Lượng Khách Và Doanh Thu Vé Tham Quan Các Di Tích Huế Giai Đoạn 2000 - 2013


Theo số liệu của TTBTDT Cố đô Huế, Di tích Huế từ chỗ chỉ đón hơn 920.655 lượt khách năm 2000 với doanh thu hơn 19 tỷ đồng đến năm 2013 đã tăng lên 1.872.503 lượt khách bán vé tham quan, với doanh thu đạt 127,2 tỷ đồng. Khách đến di tích Huế nhìn chung liên tục tăng; năm 2013 do ảnh hưởng của việc sân bay Phú Bài Huế đóng cửa 6 tháng, nhưng do đã có kế hoạch ứng phó cũng như nhiều biện pháp kích cầu nên lượt khách giảm nhẹ so với năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2013, tốc độ tăng trưởng lượt khách tham quan đạt 6%/năm và tốc độ tăng doanh thu đạt 15%/năm. Điều này chứng tỏ sức hút đối với cộng đồng trong và ngoài nước cũng như hiệu quả khai thác của di sản Huế (Hình 2.10).

2000


1600


Nghìn lượt

1200


800


400


0


2000 2002 2004 2006 2008 2010 2013

140


1.873,6

1.726,5

1.872,5

127,2

1.445,4

1.323,2

1.371,5

73,3

77,8

920,7

56,5

42,5

34,4


19,7

120


100


80


60


40


20


0


Tỷ đồng

Năm


Tổng lượng khách tham quan Doanh thu vé tham quan

Nguồn: xử lý từ [88],[89]

Hình 2.10. Lượng khách và doanh thu vé tham quan các di tích Huế giai đoạn 2000 - 2013

Đến năm 2013, TTBTDT Cố đô Huế đưa vào khai thác bán vé 9 điểm tham quan, các điểm còn lại thuộc Quần thể không bán vé. Từ năm 2005, riêng lăng Thiệu Trị, Cung An Định, lăng Đồng Khánh do đang tu bổ hoặc không có số liệu nên chỉ có 6 di tích được thống kê khách. Cơ cấu khách tham quan các di tích Huế trung bình giai đoạn 2005 - 2013 như sau:


0,7%

9,2%

2,7%

20,9%

44,5%

22,0%

Đại Nội Lăng Tự Đức

Lăng Khải Định Lăng Minh Mạng Bảo tàng CVCĐ Huế

Điện Hòn Chén

Nguồn: xử lý từ [88],[89]

Hình 2.11. Cơ cấu khách tham quan các di tích Huế trung bình giai đoạn 2005 - 2013


Trong số tổng lượt khách tham quan các di tích Cố đô Huế giai đoạn 2005- 2013, chủ yếu tập trung vào 4 điểm di tích Đại Nội (44,5%), lăng Tự Đức (22%), lăng Khải Định (20,9%) và lăng Minh Mạng (9,2%). Đây là những công trình nổi bật về những giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa và gần như còn khá nguyên vẹn so với lúc hình thành vì vậy đã tạo sức hút rất lớn đối với khách tham quan.

Theo Nhà hát tuồng nghệ thuật cung đình Huế, đơn vị trực thuộc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế, doanh thu vé xem Nhã Nhạc năm 2013 hơn 1,2 tỷ đồng. Cũng theo TTBTDT Cố đô Huế, bên cạnh vé xem Nhã Nhạc tính cả các dịch vụ xe điện, xe ngựa, chụp ảnh,… thì doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng [89].

Ca Huế là một phần không thể thiếu trong các chương trình của khách du lịch trong nước và quốc tế đến Huế. Mỗi năm thu hút khoảng 150 nghìn lượt khách nghe ca Huế. Trong năm 2013, theo Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế có 158 nghìn lượt khách nghe ca Huế, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng [67].

Đây là những nguồn thu rất quan trọng, đóng góp kinh phí vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên.

2.4.1.3. Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tài nguyên

Công tác bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm triển khai tốt, đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào việc thu hút khách đến Huế, tạo ra sự quan tâm đối với cộng đồng địa phương.

Đối với Di sản văn hóa Huế, từ năm 1996 - 2010, TTBTDT Cố đô Huế đã tổ chức thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, trùng tu, tôn tạo các công trình có giá trị tiêu biểu, quy mô lớn với tổng số 132 hạng mục công trình di tích và 42 hạng mục phụ trợ như hạ tầng, cảnh quan với tổng kinh phí trên 643,335 tỉ đồng (trong đó ngân sách trung ương là 275,611 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 253,724 tỉ đồng, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước tương đương 105 tỉ đồng) [88].

Cũng từ năm 2006 đến nay, hàng chục di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh như khu chứng tích lịch sử Chín Hầm, vùng A So, A Bia đã được tu bổ; trung tâm văn hóa Huyền Trân được xây dựng, bước đầu góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch; làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn đã được trùng tu, tôn tạo phục vụ các kỳ lễ hội Festival. Ngoài những di tích được


bảo vệ, trùng tu, hiện nay, ở TTH vẫn còn nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp. Theo báo cáo hiện trạng và phương án tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh của Sở VHTTDL và khảo sát thực tế hiện có trên 50% số di tích bị hư hại, xuống cấp [65].

Đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống như Ca Huế, Nhã Nhạc vấn đề bảo tồn và đào tạo được các cơ quan chức năng, các nghệ nhân, các tổ chức quan tâm thực hiện. Năm 2013, đội ngũ diễn viên nhạc công biểu diễn ca Huế là 474 người, trong đó 221 diễn viên, 242 nhạc công, 11 diễnviên - nhạc công [67]. Đây là đội ngũ có chất lượng và ổn định sinh hoạt trong 04 Câu lạc bộ và 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp (04 Câu lạc bộ ca Huế: Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Trung tâm văn hóa thành phố, Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế; 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp: Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế). Đội ngũ diễn viên, nhạc công cùng với việc duy trì hoạt động các câu lạc bộ góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của ca Huế nói riêng và nhạc Huế nói chung.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cụ thể đơn vị trực thuộc là Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, bên cạnh việc phát huy giá trị Nhã nhạc, công tác nghiên cứu, đào tạo và truyền dạy luôn được chú trọng trong nhiều năm qua. Trong các hoạt động đó, đào tạo nhạc công trẻ và truyền dạy kỹ năng biểu diễn Nhã nhạc là một trong những hoạt động quan trọng nhằm xây dựng nền tảng cho việc duy trì, phát huy và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này.

2.4.1.4. Công tác quản lý

Công tác quản lý nhà nước đối với các tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh TTH hiện nay chủ yếu được giao cho TTBTDT Cố đô Huế, bảo tàng Hồ Chí Minh TTH, bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, Trung tâm tổ chức và biểu diễn ca Huế trên sông Hương và Ủy ban Nhân dân TP Huế và các huyện, thị nơi có các tài nguyên. Trên cơ sở phân công quản lý, Sở VHTTDL đã có hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thị xã và TP Huế phối hợp với các đơn vị quản lý liên quan để cùng bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên. Ngoài ra, để phát huy giá trị của các di tích, tỉnh đã tiến hành triển khai các phong trào nhằm phối hợp sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn di tích.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa du lịch, người dân địa phương tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động du lịch, cũng như công tác bảo tồn, phát huy giá trị các tài


nguyên. Theo thống kê của Sở VHTTDL Tỉnh cho thấy: hiện tại người dân địa phương chiếm khoảng 95% tổng số lao động trong ngành du lịch và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực: quản lý, khách sạn, hướng dẫn,... Bên cạnh đó, người dân địa phương tham gia ngày càng nhiều trong việc bảo tồn di tích, tính từ năm 2007 đến nay đã có hơn 120 di tích được người dân nhận chăm sóc [63]. Sự tham gia của cộng đồng địa phương bên cạnh đóng góp về mặt kinh tế, ý nghĩa về mặt xã hội rất sâu sắc, nó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, giúp giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và góp phần quảng bá sâu rộng tài nguyên đến với cộng đồng.

Như vậy, qua phân tích thực trạng khai thác TNDLNV cho thấy mức độ khai thác giữa các điểm tài nguyên rất khác nhau. Trên cơ sở tần suất xuất hiện của các điểm du lịch nhân văn trong các chương trình du lịch có sẵn, kết hợp với ý kiến phỏng vấn chuyên gia từ các công ty lữ hành về các điểm du lịch du khách tự chọn và những tài nguyên có tính mùa vụ cao như lễ hội, đề tài phân mức độ khai thác tài nguyên thành 5 cấp, gồm: khai thác rất nhiều (tần suất ≥ 50%), khai thác nhiều (tần suất từ 25 - 50%), khai thác trung bình (tần suất từ 10 - 25%), khai thác ít (tần suất từ 5-10%) và khai thác rất ít hoặc chưa khai thác (tần suất < 5%). Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV tỉnh TTH

Khả năng khai thác

ST T


Điểm tài nguyên

Mức độ khai thác

Rất nhiều

Nhiều

Trung

bình

Ít

Rất ít/chưa

khai thác


Rất cao

1

Đại Nội






2

Lăng Tự Đức






3

Chùa Thiên Mụ






4

Kinh Thành Huế






5

Đàn Nam Giao






6

Điện Long An






7

Quốc Tử Giám






8

Cung An Định






9

Nhà vườn Lạc Tịnh






10

Lăng Khải Định






11

Cầu Ngói Thanh Toàn






12

Lăng Minh Mạng






13

Điện Hòn Chén






14

Lễ hội vật làng Sình






15

Lễ hội điện Hòn Chén






16

Ca Huế trên sông Hương






17

Làng nghề đúc đồng






18

Tranh làng Sình






19

Hoa giấy Thanh Tiên






20

Làng hương Thủy Xuân






21

Chùa Từ Hiếu






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 15




22

Bảo tàng Hồ Chí Minh






23

Nhà vườn An Hiên






24

Chợ Đông Ba







Cao

25

Trường Quốc Học






26

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai

Thúc Loan






27

Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ

Phan Bội Châu






28

Lăng Dục Đức






29

Lăng Đồng Khánh






30

Hổ Quyền






31

Đàn Xã Tắc






32

Lăng Thiệu Trị






33

Lăng Gia Long






34

Văn Miếu






35

LM và NT Nguyễn Tri Phương






36

Làng Cổ Phước Tích






37

KLN Đại tướng Nguyễn Chí Thanh






38

Nhà lưu niệm Dương Nỗ






39

Đình Dương Nỗ






40

Tháp Mỹ Khánh






41

Chùa Thánh Duyên






42

Làng gốm Phước Tích






43

Lễ hội Quán Thế Âm






44

Lễ hội đền Huyền Trân






45

Làng văn hóa thôn Akai 1






46

Nón lá Thủy Thanh






47

Dệt Zèng A Lưới






48

LN mây tre đan Bao La






49

Chùa Từ Đàm






50

Huyền Không sơn Thượng






51

Thiền viện Bạch Mã






52

TTVH Huyền Trân






53

Chùa Thiền Lâm






54

Hải Vân Quan






55

Đan viện Thiên An






56

Nhà thờ Phủ Cam






57

Dòng chúa Cứu Thế






58

Gác Trịnh







Trung bình

59

Nhà Ngô Đình Cẩn và KV Chín hầm






60

Hồ Tịnh Tâm






61

Điện Voi Ré






62

Địa điểm Toà Khâm Sứ Trung Kỳ






63

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết






63

Đình Thủ Lễ






65

Đình làng An Truyền






66

Chùa Hà Trung






67

Đồi A Bia






68

Làng văn hóa thôn Dổi






69

Làng mộc Mỹ Xuyên






70

Làng CB tinh dầu tràm Lộc Thủy






71

Hải Đăng Sơn Chà







Thấp

72

Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng






73

Chùa Thành Trung






74

Hang Đá Nhà - Núi Giòn






75

Địa đạo Động So - A Túc






76

Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre







Bảng 2.8 cho thấy sự phù hợp giữa kết quả đánh giá TNDLNV của đề tài và thực trạng khai thác tài nguyên khi mức độ khai thác từ trung bình trở lên chỉ phân bố ở những tài nguyên thuộc Hạng I về khả năng khai thác. Tuy nhiên, chỉ 7/24 TNDLNV có khả năng khai thác rất cao hiện đang được khai thác ở mức rất nhiều. Trong đó, Điện Long An có mức độ khai thác rất cao, không hoàn toàn vì khả năng thu hút khách của điểm tài nguyên mang lại mà do nó được kết hợp chung với Đại Nội trong một vé tham quan từ 4/2013. Những tài nguyên có khả năng khai thác rất cao nhưng thực tế khai thác khá ít hoặc chưa được khai thác chiếm gần 50%.

Ở nhóm tài nguyên có khả năng khai thác cao (hạng II) thực tế ít được khai thác du lịch. Chỉ có Trung tâm văn hóa Huyền Trân có tần suất xuất hiện ở mức nhiều trong các chương trình du lịch. Khoảng 50% số tài nguyên có khả năng khai thác cao hiện đang được khai thác du lịch ở mức ít và 50% số tài nguyên còn lại rất ít hoặc chưa tổ chức khai thác du lịch. Các tài nguyên thuộc hạng III và hạng IV có mức độ khai thác du lịch hiện nay không đáng kể, phản ánh giá trị du lịch của nhóm tài nguyên này phần nào còn hạn chế phù hợp với kết quả đánh giá của đề tài.

Nhìn chung, ma trận kết hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV tỉnh TTH hiện nay cho thấy địa phương vẫn còn dư địa lớn để phát triển du lịch trong tương lai.

2.4.2. Qua cảm nhận của du khách

Việc xác định những nhu cầu, cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch nhân văn ở Huế là một cơ sở quan trọng, có ý nghĩa cho việc xây dựng định hướng khai thác đối với nguồn tài nguyên này.

Với mục tiêu và nội dung đã đề ra, kết quả khảo sát cảm nhận của du khách đối với hai nhóm tài nguyên là di tích - công trình văn hóa và làng nghề truyền thống như sau:

2.4.2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra

Trong tổng số 170 phiếu điều tra không có sự chênh lệch nhiều về giới tính với 89 nam chiếm tỷ lệ 52,4% và 81 nữ chiếm tỷ lệ 47,6%. Khách bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau trong đó hầu hết là người lớn. Hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất lần lượt là nhóm 25-34 tuổi với 35,9% và nhóm từ 15 -24 tuổi chiếm 34,7%. Đây là nhóm tuổi thích sự khám phá và trải nghiệm. Đồng thời nhóm 35-44 và 45-54 cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn lần lượt chiếm 14,1% và 10,0%; thấp nhất là nhóm từ 55


tuổi trở lên với 5,3%.

Về nghề nghiệp, phần lớn du khách là công chức viên chức với 38,2% và tiếp đó là doanh nhân với 27,6%, học sinh, sinh viên chiếm 11,2% và các nghề nghiệp khác như hưu trí, nhà báo, nhân viên tổ chức quốc tế,… chiếm tỷ lệ còn lại. Cơ cấu khách nội địa và quốc tế đến Huế thì khách trong tỉnh chiếm 13,5%, khách ngoài tỉnh chiếm 51,2%, trong đó nhiều nhất là khách từ Bắc Trung Bộ và khách quốc tế chiếm 35,5 % trong đó Châu Âu chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Như vậy, đối tượng điều tra có sự đa dạng trong đặc điểm nguồn khách gồm nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề, hầu hết có trình độ phù hợp với đối tượng tham quan có đặc điểm nhận thức nhiều hơn giải trí của TNDLNV và đến từ nhiều thị trường khách. Điều này phản ánh gần sát với đặc điểm khách du lịch đến Huế, đảm bảo đối tượng phỏng vấn có thể đại diện cho tổng thể để nghiên cứu và kết quả phỏng vấn có tính khách quan, tin cậy, làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV ở Huế.

2.4.2.2. Thông tin về chuyến đi của du khách

* Số lần đến và thời gian lưu lại Huế

Theo kết quả điều tra, có 86 khách với 50,6% đến Huế lần đầu, lần lượt lần 2 chiếm 27,6%, lần 3 chiếm 12,4% và trên 3 lần chiếm tỷ lệ ít nhất với 9,4%. Kiểm tra bảng chéo giữa số lần đến Huế với các nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ khách đến Huế từ lần 2 trở lên lớn nhất thuộc nhóm từ 35-44 tuổi, tiếp đó là nhóm 25-34 tuổi. Đây là hai nhóm tuổi vừa có sự chủ động trong chuyến đi và trong chi tiêu; thường có công việc ổn định, có điều kiện sức khỏe tốt và thích đi du lịch.

Thời gian khách lưu lại Huế 1 và 2 ngày chiếm 60,6%, 3 ngày chiếm 25,9%, 4 và trên 4 ngày chiếm tỷ lệ thấp với 13,5%. Mặc dù, số lượng khách đến Huế lần 2, lần 3 và thời gian lưu lại Huế lớn (trên 3 ngày) chưa nhiều, nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan cho thấy sự hấp dẫn của du lịch TTH dần được cải thiện vì số khách đến lần 2 và thời gian lưu lại Huế 3 ngày chiếm tỷ lệ tương đối lớn và độ tuổi phần lớn khách đến Huế có nhiều thuận lợi cho địa phương phát triển du lịch.

* Mức độ quan tâm về các điểm du lịch nhân văn

Hầu hết du khách đến Huế đều quan tâm đến các điểm du lịch nhân văn. Tỷ lệ khách quan tâm và rất quan tâm đến các điểm du lịch này chiếm 78,8% trong tổng số khách khảo sát. Mức độ quan tâm của du khách được phản ánh rõ hơn thông


qua việc phân tích chéo giữa thời gian khách lưu lại Huế với thời gian dành cho việc tham quan các điểm du lịch này. Kết quả cho thấy phần lớn trên 66% thời gian ở Huế của du khách và hơn 50% tổng số khách đều giành hơn một nửa thời gian ở Huế để tham quan các điểm du lịch nhân văn. Điều này cho thấy sức thu hút của các điểm du lịch này với du khách và vai trò quan trọng của nó đối với du lịch TTH.

* Nguồn tiếp cận thông tin

Khách tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch nhân văn ở Huế từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó số khách chọn từ internet và sách hướng dẫn du lịch chiếm tỷ lệ cao với 81,2% và 74,1%. Nguồn tiếp cận thông tin từ bạn bè, người thân; tivi; quảng cáo trên báo chí có tỷ lệ lần lượt là 68,2%, 61,8% và 47,1%; tiếp cận từ radio có tỷ lệ thấp nhất với 33,5%.

Hình thức tiếp cận thông tin khác nhau giữa các nguồn khách. Vì đặc điểm khác nhau, khách chia làm ba nhóm quốc tịch để xem xét gồm: khách nội địa, khách châu Á và khách châu Âu, Úc, Mỹ, Phi. Khách nội địa có nguồn tiếp cận thông tin nhiều nhất từ tivi: 82,7%; bạn bè, người thân: 75,5% và internet: 73,6%. Khách châu Âu, Úc, Mỹ, Phi có tỷ lệ lần lượt là internet: 97,7%; sách hướng dẫn du lịch: 88,4%; bạn bè, người thân: 60,5% (tương tự với nhóm khách châu Á lần lượt là 88,2%; 76,5% và 41,2%).

Như vậy, mức độ quảng bá về các điểm du lịch rộng rãi, khách có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn và mỗi nguồn khách có nguồn tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá của du khách về nguồn thông tin không cao, radio và quảng cáo trên báo chí được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 24,6% và 26,3%, phần trăm còn lại là ở mức tạm được và cần cải thiện. Đối với các nguồn thông tin khác, tỷ lệ đánh giá tốt đều trên 50%, nhưng cao nhất chỉ 55,2% với nguồn từ bạn bè, người thân.

* Hình thức tổ chức

Xu hướng hiện nay là khách thích đi theo hình thức du lịch tự do, không mua chương trình qua các công ty du lịch, lữ hành. Khách du lịch thích được khám phá nhiều hơn và không thích ràng buộc bởi một chương trình du lịch cố định. Trong 170 khách được hỏi thì có đến 107 khách, chiếm 62,9% chọn hình thức tự tổ chức, chỉ có 37,1% khách chọn hình thức đi theo tour của công ty lữ hành. Tỷ lệ này có sự chênh lệch không đáng kể đối với khách quốc tế và khách nội địa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023