Định Hướng Và Giải Pháp Khai Thác Hiệu Quả Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Tỉnh Thừa Thiên - Huế


tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng định hướng khai thác tài nguyên trong hiện tại và tương lai.

Trong hơn 10 năm qua, thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch đã thu được những kết quả tích cực về tăng số lượng khách, doanh thu và công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, góp phần vào việc phát triển du lịch của tỉnh và nâng cao hình ảnh du lịch TTH đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên còn tồn tại một số hạn chế, đáng chú ý là số lượng các TNDLNV đưa vào khai thác còn ít so với tiềm năng, việc tập trung khai thác nhiều vào Quần thể di tích Cố đô Huế và chậm phát huy những giá trị của các tài nguyên khác gây lãng phí tài nguyên và chưa đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa. Kết quả này dẫn đến hiệu quả khai thác TNDLNV không cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Qua phân tích cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch nhân văn ở tỉnh TTH cho thấy phần lớn du khách đánh giá cao về phong cảnh, giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của tài nguyên du lịch nhân văn. Trong khi các yếu tố vệ sinh môi trường sạch sẽ, sản phẩm làng nghề đa dạng, chất lượng tốt và các dịch vụ bổ trợ như mua sắm, ăn uống… chưa tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho du khách. Điều này làm giảm giá trị cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch nhân văn ở TTH. Đồng thời, cảm nhận của du khách có sự khác biệt giữa nhóm khách Âu, Úc, Mỹ, Phi với nhóm khách châu Á và khách nội địa. Trong tương lai, vấn đề khai thác các điểm du lịch cần được chú trọng đẩy mạnh hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trùng tu, tôn tạo tài nguyên, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách và yêu cầu phát triển nhanh, lâu dài của ngành du lịch TTH; đồng thời, phải hướng đến sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác tài nguyên.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

3.1. Cơ sở xây dựng định hướng

3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thừa Thiên - Huế có vị trí chiến lược với đầy đủ các loại hình giao thông quan trọng gồm: đường bộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, trục hành lang kinh tế Đông Tây nối các điểm du lịch Thái Lan, Lào), đường sắt Bắc - Nam, đường biển (cảng nước sâu Chân Mây) và đường hàng không (sân bay quốc tế Phú Bài). Tài nguyên tự nhiên phong phú với hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương và vườn Quốc gia Bạch Mã,… Đặc biệt, TTH còn có nguồn TNDLNV nổi bật và đặc sắc nhất là Quần thể di tích Cố đô Huế - DSVH thế giới gồm hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa,... hài hoà với khung cảnh thiên nhiên được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Ngoài ra, TTH còn chứa đựng các giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo, đặc sắc như ca múa cung đình, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, văn hoá các dân tộc ít người như Tà Ôi, Vân Kiều,… đặc biệt Nhã nhạc cung đình - được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của thế giới.

Lợi thế của du lịch TTH còn nhờ vị trí là cửa ngõ phía Nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và giữa các di sản thế giới ở Việt Nam việc liên kết với các tỉnh lân cận sẽ làm tăng thêm giá trị của du lịch TTH.

Với tiềm năng, thế mạnh về vị trí và tài nguyên du lịch nêu trên, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định TTH gắn với hệ thống DSVH Cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô

- Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang,… là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ với định hướng TP Huế là đô thị du lịch [23]. Đồng thời, theo Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, cho thấy vị trí và thế mạnh của du lịch TTH. [18]


Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch TTH so với cả nước trong hơn 10 năm

qua chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của du lịch tỉnh; tổng lượng khách đến TTH còn chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước, thể hiện qua hình 3.1 sau:

%

20

18

16

14

12

10 9,1

8

3,5

6

4

2

0


6,8

10,4


4,2

4,4

5,8

4,5

4,4

8,9


12,2

18,7


12,1


10,7

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Tỷ lệ khách du lịch đến TTH so với cả nước

Năm

Tỷ lệ khách quốc tế đến TTH so với cả nước

Nguồn: xử lý từ [83]

Hình 3.1. Tỷ lệ khách du lịch và khách du lịch quốc tế đến TTH so với cả nước

Tính trung bình trong giai đoạn 2000 - 2012, tổng lượng khách đến Huế chỉ chiếm 4,83% so với cả nước. Tính riêng khách quốc tế đến TTH so với cả nước thì tỷ lệ này cao hơn, chiếm 11,84% tính trung bình cho cùng thời kỳ. Điều này phần nào cho thấy sức hút của khách quốc tế đối với TTH và là cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển của du lịch TTH trong tương lai.

3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo QHTT phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vùng du lịch Bắc Trung bộ (BTB) được xác định bao gồm 6 tỉnh, TP: gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TTH [23]. Đây là vùng có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú và du lịch cũng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng.

Trong những năm qua, TTH luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Vùng. Trong giai đoạn 2000 - 2012, Nghệ An, Thanh Hóa, TTH là 3 thị trường chiếm lượng khách lớn nhất; trung bình Nghệ An chiếm 25,19%; Thanh Hóa chiếm 22,91% và TTH chiếm 19,89% trong tổng lượng khách đến vùng BTB. Tuy nhiên, nếu xét riêng lượng khách quốc tế đến Vùng, TTH chiếm tỷ rất cao, trung bình trong giai đoạn 2000 - 2012, TTH chiếm tới 71,7% lượng khách quốc tế đến


Vùng. Điều này cho thấy TTH có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách quốc tế đến với Vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.

