Điểm Đánh Giá Tổng Hợp Khả Năng Khai Thác Của Tài Nguyên Hạng Ii



Trường Quốc Học

ka1

Làng văn hóa, thôn A Gác Trịnh4,2

Lễ hội đền Huyền Trân

4,0

Lễ hội Quán Thế Âm


NLN 112 Mai Thúc Loan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Khu di tích cụ Phan Bội Châu

Lăng Dục Đức

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 14


Lăng Đồng Khánh


Dòng chúa Cứu Thế Nhà thờ Phủ Cam

Đan viện Thiên An Hải Vân Quan

Chùa Thiền Lâm Trung tâm văn hóa Huyền Trân

3,8

3,6

3,4

3,2

3,0


Hổ Quyền


Đàn Xã Tắc


Lăng Thiệu Trị Lăng Gia Long

Văn Miếu


LM và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương

Thiền viện Bạch Mã


Chùa Huyền Không sơn Thượng


Chùa Từ Đàm


Làng nghề mây tre đan Bao La

Dệt Zèng A Lưới

Nón lá Thủy Thanh


Làng gốm Phước Tích

Làng Cổ Phước Tích


KLN Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Nhà lưu niệm Dương Nỗ Đình Dương Nỗ

Tháp Mỹ Khánh Chùa Thánh Duyên


Hình 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng II

Điểm đánh giá trung bình của các tài nguyên trong hạng này là 3,8 điểm với hơn 50% tài nguyên đạt điểm trên mức trung bình. Trong đó, có 10 điểm tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi hơn với điểm đánh giá trên 4 điểm, bao gồm: Trường Quốc Học, Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu, Lăng Đồng Khánh, Văn Miếu, chùa Thánh Duyên, Chùa Từ Đàm, Đan viện Thiên An, Nhà thờ Phủ Cam và Gác Trịnh. Hạn chế của các tài nguyên này do nhiều công trình bị xuống cấp, hư hại (Lăng Đồng Khánh, Văn Miếu) hoặc cách xa trung tâm thành phố (Chùa Thánh Duyên) hoặc do hạn chế về khả năng đón khách (Gác Trịnh, Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa Trang cụ Phan Bội Châu), hoặc do hạn chế về thời gian khai thác (Trường Quốc Học, Chùa Từ Đàm, Nhà thờ Phủ Cam, Đan viện Thiên An)

- Hạng III: TNDLNV có khả năng khai thác ở mức trung bình, gồm 13 điểm tài nguyên, chiếm tỷ lệ 17,1%.

Các tài nguyên có điểm đánh giá trên trung bình (3,1 điểm) của hạng gồm 6 điểm: Hồ Tịnh Tâm, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Đình Thủ Lễ, Đình làng An Truyền, Làng mộc Mỹ Xuyên và Làng chế biến tinh dầu tràm Lộc Thủy. Nổi bật hơn cả là hai tài nguyên Hồ Tịnh Tâm (3,33 điểm) và Phủ thờ Tôn Thất Thuyết (3,36 điểm) tiệm cận gần hạng khả năng khai thác cao.

Các tài nguyên trong hạng có 4 di tích lịch sử - văn hóa và hai làng nghề truyền thống, hầu hết đều ở xa trung tâm thành phố (trừ Hồ Tịnh Tâm).



Làng văn hóa thôn Dổi


Hải Đăng Sơn Chà


Làng CB tinh dầu tràm Lộc Thủy


Làng mộc Mỹ Xuyên

Nhà Ngô Đình Cẩn và KV Chín hầm

3,4

3,2

3,0

2,8

2,6

2,4

2,2


Điện Voi Ré


Hồ Tịnh Tâm


ĐĐ Toà Khâm Sứ Trung Kỳ


Phủ thờ Tôn Thất Thuyết


Đồi A Bia


Chùa Hà Trung


Đình làng An Truyền

Đình Thủ Lễ


Hình 2.7. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng III

Đây là các di tích có giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật,... nhưng do tình trạng xuống cấp, hư hại của các công trình cùng với những hạn chế trong điều kiện khai thác nên khả năng khai thác chỉ ở trung bình cho hoạt động du lịch.

- Hạng IV: TNDLNV có khả năng khai thác thấp gồm 5 tài nguyên, chiếm tỷ lệ 6,6%. Các tài nguyên này có độ hấp dẫn trung bình và các điều kiện khai thác ít thuận lợi.


ĐĐ chiến thắng đồn Khe Tre


Địa đạo Động So

- A Túc

Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng 2,6

2,4

2,2

2,0

1,8

1,6

1,4


Chùa Thành Trung


Hang Đá Nhà - Núi Giòn


Hình 2.8. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng IV

- Hạng V: TNDLNV có khả năng khai thác rất thấp. Các điểm tài nguyên đưa vào đánh giá và phân hạng đã được sơ loại về mức độ hấp dẫn nên kết quả đánh giá của hạng này không có điểm tài nguyên nào.

Trên cơ sở kết quả đánh giá của từng điểm TNDLNV, xét sự phân bố các điểm tài nguyên theo địa bàn, khả năng khai thác tài nguyên có sự phân hóa rõ nét.

- TP Huế: với nhiều TNDLNV có giá trị cao cho du lịch, các tiêu chí đều đạt điểm xếp hạng cao, nên đây là địa bàn có khả năng khai thác rất cao với điểm đánh giá trung bình của các TNDLNV là 4,21 điểm. Trong đó, TP Huế có thế mạnh nổi


bật là khả năng tiếp cận (gần đạt 100% điểm tuyệt đối) và hạn chế thuộc về mức độ bảo tồn của tài nguyên.

- TX. Hương Thủy, TX. Hương Trà, H. Phú Vang, H. Phong Điền: Khả năng khai thác cao với điểm đánh giá trung bình của các TNDLNV trên địa bàn lần lượt là 4,07 điểm, 3,93 điểm, 3,79 điểm, 3,47 điểm. TX Hương Thủy có nhiều tài nguyên có khả năng khai thác cao nên điểm đánh giá trung bình cao. Ba địa bàn còn lại có điểm đánh giá trung bình thấp hơn và hạn chế chủ yếu của các khu vực này ở tiêu chí khả năng tiếp cận và tính liên kết.

- Huyện Quảng Điền, Phú Lộc và A Lưới: có khả năng khai thác TNDLNV phục vụ du lịch ở mức trung bình. Tuy nhiên các địa bàn đều có điểm đánh giá trung bình cao, tiệm cận gần điểm cao nhất của hạng trung bình (Quảng Điền: 3,38 điểm; Phú Lộc: 3,3 điểm và A Lưới: 3,29 điểm). Hạn chế lớn nhất của các địa bàn này thuộc về tiêu chí khả năng tiếp cận và tính liên kết.

- Huyện Nam Đông: Đây là huyện có khả năng khai thác TNDLNV thấp của tỉnh với 2,25 điểm.

Kết quả đánh giá khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch nhân văn và khả năng khai thác trung bình phân theo địa bàn huyện, thị, thành phố này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng định hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH để phục vụ phát triển du lịch.

2.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH được phản ánh thông qua hoạt động tổ chức kinh doanh, công tác quản lý, bảo tồn gắn trực tiếp với các TNDLNV. Các nội dung này giúp phản ánh những điểm tài nguyên nào đã được đưa vào khai thác trở thành các điểm du lịch và khai thác ở mức độ nào. Đồng thời, nó cũng giúp nhận biết vấn đề quản lý, mức độ đầu tư cho công tác bảo tồn đối với nguồn TNDLNV của tỉnh hiện nay. Bên cạnh đó, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TTH còn được phản ánh thông qua cảm nhận của du khách.

Tài nguyên du lịch nhân văn ở TTH hiện nay được tổ chức khai thác bởi Trung tâm bảo tồn Di tích (TTBTDT) Cố đô Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trung tâm Quản lý và Tổ chức biểu diễn Ca Huế và các công ty du lịch. Bên cạnh số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành của địa phương, đề tài thống kê các chương trình gắn với các tuyến, điểm du lịch nhân văn ở TTH hiện đang khai thác phục vụ du khách.


Việc tiếp cận nguồn thông tin về các tuyến, điểm du lịch thông qua trang thông tin điện tử (website), văn phòng của các cơ quan quản lý, công ty du lịch trên địa bàn TTH và qua website của các công ty ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng khai thác TNDLNV ở TTH có một số đặc điểm sau:

2.4.1. Qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và công ty du lịch

2.4.1.1. Các tuyến, điểm du lịch

a. Cơ quan quản lý nhà nước tổ chức

- Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Trung tâm hiện đang quản lý và trực tiếp khai thác các di tích thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế, trong đó một số điểm được bán vé tham quan gồm: Đại Nội, Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, cung An Định, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh (năm 2013).

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, đơn vị trực thuộc của TTBTDT Cố đô là đơn vị trực tiếp khai thác Nhã Nhạc cung đình Huế. Không gian văn hóa biểu diễn Nhã nhạc rất quan trọng, bởi vì ngoài nghe nhạc, du khách còn cảm nhận những giá trị văn hóa cung đình mà loại hình âm nhạc này mang lại. Trước đây, Nhã Nhạc được biểu diễn ở hai địa điểm chính là Nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại Nội và nhà hát Minh Khiêm Đường ở lăng Tự Đức nhằm tạo sự đa dạng trong dịch vụ phục vụ khách đến tham quan di tích. Hiện nay, Nhã Nhạc chỉ còn biểu diễn ở Nhà hát Duyệt Thị Đường. Khi đến xem Nhã nhạc du khách sẽ được thưởng thức một chương trình nghệ thuật độc đáo, gắn với đúng không gian của cung đình triều Nguyễn. Đồng thời, tại nhà hát, việc kết hợp các quầy lưu niệm bán các sản phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, sách báo, băng đĩa về Nhã nhạc, múa và Tuồng cung đình,... và các dịch vụ chụp ảnh nghệ thuật cung đình lưu niệm cùng các diễn viên và nghệ sĩ với trang phục cung đình nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.

Hoạt động khai thác Nhã nhạc cung đình Huế vào phát triển du lịch ngày càng được mở rộng, tạo nên sự đa dạng dịch vụ phục vụ khách tham quan. Đây là một sản phẩm văn hóa đặc sắc, có giá trị nổi bật, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch TTH đối với cả nước và trên thế giới. Tuy nhiên, để phát huy hết giá trị của DSVH phi vật thể này có không ít thách thức. Do Nhã nhạc cung đình Huế là


loại hình âm nhạc chính thống, bác học đòi hỏi người nghe phải có trình độ nhận thức nhất định, do vậy hạn chế nguồn khách. Vấn đề lôi cuốn khách đến xem lần 2, lần 3 là khó khăn. Đồng thời, vấn đề nghiên cứu để phục dựng, bảo tồn đúng nguyên bản và làm thế nào để gắn với du lịch để quảng bá, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc này của Huế là những thách thức không nhỏ.

Ngoài ra, các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, TTBT đã nghiên cứu, phục dựng các lễ hội cung đình quan trọng, độc đáo như lễ hội Điện Hòn Chén, lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã tắc,… Qua các kỳ tổ chức Festival, việc nghiên cứu để phục hồi, tái hiện lại một số lễ hội Cung đình tương đối tốt, tạo ra sắc thái mới cho các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; thể hiện sự gắn bó giữa các hoạt động văn hoá với du lịch bước đầu có chuyển biến, nhờ vậy việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn đạt được hiệu quả cao hơn.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh TTH: hiện đang tổ chức tham quan bảo tàng và các di tích của Người ở TTH, gồm Trường Quốc Học, Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, cụm di tích Dương Nỗ (Đình làng Dương Nỗ, Nhà lưu niệm Bác Hổ ở Dương Nỗ), điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ.

- Trung tâm quản lý và tổ chức biễu diễn Ca Huế là đơn vị trực tiếp khai thác Ca Huế trên sông Hương. Đây là loại hình nghệ thuật đặc thù của TTH. Loại hình độc đáo này thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh. Hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương đã góp phần giới thiệu một nét văn hóa đặc sắc của địa phương nhằm thu hút khách du lịch . Vấn đề bảo tồn các giá trị truyền thống, nguyên bản của ca Huế trước những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan ban ngành của tỉnh.

- Các lễ hội truyền thống ở TTH cũng được tổ chức định kỳ hằng năm bởi ban tổ chức là chính quyền địa phương các cấp. Các lễ hội này thường diễn ra ở các DTLSVH, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh, góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch của địa phương. Tuy nhiên, các lễ hội phần lớn phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng địa phương, còn việc tổ chức khai thác phục vụ du lịch còn hạn chế. Mặt khác, thời gian diễn ra lễ hội truyền thống thường ngắn, chỉ một thời điểm trong năm, địa bàn tổ chức có quy mô nhỏ nên các chương trình du lịch gắn với lễ hội còn ít và có thời gian khai thác hạn chế.


b. Công ty du lịch tổ chức

Trên cơ sở xem xét các chương trình du lịch có các điểm du lịch nhân văn ở TTH của 18 công ty lữ hành và chi nhánh công ty lữ hành ở TTH, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội (Phụ lục 9) cho thấy:

- Trong tổng số 75 chương trình du lịch, thời gian tham quan ở Huế thường kéo dài từ 1-3 ngày và một số ít chương trình chỉ ½ ngày. Các chương trình du lịch từ 2 ngày trở xuống thì đều dành toàn thời gian cho việc tham quan các điểm du lịch nhân văn; các chương trình có thời gian tham quan nhiều hơn thường có sự kết hợp thêm 1 hoặc 2 điểm du lịch tự nhiên.

Tính riêng thời gian dành cho tham quan các điểm du lịch nhân văn trong các chương trình du lịch khảo sát, chương trình du lịch có thời gian tham quan ½ ngày chiếm 8%, thời gian 1 ngày chiếm 61,3%, thời gian 1,5 ngày chiếm 20%, thời gian 2 ngày chiếm 8% và chương trình có thời gian tham quan 2,5 ngày chiếm 2,7%. Như vậy, các chương trình tham quan các điểm du lịch nhân văn hầu hết là chương trình ngắn ngày và đối với các chương trình trên 2 ngày, thì hơn 70% thời gian lưu lại Huế để tham quan các điểm du lịch này.

- Các điểm du lịch nhân văn được tập trung khai thác nhiều trong các chương trình du lịch của các công ty lữ hành. Trong tổng số 46 điểm du lịch xuất hiện trong các chương trình du lịch khảo sát thì có 41 điểm du lịch nhân văn và 5 điểm du lịch tự nhiên. Nếu tính thêm các điểm du lịch được tổ chức khai thác bởi TTBTDT Cố đô Huế và Bảo tàng Hồ Chí Minh thì số lượng điểm du lịch tăng lên 52 điểm, với 47 điểm thuộc tài nguyên nhân văn và 5 điểm thuộc tài nguyên tự nhiên.

Bên cạnh đó, sông Hương và cầu Tràng Tiền là hai tài nguyên nổi tiếng ở Huế, nó hiện hữu ngay giữa trung tâm thành phố và khách du lịch đến Huế đều có thể tham quan, chiêm ngưỡng nên không nằm trong các chương trình du lịch.

- Số lượng các điểm du lịch nhân văn phân theo loại hình đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch chủ yếu tập trung vào các DTKTNT thuộc QTDT Cố đô Huế và các đối tượng văn hóa khác. Trong 41 điểm du lịch nhân văn của các công ty du lịch thì có 14 DTKTNT (trong đó có 12 DT thuộc QTDT Cố đô Huế), 5 DT lịch sử, 7 làng nghề truyền thống và 15 điểm du lịch khác (gồm đối tượng gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hóa khác). Nếu tính cả các điểm du lịch mà TTBTDT và Bảo tàng Hồ Chí Minh khai thác thì có 16 DT kiến trúc nghệ thuật, 9


DT lịch sử, 7 làng nghề truyền thống và 15 điểm du lịch khác. Như vậy, số lượng di tích được xếp hạng đưa vào khai thác so với tổng số DTLSVH được xếp hạng của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Tần suất xuất hiện của mỗi điểm du lịch trong các chương trình chênh nhau rất lớn và hầu hết đều có tần suất thấp. Đặc biệt, mức độ khai thác có sự chênh lệch

rất rõ nét giữa một số di tích thuộc QTDT Cố đô Huế và các điểm du lịch còn lại.

79,0 79,0

72,8

53,1

51,9

12,3 11,1

6,2

13,6

7,4 6,2

60,5 58,0

19,8

19,8

24,0

6,2

4,9 4,9 4,9 4,9

%

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Nguồn Số liệu điều tra năm 2014 Hình 2 9 Tần suất xuất hiện của một số 1


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 2.9. Tần suất xuất hiện của một số điểm du lịch nhân văn trong các chương trình du lịch khảo sát


Qua hình 2.9, trong tổng số 81 chương trình du lịch được khảo sát của công ty du lịch và cơ quan quản lý có 21 điểm có tần suất xuất hiện từ 4,9% (4 lần) trở lên, 26 điểm còn lại trong tổng số 47 điểm đưa vào khai thác có tần suất hiện rất thấp chỉ từ 1 - 3 lần. Trong 21 điểm có tần suất xuất hiện từ 4,9% trở lên trên tổng số chương trình du lịch khảo sát, chỉ có 8 điểm du lịch có tần suất từ 20% trở lên. Như vậy, hầu hết các điểm du lịch được đưa vào khai thác với tần suất thấp dưới 20% trên tổng số 81 chương trình khảo sát, với 39/47 điểm du lịch; chỉ có 8 điểm, chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số 47 điểm du lịch đưa vào khai thác có tần suất trên 20%.

Đặc biệt, 6 điểm thuộc QTDT Cố đô Huế gồm Đại Nội, Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế), lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ và 1 điểm là ca Huế trên sông Hương chiếm 14,9% tổng số điểm du lịch, có tần suất xuất hiện rất cao với hơn 50% trong tổng số chương trình du lịch. Điều này cho thấy mức độ khai thác giữa các điểm du lịch chênh lệnh nhau rất lớn, hoạt


động khai thác tài nguyên chỉ tập trung mạnh vào 7 điểm kể trên, trong khi tài nguyên của tỉnh rất phong phú và nhiều loại có giá trị cao. Thực trạng này dẫn đến hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao, gây áp lực cho công tác bảo tồn đối với các điểm du lịch khai thác quá nhiều, đồng thời gây lãng phí nguồn tài nguyên du lịch có giá trị khác của tỉnh.

- Loại hình du lịch gắn với các điểm du lịch nhân văn còn đơn điệu, chủ yếu là chương trình du lịch tham quan thuần túy; các chương trình du lịch kết hợp như du lịch tôn giáo, du lịch học tập, nghiên cứu khoa học,… rất ít, hầu như không có.

- Phương tiện vận chuyển khách du lịch đến các điểm du lịch ở Huế có thể bằng ô tô, xe máy, xe đạp, thuyền, trong đó phổ biến nhất là bằng ô tô. Việc tổ chức chương trình tham quan một số di tích thuộc QTDT Cố đô Huế bằng thuyền kết hợp tham quan cảnh đẹp sông Hương là sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế. Ngoài ra, một số chương trình tham quan làng quê bằng xe đạp cũng tạo nên sức hấp dẫn mới đối với du khách.

- Các tuyến, điểm du lịch có sự phân hóa theo không gian, hầu hết các chương trình tập trung khai thác các điểm ở thành phố Huế và khu vực phụ cận. Điều này, được lý giải bởi đây là khu vực có mật độ tập trung điểm TNDLNV rất cao và nhiều điểm có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy các điểm du lịch nhân văn có giá trị ở các khu vực khác ít được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch.

2.4.1.2. Số lượng khách và doanh thu vé tham quan

Theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh TTH trong số các DTLSVH đứng đầu các điểm du lịch đón khách nội địa và quốc tế là Quần thể di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên, trong đó chỉ có Đại Nội và các lăng vua là các điểm du lịch đông khách nhất, có bán vé tham quan còn hầu hết các di tích, các tài nguyên du lịch nhân văn còn lại chưa được đầu tư, khai thác cho hoạt động du lịch; một số ít được đưa vào khai thác trong hoạt động của các công ty lữ hành.

Các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế là tài nguyên nổi bật và đặc sắc của TTH cũng như cả nước. Ngay từ khi hoạt động du lịch bắt đầu phát triển ở TTH, đặc biệt từ sau khi di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là DSVH thế giới năm 1993 thì số lượng khách đến tham quan tăng lên nhanh chóng.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí