Các Tiêu Chí Và Chỉ Tiêu Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn


điều của Luật Di sản văn hóa (2002) thì di tích được phân loại như sau: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh [20].

- Di tích khảo cổ

Di tích khảo cổ là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt đất, trong lòng đất hoặc dưới nước mà ở đó lưu giữ những di vật, vết tích tồn tại có liên quan tới quá trình tồn tại và phát triển của một tộc người, một cộng đồng cư dân ở những thời điểm xa xưa của lịch sử.

Di tích khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. Trong đó các di chỉ cư trú có thể là những di chỉ hang động, hoặc di chỉ cư trú ngoài trời. Ngoài ra, các di tích khảo cổ còn có thể là những công trình kiến trúc cổ, thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị đắm...

- Di tích lịch sử

Di tích lịch sử (DTLS) là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên quan đến các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dựng nước và giữ nước của một dân tộc, quốc gia.

Loại hình DTLS thường bao gồm: Các di tích ghi dấu sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của quân và dân ta, các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh, các di tích lưu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ,...

- Di tích kiến trúc nghệ thuật

Các di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc,... cùng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể chứa đựng bên trong di tích. Nó được tạo dựng để phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng, văn hóa - xã hội của các tầng lớp nhân dân.

Di tích kiến trúc nghệ thuật phản ánh trình độ và những điều kiện của các cá nhân, cộng đồng dân cư trong những thời điểm nhất định của lịch sử. Đồng thời, các di tích còn phản tâm tư, tình cảm, ước vọng của tầng lớp nhân dân thông qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa,... Đây là những di tích quan trọng mang những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho sức sáng tạo của con người.


Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc [52], DTKTNT bao gồm: Nhóm di tích tôn giáo, tín ngưỡng và nhóm di tích kiến trúc quân sự và nhóm di tích kiến trúc dân sự.

+ Nhóm di tích tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm di tích đình làng, di tích chùa tháp Phật giáo, di tích gắn với Nho giáo, di tích gắn với Đạo giáo, di tích đền thờ, di tích nhà thờ và di tích gắn với các tín ngưỡng dân gian truyền thống.

+ Nhóm di tích kiến trúc quân sự gồm di tích thành lũy quân sự - kinh đô cổ và di tích trấn thành, tỉnh thành, đồn binh, chiến lũy quân sự cổ.

+ Nhóm di tích kiến trúc dân sự gồm di tích cung điện, dinh thự, di tích kiến trúc Chămpa, di tích kiến trúc làng cổ, di tích phố cổ, di tích nhà cổ, di tích lăng mộ.

- Danh lam thắng cảnh

Theo điều khoản 4, điều 4, Luật Di sản văn hóa (2001): “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học” [54].

Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn có giá trị nhân văn do con người tạo nên. Vì vậy, chúng có giá trị cao đối với hoạt động du lịch.

b. Các lễ hội

Trong các loại TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.

- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ): Có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng. Nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội. Tuỳ theo tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Phần lễ mở đầu có thể mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Phần lễ cũng có thể là nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.


- Phần hội: Là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn,… mang bản sắc văn hoá dân gian. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó thường không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên những nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách.

c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục dân tộc, âm nhạc,…

d. Làng nghề truyền thống

Theo phần I, Thông tư 116/2006/TT-BNN [10] của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quy định:

- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

Như vậy, hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề truyền thống (LNTT) là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập. Các sản phẩm của LNTT là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc.

Các LNTT đã trở thành đối tượng của hoạt động du lịch, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa, nghệ thuật). Những sản phẩm


này luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh đất nước.

e. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, bảo tàng, công trình văn hóa đặc sắc… đều có sức hấp dẫn lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.

Thông thường những đối tượng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch.

* Cùng với việc phân chia tài nguyên du lịch nhân văn thành 5 nhóm theo loại hình như trên, tài nguyên du lịch nhân văn còn được các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng công nhận danh hiệu tương xứng với cấp giá trị, cụ thể như sau:

- Cấp thế giới: những tài nguyên được Hội đồng di sản thế giới của UNESSCO công nhận danh hiệu di sản thế giới (di sản văn hóa và di sản hỗn hợp) và những tài nguyên nhận được các danh hiệu của UNESSCO (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu thế giới,…) [117], [118]

- Các danh hiệu trong nước: những tài nguyên được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận danh hiệu, bao gồm: cấp quốc gia đặc biệt (do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng), cấp quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng), cấp tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng) [20], [21], [56].

Trong quá trình đánh giá, các tài nguyên du lịch nhân văn được xem xét đồng thời vừa theo loại hình vừa theo cấp xếp hạng.

1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

1.1.3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

Đánh giá các TNDLNV phục vụ phát triển du lịch là một việc rất khó khăn và phức tạp vì bản thân việc đánh giá có liên quan tới con người với những yêu cầu, sở thích, đặc điểm về tâm lý, sinh lý rất khác nhau, liên quan tới các đặc điểm của tài nguyên, các điều kiện kỹ thuật rất đa dạng và có quan hệ chặt chẽ với nhau.


a. Hướng đánh giá

. Đánh giá định tính

Được hiểu là những nhận định về đặc điểm, tính chất của đối tượng, của lãnh thổ nghiên cứu nhằm phục vụ cho một mục tiêu sử dụng nào đó. Với mục tiêu đã xác định của đề tài, đánh giá định tính tài nguyên du lịch nhân văn nhằm trả lời câu hỏi: nhiều hay ít, có giá trị cao hay thấp, phân bố tập trung hay phân tán, phù hợp hay không, thuận lợi hay không cho các loại hình, các hoạt động du lịch.

. Đánh giá định lượng

Đánh giá định lượng chủ yếu là qui về các chỉ tiêu hoặc cho điểm đối tượng được đánh giá theo những mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá định lượng do vậy khắc phục được phần nào tính chủ quan trong đánh giá định tính.

Về mặt lý luận, đánh giá định tính và đánh giá định lượng cần phải đồng thời vận dụng trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác, trên thực tế không phải lúc nào cũng đầy đủ số liệu thống kê và có thể bao quát hết các vấn đề nên đánh giá định tính vẫn còn những giá trị đích thực của nó.

b. Quy trình đánh giá

Đánh giá từng tiêu chí

Bước 1: Chọn các tiêu chí đánh giá

Bước 2: Xác định các bậc của từng tiêu chí

Bước 3: Xác định chỉ tiêu mỗi bậc

Bước 4: XĐ điểm mỗi bậc và hệ số mỗi tiêu chí

Việc đánh giá tổng hợp TNDLNV phục vụ phát triển du lịch được tiến hành theo các bước theo sơ đồ sau:


Bước 5: Tính điểm mỗi tiêu chí






Đánh giá tổng hợp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 6


Bước 6: Điểm tổng hợp và phân hạng kết quả

Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn


- Xây dựng thang đánh giá là bước quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá. Việc xây dựng thang đánh giá bao gồm các bước rất quan trọng là: chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các bậc của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi bậc, cho điểm mỗi bậc, xác định hệ số tính điểm cho các tiêu chí.

- Tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của các tiêu chí.

- Đánh giá kết quả: căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể của mỗi tài nguyên để xác định khả năng khai thác của điểm tài nguyên cho hoạt động du lịch.

1.1.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

a. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDLNV trên thế giới và ở trong nước

Tài nguyên du lịch nhân văn thường được các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đánh giá tổng hợp thông qua việc lựa chọn các tiêu chí liên quan đến tài nguyên. Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì đảm bảo tính bao quát trong nhận định khả năng khai thác hay khả năng khai thác của tài nguyên nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn các tiêu chí và phân cấp chỉ tiêu đánh giá có khác biệt giữa các các quốc gia, các công trình nghiên cứu.

Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn - Một quá trình đánh giá du lịch” (Linking Communities, Tourism and Conservation - A Tourism Assessment Process) nhóm tác giả đã đề xuất các tiêu chí đánh giá tiềm năng của các điểm tài nguyên gồm: Tính độc đáo của điểm tài nguyên; tính thẩm mỹ hoặc giá trị cảnh quan; đa dạng sinh học; giá trị văn hóa (gồm phong tục tập quán cổ truyền, các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống, lễ kỉ niệm truyền thống, điệu múa và âm nhạc); giá trị lịch sử (gồm tuổi, bảo tồn, tầm quan trọng (xếp hạng) của tài nguyên, giá trị kiến trúc, nghệ thuật, giá trị văn hóa, quy mô); sự khai thác và sử dụng; khả năng kiểm soát hoạt động du lịch tại điểm tham quan; khả năng tiếp cận điểm tài nguyên [103, tr29-31].

Trung tâm thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng, Trường Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã đề xuất “Công cụ đánh giá và phát triển tài nguyên du lịch” trong đó việc đánh giá tài nguyên du lịch, gồm cả tự nhiên và nhân văn dựa trên 4


tiêu chí: Tính khác biệt, chất lượng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên và động lực cho du lịch của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Tính khác biệt của điểm tài nguyên so với các tài nguyên tương tự khác trong khu vực dựa vào cấp giá trị của tài nguyên và khả năng thu hút khách. Chất lượng tổng thể của điểm tài nguyên đánh giá dựa vào cấu tạo vật lý (hình dáng bên ngoài), quá trình hoạt động, sự hài lòng của khách hàng và các thuộc tính khác của tài nguyên. Sức hấp dẫn được đo bằng khả năng thu hút lượng khách đến tham quan theo phạm vi địa lý của thị trường khách (khách quốc tế, khách trong nước, khách trong khu vực hay khách địa phương). Động lực cho du lịch được xác định bởi việc lựa chọn một trong sáu lý do nổi bật nhất của điểm tài nguyên mà thu hút du khách đến tham quan [123].

Tác giả Liu Xiao của Trung Quốc đã sử dụng mô hình QEPP nghiên cứu tài nguyên du lịch của Bắc Kinh [128]. Mô hình QEPP là tên gọi viết tắt của bốn từ: Chất lượng, Môi trường, Vị trí và Giá trị cộng đồng (Q: Quality, E: Environment, P: Position và P: Public Praise). Các tiêu chí được lựa chọn để đưa vào đánh giá tài nguyên du lịch theo mô hình QEPP bao gồm: Cấp tài nguyên; mức độ phong phú của cảnh quan; diện tích khu vực; quy mô dân số đô thị trung tâm; khoảng cách đến trung tâm thành phố; mức độ tập trung tài nguyên; vị trí và giá trị cộng đồng. Trong mỗi tiêu chí cũng tiến hành phân bậc để đánh giá, tương ứng mỗi bậc sẽ có một loại điểm. Giá trị của tài nguyên được tính bằng tổng số điểm của tất cả các tiêu chí đưa vào đánh giá.

Ở trong nước, nhiều đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nói chung, trong đó có xây dựng chỉ tiêu đánh giá riêng cho TNDLNV cho một số tiêu chí nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng tổ chức không gian du lịch [3], [10], [69], [78], [80].

Với đề tài ”Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hóa”, tác giả Trần Đức Thanh [69, tr69-71] đã chia các tài nguyên du lịch gồm cả tự nhiên và nhân văn theo đơn vị hành chính cấp huyện để dễ dàng thống kê và so sánh. Đầu tiên, tác giả đánh giá từng tài nguyên du lịch theo 3 tiêu chí: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, diện tích tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch và khả năng khai thác du lịch. Điểm đánh giá của một tài nguyên là tổng điểm của 3 tiêu chí đánh giá nhân với hệ


số. Điểm hệ số của một tài nguyên du lịch là sự biểu hiện mức độ quan trọng khác nhau giữa các tài nguyên. Trên cơ sở đó, điểm tổng hợp cho tài nguyên du lịch của một đơn vị lãnh thổ được tính bằng tổng điểm đánh giá của tất cả tài nguyên của lãnh thổ nhân với điểm mật độ tài nguyên của lãnh thổ.

Cùng hướng nghiên cứu vừa đánh giá tài nguyên, vừa xét sự phân hóa theo lãnh thổ, tác giả Đào Ngọc Cảnh [12, tr105-112] đã sử dụng 7 tiêu chí để đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang để làm căn cứ quan trọng đề ra các định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch gồm: Độ hấp dẫn khách du lịch, thời gian khai thác vào hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật, độ bền vững (mức độ phá hủy) trước các hoạt động du lịch, khả năng khai thác vào du lịch. Theo tác giả, độ hấp dẫn không chỉ căn cứ vào giá trị xếp hạng của tài nguyên, mà còn dựa vào khả năng thu hút khách. Đồng thời, tác giả tiến hành đánh giá tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện bằng cách xác định mật độ điểm trung bình thông qua tổng số điểm đánh giá tài nguyên và tổng diện tích lãnh thổ.

Bùi Thị Thu [80] đã sử dụng 7 tiêu chí đánh giá riêng cho các điểm TNDLNV để tạo cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến điểm du lịch ở Quảng Trị gồm: Khả năng thu hút thị trường khách; khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lỵ; khả năng tiếp cận tham quan du lịch; tính liên kết với các điểm du lịch khác; giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ của điểm du lịch; thời gian tham quan tại điểm du lịch; tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành.

Đề tài “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [78], Đỗ Quốc Thông đã sử dụng 5 tiêu chí: tính hấp dẫn khách du lịch, CSHT&CSVCKT phục vụ du lịch, tính bền vững, vị trí và tính liên kết và sức chứa. Về sau, tác giả Nguyễn Lan Anh khi nghiên cứu “Phát triển du lịch Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [3] đã lựa chọn hai hệ thống tiêu chí đánh giá riêng cho điểm du lịch và điểm tài nguyên. Tác giả đã lựa chọn 3 tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên vùng phụ cận của Thái Nguyên gồm tính hấp dẫn khách du lịch, vị trí địa lí của điểm tài nguyên (tiêu chí này chia làm hai tiêu chí nhỏ: Vị trí điểm tài nguyên so với điểm du lịch điển hình gần nhất đang khai thác và vị trí của điểm tài nguyên so với trung tâm du lịch) và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023