Thanh Hóa 2,0%


Thừa Thiên Huế 71,7%

Nghệ An

7,1% Hà Tĩnh

4,2%


Quảng Bình 2,0%


Quảng Trị 13,0%



Nguồn: xử lý từ [83]

Hình 3.2. Cơ cấu khách quốc tế đến các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trung bình giai đoạn 2000 - 2012

Vì vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [23], Huế được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ với định hướng xây dựng hình ảnh chủ đạo và thương hiệu của Vùng là du lịch Di sản cố đô Huế; cùng với không gian phát triển của vùng là TP Huế và phụ cận với định hướng phát triển du lịch di sản và A Lưới được định hướng phát triển du lịch lịch sử - cách mạng. Đồng thời, với đô thị du lịch - TP Huế và một số khu, điểm du lịch quốc gia khác tạo điều kiện cho TTH thu hút một lượng lớn khách quốc tế và nội địa trong tương lai.

3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên

- Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030

* Trong QHTT phát triển kinh tế xã hội tỉnh TTH đến năm 2020 [93] xác định phương hướng phát triển ngành du lịch gồm: Phát triển bền vững ngành du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Về kinh tế, tăng dần tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP. Về văn hoá - xã hội, phát triển du lịch cần gắn với việc tôn tạo, bảo vệ các di sản văn hoá, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc của văn hoá Việt Nam, văn hoá Huế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Về môi trường, phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, không khí và ngăn chặn việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên.


* Theo quyết định phê duyệt QHTT phát triển du lịch tỉnh TTH giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 xác định quan điểm: “Phát triển du lịch TTH nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế” [62].

Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa TTH trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng TTH trở thành một điểm đến ngang hàng với các TP di sản văn hóa thế giới, ngành du lịch Tỉnh đã đề ra những định hướng phát triển như sau:

- Phát triển sản phẩm du lịch

+ Phát triển các loại hình du lịch truyền thống, trong đó du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn TP Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện.

Các sản phẩm chính bao gồm: Du lịch tham quan DTLSVH, đặc biệt là các giá trị của Quần thể di tích cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới; du lịch lễ hội; du lịch tâm linh; du lịch làng nghề; du lịch ẩm thực; du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người.

+ Phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt, một trong số đó là việc tập trung kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm du lịch: Làng văn hóa A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh; triển khai dự án du thuyền trên sông Hương gắn với Ca Huế; khôi phục các làng nghề truyền thống và gắn kết các không gian văn hóa tâm linh với du lịch.

- Tổ chức không gian du lịch

+ Tập trung xây dựng thành phố Huế trở thành Đô thị du lịch quốc gia gắn với vùng phụ cận và dải ven biển trở thành cụm du lịch trung tâm.

+ Khu vực phía Nam và Đông Nam: khai thác thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển của khu vực Chân Mây, Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Xây


dựng khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương là khu du lịch tổng hợp trọng điểm quốc gia, khu Bạch Mã là điểm du lịch quốc gia.

+ Phát triển khu vực dọc theo đường Hồ Chí Minh, huyện A Lưới.

Như vậy, quan điểm và định hướng phát triển du lịch trong QHTT phát triển du lịch TTH đến năm 2030 chủ yếu tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh việc khai thác giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế.

3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế

3.1.3.1. Những thành tựu đạt được

a. Khách và doanh thu du lịch

- Số lượng khách du lịch đến TTH tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2000, TTH đón 470 ngàn lượt khách du lịch, đến năm 2013, tổng lượt khách du lịch tăng gấp ~3,8 lần, đạt hơn 1,7 triệu lượt khách.

Nghìn lượt

1800

1600

889,3

1023

1400

874

1200

794

1000

800

391

500

790,8

748,1

600

275

436

612,5

400

195

272

260

200

0

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2013

Năm


Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: xử lý từ [60]

Hình 3.3. Số lượt khách quốc tế và nội địa đến TTH giai đoạn 2000 – 2013

Trong giai đoạn 2000 - 2013, lượng khách du lịch đến TTH sụt giảm rõ vào năm 2003 và năm 2009, do những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình dịch SARS và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, lượt khách du lịch đến TTH nhanh chóng phục hồi và nhìn chung đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Kết quả tăng trưởng lượt khách du lịch đến TTH phản ánh sức hấp dẫn mạnh mẽ của tài nguyên du lịch địa phương, đặc biệt là những giá trị văn hóa đặc sắc Huế. Bên cạnh đó, kết quả trên còn do những nỗ lực to lớn của ngành du lịch TTH.


- Thị trường khách du lịch quốc tế đến TTH cũng ngày càng đa dạng. Các thị trường truyền thống ở Tây Âu (chủ yếu là Pháp) và Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) đều có sự tăng trưởng lượng khách đến Huế, tuy nhiên do sự tăng trưởng nhanh của các thị trường mới nên cơ cấu của khách Pháp, Mỹ giảm tỷ lệ. Đối với các thị trường này, chương trình du lịch văn hóa có sức hấp dẫn lớn, ngoài ra, đối với khách Mỹ những chương trình mang tính lịch sử chiến tranh của Việt Nam như khu chứng tích Chín Hầm, các vùng mang dấu tích chiến tranh ở A Lưới,... cũng có sức thu hút đặc biệt.

Các thị trường còn lại đều có sự tăng trưởng lượt khách đến Huế, trong đó nổi bật nhất là thị trường Thái Lan. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2003 - 2013 đạt 44,5%/năm và trở thành nguồn khách quốc tế quan trọng đối với ngành du lịch TTH, hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 17,5% (Bảng 3.1)


Quốc tịch

Năm 2000

Năm 2013

Tăng trưởng lượt khách bình quân (2000-2013)

Tăng trưởng cơ cấu khách bình quân (2000-2013)

Lượt

khách (lượt)

Cơ cấu (%)

Lượt

khách (Khách)

Cơ cấu (%)

Anh

12.519

6,42

52.673

7,0

11,7%

0,71%

Đức

12.597

6,46

54.130

7,2

11,9%

0,88%

Mỹ

11.388

5,84

41.035

5,5

10,4%

-0,47%

Nhật

32.390

16,6

33.022

4,4

0,2%

-9,70%

Pháp

54.581

28,0

105.235

14,1

5,2%

-5,15%

Thái Lan

2.704(*)

1,04(*)

130.943

17,5

44,5%(**)

36,84%(**)

Úc

10.725

5,5

56.518

7,6

13,6%

2,48%

Khác

60.801

31,2

274533

36,7

12,3%

1,26%

Tổng

195.000

100

748.089

100

10,9%

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 17

Bảng 3.1. Các thị trường khách quốc tế chủ yếu đến TTH giai đoạn 2000 - 2013


(*) Số liệu năm 2003; (**) Tăng trưởng bình quân 2003-2013 Nguồn: xử lý từ [60]

Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là do có nhiều chương trình du lịch tập trung khai thác nguồn khách này qua cửa khẩu Lao Bảo theo hình thức Carnival qua tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây là một thị trường rất tiềm năng đối với du lịch TTH bởi có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, tương đồng về văn hóa, có khả năng chi tiêu cao và đang được tập trung đầu tư khai thác với nhiều hoạt động du lịch, chương trình xúc tiến, quảng bá.

Nhìn chung, thị trường khách quốc tế trong giai đoạn 2000 - 2013 gặp một số bất lợi nhưng vẫn tăng trưởng mạnh. Trong tương lai, bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng của các thị trường truyền thống, ngành du lịch TTH cần tiếp tục tăng


cường mở rộng các thị trường mới ở Đông Á, Đông Nam Á. Đây là những thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với du lịch TTH.

- Doanh thu du lịch TTH trong giai đoạn 2000 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,7%, từ 190 tỷ đồng năm 2000 đến năm 2013 tăng lên 2.441 tỷ đồng, gấp 12,9 lần (Hình 3.4). Doanh thu xã hội từ du lịch năm 2002 đạt 700 tỷ đến năm 2013 con số này đã tăng lên 6.100 tỷ đồng. Theo thống kê của Tổng cục du lịch [83] TTH là địa phương đứng đầu về doanh thu trong vùng Bắc Trung Bộ và là một trong 10 địa phương có doanh thu du lịch cao nhất nước năm 2012.

Đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế tỉnh TTH ngày càng lớn. Năm 1998, thu ngân sách từ du lịch được 1,2 ngàn tỷ đồng; đến năm 2010 tăng lên 6,3 lần, đạt mức 5,7 ngàn tỷ đồng. Đồng thời, đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh TTH cũng tăng từ 5% năm 2005 lên 9,5% năm 2012 (cao hơn mức chung của cả nước vào năm 2012 là 5%).

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Hệ thống các cơ sở lưu trú

+ Số lượng cơ sở lưu trú (CSLT) ở TTH trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng mạnh từ 80 cơ sở năm 2000 lên 526 cơ sở năm 2013 (gấp 6,6 lần) với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 16% năm (xem Hình 3.4). Số lượng phòng cũng tăng nhanh từ 2.291 phòng năm 2000 lên 9.925 phòng năm 2013, với tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2013 là 12%/năm. Tính đến năm 2012, TTH nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng CSLT [83].

+ Trong những năm qua, chất lượng CSLT của TTH đã có bước cải thiện đáng kể. Qua Hình 3.4 cho thấy, số lượng khách sạn được xếp hạng trong giai đoạn 2000 - 2013 tăng rất nhanh, đạt tốc độ trung bình 17%/năm, nhanh gấp 2 lần tốc độ tăng trung bình của tổng số khách sạn trong cùng thời gian. Vì vậy, tỷ trọng khách sạn được xếp hạng tăng từ 20% năm 2000 lên 60% năm 2013. Đặc biệt các khách sạn cao cấp xếp hạng 4 đến 5 sao có số lượng ngày càng tăng đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch TTH.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí