ra, Festival Huế còn có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật nổi tiếng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới với chương trình nghệ thuật phong phú và hấp dẫn gồm: ca múa nhạc, xiếc, sân khấu, nghệ thuật đường phố, trình diễn thời trang, nghệ thuật sắp đặt, rối, điện ảnh, triển lãm,... tạo không khí sôi động, thu hút du khách trong suốt thời gian diễn ra Festival.

+ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức 2 năm một lần vào những năm lẽ, nhằm tôn vinh giá trị các LNTT của TTH, diễn ra từ 3 đến 6 ngày tùy từng năm. Festival Nghề truyền thống với không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm tinh xảo, độc đáo của các làng nghề ở Huế như như nón lá, thêu, đan đát mây tre, pháp lam, hoa giấy, dệt Zèng, mỹ nghệ gỗ, kim hoàn, đèn lồng, diều Huế, Phấn nụ,… của các nghệ nhân và làng nghề trong tỉnh, cùng với sản phẩm của các làng nghề nổi tiếng trong nước tham gia.

Bên cạnh đó, Festival còn có các hoạt động hưởng ứng như hội thảo khoa học, hội chợ làng nghề, gặp gỡ giao lưu với các nghệ nhân, những ngày ẩm thực, triển lãm ảnh nghệ thuật về làng nghề, hội thi về một số nghề, các chương trình nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật đường phố đầy màu sắc,..


Như vậy, lễ hội ở TTH có quy mô và chất lượng khác nhau. Lễ hội văn hóa thể thao và du lịch có quy mô lớn, nổi tiếng cả nước, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Lễ hội truyền thống có quy mô nhỏ, gắn liền với các DTLSVH có giá trị ở TTH. Sự phong phú của lễ hội truyền thống vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội và việc phát huy giá trị của lễ hội để tạo sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch gặp không ít khó khăn.

2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học như ẩm thực, các loại hình nghệ thuật truyền thống,... ở TTH có giá trị thu hút khách du lịch rất lớn.

* Nhạc Huế

Nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Với vai trò là một bộ phận của loại hình nghệ thuật truyền thống, nhạc Huế thường được xem như gồm ba thành phần chính yếu: Nhạc Lễ, Dân ca và Ca Huế.

Nhạc Lễ là nhạc sử dụng trong các nghi lễ đời sống phong kiến ngày trước, gồm nhạc Cung đình và nhạc Rõi bóng (tức là chầu văn ở miền trung)

Các làn điệu dân ca của Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hò như hò mái đẩy, mái nhì, hò nện, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp,... các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang,... mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay tới Huế.

Ca Huế là một thể loại nhạc mang nhiều yếu tố chuyên nghiệp về cấu trúc và phong cách biểu diễn. Về nội dung âm nhạc thì bộ phận đặc sắc nhất của nó lại chịu ảnh hưởng rõ rệt của hò, lý dân gian. Chính từ sự kết hợp hài hoà của hai luồng giao thoa đó đã làm cho ca Huế có đặc biệt, hấp dẫn du khách. Ca Huế đã được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia (2015) [11]. Hiện nay, dịch vụ đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương là sản phẩm du lịch đặc trưng của TTH và có sức thu hút lớn đối với khách trong nước và quốc tế. Ngoại trừ biểu diễn trên sông Hương, ca Huế cũng được biểu diễn phục vụ du khách tại các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, để bảo tồn loại hình âm nhạc truyền thống này, một câu lạc bộ Ca Huế, được tổ chức định kỳ 2 lần trong tuần, do những người nghệ sĩ chuyên nghiệp, yêu ca Huế biễu diễn để phục vụ khán giả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023