hoạt động du lịch. Nhiều khái niệm về khách du lịch được đưa ra không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, các khái niệm đều dựa vào 3 khía cạnh gồm mục đích chuyến đi, thời gian chuyến đi và không gian của chuyến đi.
Các tổ chức quốc tế có liên quan nghiên cứu nhiều về khái niệm khách du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu và so sánh quốc tế. Theo “Các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch năm 2008” (IRTS) của WTO được Ủy ban thống kê Liên hợp quốc (UNSC) sử dụng cho rằng: Khách du lịch (Visistor) là người tham gia chuyến đi đến địa điểm bên ngoài môi trường sống thường xuyên của họ, trong thời gian ít hơn 1 năm cho mục đích kinh doanh, nghỉ ngơi hoặc mục đích cá nhân khác không bao gồm việc làm thêm để nhận thu nhập ở quốc gia đến thăm [119, tr.10].
Khách du lịch quốc tế (International visistor) là người thực hiện chuyến du lịch ra khỏi phạm vi ranh giới quốc gia để đến một quốc gia khác, bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound visistor) gồm những người nước ngoài đến một quốc gia khác để du lịch.
- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound visistor) gồm những người dân của một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa (Domestic visistor) gồm những người đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia họ đang sống. [119, tr.16]
Ở Việt Nam, theo khoản 2, điều 4 của Luật Du lịch (2005) thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [55, tr.10].
Theo điều 34 của Luật: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [55, tr.33].
1.1.1.2. Loại hình và sản phẩm du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 2
- Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 3
- Khung Nghiên Cứu Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Các Tiêu Chí Và Chỉ Tiêu Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Phân Cấp Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Hấp Dẫn Của Điểm Tndlnv
- Trọng Số, Độ Lệch Chuẩn Và Độ Biến Thiên Các Tiêu Chí
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
a. Loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu “là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch
tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó” [31, tr64].
Như vậy, khái niệm loại hình du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu là sự gộp nhóm của nhiều loại hình du lịch cụ thể. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay như:
- Du lịch tham quan là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên như phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là TNDLNV như di tích, công trình dương đại…
- Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm nghỉ dưỡng thường là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan đẹp như các bãi biển, vùng núi, vùng quê,…
- Du lịch tôn giáo là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa,...
- Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho du khách. Địa điểm là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đặc điểm của loại hình du lịch này là thời gian lưu trú của khách dài và nhu cầu du lịch ít có tính thời vụ.
- Du lịch văn hóa: Theo quy định tại điều 4, Luật Du lịch (2005) thì “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [55, tr.12]. Đây là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến du lịch để tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán của đất nước đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các viện bảo tàng, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề, các liên hoan nghệ thuật, liên hoan phim, âm nhạc...
- Du lịch sinh thái: Theo Luật Du lịch (2005), du lịch sinh thái “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [55, tr12]. Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên, đến các nơi còn hoang sơ, phong cảnh
đẹp để tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa của khách du lịch. Địa điểm tổ chức hoạt động này thường là các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các làng, bản văn hóa...
b. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một cơ sở, một địa phương nào đó.
Theo Luật Du lịch (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [55, tr.12]
Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo đó, các bộ phậm tạo thành sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên du lịch cùng với các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Các dịch vụ du lịch chủ yếu cần thiết để có thể tạo thành sản phẩm du lịch như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm…
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành có tính định hướng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên du lịch là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nó vừa là một phân hệ riêng trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch, vừa là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch và các cấp phân vị khác trong hệ thống.
Theo Pirojnik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế - kỹ thuật cho phép, chúng được sử dụng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [dẫn theo 90, tr.31].
Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010) thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững” [90, tr.31].
Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại chương I, điều 4 quy định “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [55, tr.11]. Đồng thời, điều 13 cũng ghi rõ: “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác” [55, tr.19].
Như vậy, cách tiếp cận tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhưng về cơ bản có các điểm chung:
- Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có khả năng phục vụ mục đích du lịch. Bởi vì, không phải tất cả tổng thể tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,... đều có thể khai thác cho mục đích du lịch, có khả năng thu hút khách du lịch. Điều làm cho nó trở thành tài nguyên du lịch đó chính là những tính chất, đặc điểm, những giá trị về thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử, văn hóa, tâm linh,… của các thành tạo tự nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay khối óc con người tạo nên có sức hấp dẫn đối với du khách.
- Tài nguyên du lịch bao gồm những tài nguyên đã và đang khai thác, và những tài nguyên chưa khai thác, còn tồn tại dưới dạng tiềm năng.
Tóm lại, tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế, tài nguyên du lịch một lãnh thổ càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai thác hoạt động du lịch càng cao.
1.1.1.4. Điểm tài nguyên và điểm du lịch
Về mặt lãnh thổ, điểm tài nguyên và điểm du lịch thường có quy mô nhỏ, phân bố trong một phạm vi không gian nhất định. Điểm tài nguyên được hiểu là nơi có một hoặc một vài loại tài nguyên du lịch có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch.
Điểm du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [55, tr.11].
Như vậy, nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động, điểm du lịch là nơi đã có tổ chức khai thác phục vụ mục đích du lịch. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm du lịch khi có hoạt động tổ chức khai thác.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.2.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những TNDLNV mà chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDLNV. Hay nói cách khác, những TNDLNV cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các TNDLNV, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến.
Theo Điều 13 của Luật Du lịch (2005):“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [55, tr.19].
Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu.
1.1.2.2. Đặc điểm
Tài nguyên du lịch nhân văn có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Mang tính phổ biến
Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu hết các ý kiến đều thừa nhận văn hóa là những sản phẩm sáng tạo của con người. Như vậy ở đâu có con người, ở đó có các sáng tạo văn hóa. Sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt động của con người, và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ. Suy rộng ra, TNDLNV là thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia vì vậy nó mang tính phổ biến.
- Mang những giá trị đặc sắc riêng
Điều kiện và đặc điểm của môi trường sống là những yếu tố chi phối, nuôi dưỡng việc hình thành đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa ở mỗi vùng
miền. Vì điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên TNDLNV ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngưỡng.
Vì những đặc điểm riêng, đặc sắc của TNDLNV góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng của mỗi quốc gia, vùng miền. Lúc nào bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc còn được giữ gìn, bảo vệ, lúc đó chúng còn giá trị khai thác phục vụ du lịch. Do vậy, trong quá trình khai thác TNDLNV cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.
- Rất phong phú và đa dạng
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của con người, gắn liền với sinh hoạt, đời sống và sự phát triển của nhân loại. TNDLNV bao gồm cả tài nguyên dưới dạng vật thể lẫn tài nguyên phi vật thể, hoặc kết hợp cả hai dạng trên. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa.
- Mang những giá trị hữu hình và vô hình
Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của TNDLNV. Trong thực tế, tài nguyên là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch và đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của TNDLNV thì chưa đầy đủ bởi ngoài yếu tố hữu hình thì giá trị của tài nguyên còn được đóng góp bởi các yếu tố “vô hình”. Các giá trị vô hình này được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) - một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của TNDLNV nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo,...) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức.
- Thời gian khai thác khác nhau
Thời gian khai thác TNDLNV được hiểu theo hai nghĩa là thời lượng và mùa vụ. Các TNDLNV có thời gian khai thác rất khác nhau phụ thuộc vào loại tài nguyên và phương thức khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.
Theo thời lượng khai thác, những TNDLNV mà hoạt động du lịch được tổ chức bên trong công trình thì gần như ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả năng khai thác quanh năm như tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế,... Trong khi những TNDLNV mà hoạt động du lịch được tổ chức ngoài trời thì việc khai thác chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố thời tiết, khí hậu, ví dụ như tham quan cầu ngói Thanh Toàn,...
Theo mùa vụ, những TNDLNV gắn liền với sinh hoạt và đời sống con người như các lễ hội, các hoạt động sản xuất, các sự kiện văn hóa... nên tính mùa vụ trong khai thác du lịch rất rõ nét, ví dụ như lễ hội điện Hòn Chén,...
- Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới
Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của con người tạo nên. Vì vậy, con người có thể tái tạo, thay đổi và tạo mới cùng với sự phát triển.
Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là những di tích lịch sử văn hóa do đã hình thành từ lâu, nên rất dễ bị tổn thương bởi các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Vì vậy, cần sự bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích để lưu giữ cho thế hệ mai sau. Đồng thời, trong quá trình phát triển, với sự sáng tạo không ngừng của con người, nhiều công trình, giá trị văn hóa có thể thay đổi hoặc tạo mới.
Do vậy, trong hoạt động khai thác TNDLNV để phục vụ du lịch, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích, công trình kiến trúc... nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch. Ở chừng mực nào đó, sức thu hút, hấp dẫn của TNDLNV đối với du khách phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Mặt khác, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị TNDLNV không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động du lịch, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, góp phần duy trì các đặc điểm văn hóa, các giá trị truyền thống của đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
- Mang tính tập trung dễ tiếp cận
Các TNDLNV thường gắn liền với con người và tập trung ở các điểm quần cư, bởi nó được sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Chính vì vậy, các TNDLNV mang tính tập trung dễ tiếp cận nên đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên, đồng thời tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên,
do phân bố tập trung trong các khu dân cư nên cũng dễ chịu những tác động của con người và nếu không quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị xâm hại.
- Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng
Trong hoạt động du lịch, những TNDLNV có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên tự nhiên. Để đến với một sản phẩm du lịch văn hoá, du khách thường có ý niệm trước về sản phẩm này và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm những đặc điểm văn hóa của nơi đến. Mục đích tiếp cận ban đầu với hai đối tượng là tài nguyên tự nhiên và TNDLNV cũng khác nhau. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức. Bằng hành vi tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên, du khách mong muốn kiểm chứng lại những nhận thức của mình về các tài nguyên đó, nhờ vậy làm giàu thêm kiến thức của mình.
1.1.2.3. Phân loại
Tùy quan điểm nghiên cứu, các tác giả có những hệ thống phân loại tài nguyên du lịch nhân văn khác nhau. Trong luận án này, trên cơ sở phân loại của Luật Du lịch [55] và Luật Di sản văn hóa [54], đồng thời tham khảo kết quả phân loại của 2 tác giả Nguyễn Thị Minh Tuệ [90] và Phạm Trung Lương [47], tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại sau:
a. Các di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia. Nó là bằng chứng xác thực, trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ và tài năng của con người.
Theo khoản 3, điều 4 của Luật Di sản văn hóa (2001) thì “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học” [54].
Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng nhiều nội dung và đặc điểm riêng. Theo điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là di tích) [54] và điều 13 của Nghị định 92 quy định chi tiết thi hành một số