Khung Nghiên Cứu Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tỉnh Thừa Thiên - Huế


các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá thành phần, cũng như mối quan hệ với các loại tài nguyên khác trong cùng một lãnh thổ du lịch.

5.1.2. Quan điểm hệ thống

Tài nguyên du lịch nhân văn là một phần quan trọng trong phân hệ tài nguyên của hệ thống lãnh thổ du lịch. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong từng phân hệ, cũng như giữa các phân hệ với nhau trong cùng một hệ thống và môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn nói chung, các điểm tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng phải đặt trong mối quan hệ với các điểm du lịch nhân văn khác và với tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như các bộ phận hợp thành hệ thống lãnh thổ du lịch.

5.1.3. Quan điểm lãnh thổ

Đối tượng nghiên cứu phân bố trên một phạm vi không gian nhất định với những đặc trưng lãnh thổ riêng. Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn đặt trong quan điểm lãnh thổ để rút ra những đặc điểm riêng của tài nguyên so với các vùng lãnh thổ khác, đồng thời, làm rõ tính phân hóa không gian trong phân bố của tài nguyên du lịch nhân văn TTH. Chính sự phân hóa này sẽ quy định việc phân bố không gian của việc tổ chức lãnh thổ du lịch.

5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các đối tượng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển, nói cách khác chúng thường xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. Tài nguyên du lịch nhân văn tồn tại trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan. Đặc điểm của mỗi tài nguyên hay của một hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là bất biến nên những đánh giá về chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Vì vậy, đánh giá TNDLNV phục vụ du lịch cần thiết phải có những phân tích về lịch sử hình thành, khai thác, bảo tồn trong quá khứ, hiện tại cũng như những nhận định về xu hướng phát triển của đối tượng trong tương lai làm cơ sở cho những định hướng khai thác tài nguyên cũng như lãnh thổ du lịch.

5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững hiện đã trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch của các quốc gia trong thế kỷ XXI. Phát triển


bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của những thế hệ tương lai. Phát triển bền vững phải bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên đúng mức. Quan điểm này sẽ chi phối việc đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho các hoạt động du lịch không làm tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của các tài nguyên.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Khung nghiên cứu


Cơ sở định hướng khai thác


Định hướng khai thác TNDLNV ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đề tài đánh giá khả năng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ cho việc phát triển du lịch với các nội dung nghiên cứu được thể hiện qua hình sau:

Tổng quan về lý luận và thực tiễn TNDLNV và đánh giá TNDLNV


Quy trình đánh giá TNDLNV






Tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu

đánh giá


Điểm mỗi bậc và xác

định trọng số


Đánh giá và phân hạng





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 4


-QHTT phát triển du lịch Việt Nam và BTB

-QHTT phát triển KTXH và du lịch TTH

-Thành tựu, hạn chế ngành du lịch TTH

-Thuận lợi, khó khăn trong khai thác TNDLNV ở TTH

Kết quả đánh giá TNDLNVở tỉnh Thừa Thiên - Huế


Thực trạng khai thác

TNDLNV

tỉnh TTH

- Qua hoạt động của

cơ quan quản lý

nhà nước và công ty du lịch

- Qua cảm nhận của du khách

Giải pháp

Định hướng tổng quát

Định hướng khai thác các điểm TNDLNV

Định hướng khai thác theo tuyến









Giải pháp

cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV


Giải pháp về vốn đầu tư


Giải pháp xúc tiến, quảng bá


Giải pháp bảo tồn

và phát

huy giá

trị tài

nguyên


Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ


Liên kết và hợp tác trong khai thác TNDLNV

Hình 0.1. Khung nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế


5.2.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, công nhận, giúp tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu.

Các tài liệu thứ cấp liên quan đến TNDLNV, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã giúp tác giả tổng quan được các vấn đề lý luận và khung nghiên cứu cho đề tài. Các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành, các viện, trung tâm nghiên cứu, công ty du lịch,... còn giúp tác giả có hiểu biết sâu hơn về tình hình phát triển du lịch của tỉnh và thực trạng khai thác TNDLNV. Trong đề tài, tác giả cố gắng đối chiếu các tài liệu thuộc các nguồn khác nhau, sắp xếp, hệ thống hóa, tìm ra logic cho luận án.

5.2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Để thu thập số liệu sơ cấp về cảm nhận của du khách đối với hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, bằng bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc đối với du khách ở Huế. Mức độ cảm nhận của du khách được ước lượng bằng thang đo 5 cấp độ của Likert với 1 - Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không hài lòng, 2 - Không đồng ý/không hài lòng, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý/Hài lòng, 5 - Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng.

Căn cứ vào giá trị nổi bật của tài nguyên và thực trạng khai thác các điểm du lịch nhân văn hiện nay ở TTH, tác giả tập trung vào khảo sát cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch là các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), các làng nghề truyền thống (LNTT) và một số công trình văn hóa được khai thác cho hoạt động du lịch.

Bảng hỏi và nội dung phỏng vấn được thiết kế riêng cho 2 nhóm tài nguyên du lịch là các điểm du lịch di tích lịch sử - văn hóa và các công trình văn hóa (gọi tắt là nhóm di tích – công trình văn hóa) và các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Cấu trúc của bảng hỏi gồm 3 phần: Thông tin chuyến đi, cảm nhận của du khách và thông tin cơ bản với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở; trong quá trình phỏng vấn kết hợp với việc quan sát, trao đổi về các vấn đề có liên quan. Du khách được hỏi


cảm nhận về các yếu tố lịch sử, văn hóa của tài nguyên; các yếu tố môi trường và các dịch vụ bỗ trợ mà du khách có thể sử dụng khi đến các điểm du lịch (Phụ lục 10).

Địa điểm khảo sát được lựa chọn là những điểm thu hút khách tham quan khi đến TTH. Để việc điều tra diễn ra một cách khách quan, khoa học và số mẫu điều tra đó có thể đại diện cho tổng thể, đối tượng tiến hành điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên và không lặp. Trên cơ sở chọn mẫu phân tổ và phi xác xuất, số lượng mẫu được điều tra là 170 mẫu cho hai đối tượng khách quốc tế và khách nội địa. Dựa vào tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa ở TTH, phân tổ cho hai đối tượng này 110 mẫu khách nội địa và 60 mẫu khách quốc tế; trong mỗi nhóm, tiến hành lấy mẫu phi xác suất để đủ số mẫu theo quy định. Phân bổ phiếu của khách nội địa là 80 mẫu điều tra với điểm du lịch di tích – công trình văn hóa và 30 mẫu điều tra với điểm du lịch làng nghề thủ công truyền thống; phân bổ phiếu tương ứng với khách quốc tế là 30/30.

5.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia có ưu điểm rất lớn trong việc sử dụng để đánh giá các nội dung thiên về định tính, kiểm nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cố gắng trao đổi, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về xác định các tiêu chí và trọng số các tiêu chí đánh giá TNDLNV. Chuyên gia gồm 6 nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về du lịch Thừa Thiên - Huế và phương pháp AHP, 3 chuyên gia là lãnh đạo các bộ phận, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và hoạt động du lịch Thừa Thiên - Huế, 3 chuyên gia là nhà quản lý, điều hành các công ty du lịch. Lý lịch khoa học của các chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 2.

* Tính điểm trung bình

Điểm trung bình cho các chỉ tiêu chuyên gia được tính theo công thức sau:



C 1 n C

j n ij

j i1

Trong đó:

- Cij điểm chuyên gia i đánh giá mục tiêu j

- nj là số chuyên gia tham gia cho điểm mục tiêu j


- i = 1, n (n: chuyên gia); j = 1, m (mục tiêu)

* Xử lý ý kiến bất đồng các chuyên gia

Khi thu thập ý kiến chuyên gia, trong một số vấn đề phát sinh ý kiến không đồng nhất, vì vậy, cần phải kiểm định để có biện pháp xử lý sự bất đồng nếu có.


- Đối với các vấn đề mang tính định lượng: Để xem xét sự bất đồng của các chuyên gia đối với các vấn đề mang tính định lượng đề tài áp dụng công thức tính hệ số biến thiên CV (coefficient of variation)

CV S *100%

X

Trong đó: S: Độ lệch chuẩn

X: Giá trị bình quân

Nếu CV lớn có nghĩa là có sự bất đồng ý kiến và như vậy đề tài sẽ xem xét để loại bỏ các ý kiến các biệt lớn.

- Đối với các vấn đề mang tính định tính: ý kiến được lấy khi có tổng số chuyên gia đồng ý trên 50%.

5.2.2.4. Phương pháp thống kê

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, với việc sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, đó là phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu thống kê về số lượng khách, doanh thu về tình hình phát triển du lịch của TTH và tình hình hoạt động ở một số điểm tài nguyên du lịch nhân văn. Đề tài cũng sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 để xử lý các thông tin từ phiếu điều tra của du khách.

Đồng thời, đề tài sử dụng mô hình phân cấp thứ bậc hay mô hình trọng số AHP (Analytic Hierachy Process) để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Phương pháp này thông qua phân tích tương quan hồi quy giữa các tiêu chí nhằm xác định trọng số của các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng khai thác của các điểm TNDLNV cho việc khai thác phát triển du lịch.

Sau khi xác định tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH, để tính toán trọng số của tiêu chí theo mô hình AHP, các bước tiến hành như sau:

- Bước 1: Thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên của các tiêu chí.

- Bước 2: Thiết lập ma trận so sánh theo cặp tiêu chí đánh giá. Đây là ma trận nghịch đảo với sự so sánh cặp: nếu tiêu chí i so sánh với tiêu chí j có một giá trị aij thì khi j so sánh với i sẽ có giá trị nghịch đảo là 1/aij, nếu tiêu chí so sánh với chính nó sẽ bằng 1.

- Bước 3: Tính toán trọng số các tiêu chí bằng cách lấy giá trị của mỗi cặp chia cho tổng mỗi cột trong ma trận. Chuẩn hóa các giá trị để có được trọng số của tiêu chí bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng.


- Bước 4: Tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bước 1, 2, 3.

5.2.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là một phương pháp truyền thống của địa lý học được sử dụng để khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin chính xác ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời bổ sung các tài liệu còn thiếu và kiểm chứng các dữ liệu đã có và kết quả nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa các điểm TNDLVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình khai thác TNDLNV để xác định đối tượng đánh giá và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh TTH.

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo các tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn thuộc đối tượng nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng vì nhiều dữ liệu đầu vào của phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp như khả năng tiếp cận, mức độ bảo tồn, mức độ hấp dẫn,... được thu thập và kiểm chứng trên thực địa.

Giai đoạn 3: Sau khi có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của các điểm tài nguyên du lịch nhân văn, phương pháp thực địa giúp xác tín lại kết quả nghiên cứu (những trường hợp có nghi vấn)

5.2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là từ viết tắt của S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phương pháp phân tích cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội, dọa) để đưa ra các định hướng phát triển cho đối tượng nghiên cứu theo bốn loại chiến lược sau: điểm mạnh - cơ hội (SO), điểm mạnh - đe dọa (ST), điểm yếu – cơ hội (WO), điểm yếu - đe dọa (WT). Bằng công cụ SWOT, đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của hoạt động khai thác TNDLNV tỉnh TTH để xác định các điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa và những kết hợp làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả TNDLNV phục vụ phát triển du lịch tỉnh TTH.

5.2.2.7. Phương pháp bản đồ - GIS

Việc kết hợp phương pháp bản đồ và GIS trong nghiên cứu đề tài là rất cần


thiết và mang lại hiệu quả cao. Các bản đồ trong đề tài được dùng làm công cụ chủ yếu để phân tích lãnh thổ, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế tuyến du lịch, phân tích mối quan hệ giữa các điểm du lịch với nhau. Đề tài sử dụng hệ thống bản đồ đã có như bản đồ hành chính để thu thập thông tin ban đầu về các đơn vị hành chính của tỉnh. Các lớp thông tin nền được sử dụng để xây dựng các bản đồ khác như bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn, bản đồ định hướng tuyến du lịch,... dưới sự trợ giúp của phần mềm mapinfor.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá TNDLNV, trên cơ sở đó, đề tài đã hình thành quy trình, khung lý thuyết đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn.

- Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn.

- Làm nổi bật các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và sự phân hóa theo không gian của tài nguyên; nhận diện khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch hợp lý hơn.

- Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới các góc độ khác nhau cơ quan quản lý nhà nước (quản lý ngành), công ty du lịch và du khách

- Đề xuất được một số định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn về mặt lãnh thổ và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế đến năm 2030.

7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được chia thành ba chương như sau

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn.

Chương 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Du lịch và khách du lịch

a. Du lịch

Du lịch là hoạt động gắn liền với sự di chuyển của con người từ nơi này qua nơi khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trong đời sống của con người. Dưới mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi tác giả có một cách hiểu khác nhau về du lịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1991): “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác” [115].

Trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [81].

Theo quy định của Luật Du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [55; Điều 4, khoản 1].

Như vậy, dù còn đôi chỗ khác biệt trong quan niệm về du lịch, chưa có sự thống nhất về ngữ nghĩa, nhưng nhìn chung du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức,... Mặt khác, du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh, phục vụ vận chuyển, ăn uống, tham quan, lưu trú... Ở Việt nam hiện nay, khái niệm về du lịch được trình bày trong Luật Du lịch được thừa nhận và sử dụng rộng rãi.

b. Khách du lịch

Khách du lịch là người thực hiện các chuyến đi và là đối tượng phục vụ của

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí