hơn | - Cơ sở hạ tầng | người dân | ||
Lụt | Kéo dài hơn, thất thường | - Đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản - Đời sống hàng ngày | - Ảnh hưởng đến các đầm nuôi - Xáo trộn cuộc sống của người dân (đi lại, sinh hoạt) - Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân (đi làm thuê, kinh doanh buôn bán thủy sản) - Hư hỏng các công trình xây dựng (trường học, trạm y tế,…) - Gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, | ++++ |
Nước biển dâng và xâm nhập mặn | Cao hơn | - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - Sản xuất nông nghiệp | - Ảnh hưởng đến các đầm nuôi trồng thủy sản - Thay đổi cấu trúc và thành phần thủy sản, làm mất nơi sống của một số loài - Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp | +++ |
Có thể bạn quan tâm!
- Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Bản Đồ Xã Hưng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An
- Xếp Hạng Các Nguồn Thu Nhập Chính Tại Xã Hưng Hòa
- Cơ Cấu Thu Nhập Của Hộ Qua Các Giai Đoạn 1990 – 2012
- Các Biện Pháp Ứng Phó Với Bđkh Của Chính Quyền Các Cấp
- Nhận Thức Về Biến Đổi Khí Hậu Của Người Dân Hưng Hòa
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012 Ghi chú: ++++ : Tác động rất mạnh làm thay đổi các hoạt động chủ yếu trong cuộc sống của người dân, gây thiệt hại đến tài sản và khó khăn để khắc phục
++ + : Tác động mạnh làm thay đổi nhiều hoạt động trong cuộc sống của người dân nhưng trong điều kiện nhất định có thể khắc phục
++ : Tác động vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nhưng các ảnh hưởng này sau đó có thể kiểm soát được.
3.4.1. Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình
BĐKH đã tác động gián tiếp đến đời sống của con người trên nhiều phương diện, trong đó có cuộc sống hàng ngày của từng gia đình.
Nước sạch sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân, thế nhưng, ở thành phố Vinh hiện nay hàng nghìn hộ dân vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt. Trong đó có xã Hưng Hòa. Nguồn nước ăn uống của người
dân Hưng Hòa từ bao đời nay đều phải phụ thuộc vào nước mưa. Nếu trời khô hạn thì 100% số hộ dân xã Hưng Hòa đều không có nguồn nước để uống. Nguồn nước từ những chiếc giếng khoan UNICEF cũng chỉ để phục vụ việc tắm rửa và giặt giũ. Vào mùa nắng nóng, khô hạn thêm vào đó xã lại có địa hình sâu trũng bị xâm nhập mặn nên vấn đề nước sạch để sinh hoạt là mối lo lắng của hàng nghìn người dân ở xã Hưng Hòa.
Chúng tôi ở đây đều phải dùng nước mưa để uống, nước ni không uống được, nhà máy nước thì thấy làm lâu lắm rồi mà cũng chưa thấy nước ở mô cả.
(Bà Trần Thị Thìn xóm Khánh Hậu, Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An)
Để cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân từ tháng 9 năm 2008 trên địa bàn xã Hưng Hòa đã được đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm tăng áp cung cấp nước sạch do công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An làm chủ dự án. Theo đề án, trạm bơm tăng áp ở xã Hưng Hòa được đầu tư xây dựng trong vòng 1 năm sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 2 năm thi công đến nay trạm bơm tăng áp ở xã Hưng Hòa cũng chỉ mới lắp đặt được hệ thống trạm biến áp 75 KVA, hệ thống máy bơm có công suất 55 mét khối mỗi giờ, hệ thống bể chứa 200 mét khối…. còn việc đưa nguồn nước sạch về tận các hộ dân vẫn đang là vấn đề cần bàn chứ chưa thể thực hiện được. Vì vậy người dân Hưng Hòa vẫn chưa có nguồn nước sạch để sinh hoạt.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra không làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế thì cũng làm xuống cấp và gây khó khăn cho cuộc sống của người dân.
Tuyến đê tả Lam đoạn chạy qua TP Vinh có chiều dài 12,5km, trong đó đoạn qua xã Hưng Hòa dài 8 km. Do nhiều đợt mưa lũ nhiều điểm đê đã bị lún sụt. Nếu mưa tiếp tục kéo dài, lũ tiếp tục dâng cao thì tuyến đê khó có thể chịu thêm được nữa.
Mùa mưa năm 2010, điểm sụt lún tại km 98, đường đê bao thuộc xóm Phong Thuận 1 - xã Hưng Hòa. Nước lũ dâng cao, cộng với triều cường đã làm cho tuyến đê bị lở hàm ếch. Qua quan sát bằng mắt thường cho thấy, đoạn bị sụt lở rộng gần 5m và sâu vào thân đê 1,5m. Theo phản ánh của Hạt quản lý đê Vinh, và chính quyền xã Hưng Hòa hiện nay tuyến đê Tả Lam đoạn qua địa bàn có trên 40 điểm đê bị lún sụt, trong đó có khoảng 30 điểm bị lún sụt nghiêm trọng.
Tuyến đê Tả Lam đoạn qua TP Vinh đồng thời là tuyến đường ven sông Lam. Đê được kè bê tông phần vỏ. Tuy nhiên hiện nay dù chưa có sóng đập song nhiều khu vực đã bị nước lộng sâu vào trong thân đê từ 0,7m đến 1m, Nếu nhìn bề ngoài rất khó phát hiện vì phần bê tông dường như vẫn giữ nguyên và bị bao bọc bởi một lớp cỏ. Điều đáng lo ngại nhất là thời tiết tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đe dọa đến sự an toàn của tuyến đê. Tuyến đê này không chỉ đảm bảo an toàn cho cuộc sống, sản xuất của người dân xã Hưng Hòa mà cả TP Vinh.
Theo đánh giá của nhân dân địa phương, mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình được thể hiện trong bảng 3.11 cho thấy: 8,6% cho rằng BĐKH tác động rất nhiều đến cuộc sống gia đình, 38,8% đánh giá BĐKH tác động nhiều đến cuộc sống gia đình và 19,1% đánh giá BĐKH tác động vừa phải đến cuộc sống gia đình, tuy nhiên vẫn còn 27,1% cho rằng cuộc sống gi a đình chịu tác động ít của BĐKH
Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình
Mức độ | Số lượng người có ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
Cuộc sống gia đình | Chịu tác động rất nhiều | 8 | 8,6 |
Chịu tác động nhiều | 35 | 38,8 | |
Chịu tác động vừa phải | 17 | 19,1 | |
Chịu tác động ít | 24 | 27,1 | |
Không có ý kiến | 6 | 6,4 | |
Tổng cộng | 90 | 100,0 |
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012
3.4.2. Tác động của BĐKH đến sức khoẻ người dân
Theo nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế năm 2010 thì BĐKH gây ra những tác động đến sức khỏe của người dân ở Việt Nam là:
- Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
- Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
- Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
- Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật.
- BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.
Tuy nhiên tại xã Hưng Hòa, theo thống kê của Trạm y tế xã thì BĐKH nói chung và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động đến sức khỏe của người dân biểu hiện ở tỷ lệ gia tăng số ca mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm [40]. Cụ thể được thể hiện ở các biểu đồ sau:
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Số ca mắc bệnh/100 dân
Số ca tử vong/100 dân
Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc và tử vong do bệnh thương hàn từ năm 2000 - 2011
25
20
15
10
5
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Số ca mắc bệnh/100 dân
Số ca tử vong/100 dân
Biểu đồ 3.2. Tình hình mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết từ năm 2000 - 2011
35
30
25
20
15
10
5
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Số ca mắc bệnh/100 dân
Số ca tử vong/100 dân
Biểu đồ 3.3. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy từ năm 2000 - 2011
14
12
10
8
6
4
2
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011
Số ca mắc bệnh/100 dân
Số ca tử vong/100 dân
Biểu đồ 3.4. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tả từ năm 2000 - 2011
40 | ||||||||
35 | ||||||||
30 | ||||||||
25 | Số ca mắc bệnh/100 dân | |||||||
20 | Số ca tử vong/100 dân | |||||||
15 | ||||||||
10 | ||||||||
5 | ||||||||
0 | ||||||||
Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | ||
2000 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2010 | 2011 |
Biểu đồ 3.5. Tình hình mắc và tử vong do bệnh phụ khoa từ năm 2000 – 2011 Nguồn: Báo cáo Trạm y tế xã Hưng Hòa(2000 – 2011), TP Vinh, Nghệ An
Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan BĐKH ngày càng gia tăng, các giai đoạn có tỷ lệ tăng cao đó là giai đoạn xảy ra bão, lũ, mưa kéo dài, nắng nóng và hạn hán do ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch để dùng,…
Là xã thuộc TP Vinh nhưng tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ ở Hưng Hòa là cao và ngày càng tăng, do phải sử dụng nước lợ để tắm giặt nên bệnh phụ khoa tăng lên. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và do hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, phần lớn phụ nữ không đến khám tại các trung tâm y tế.
Trước đây, cha mẹ sinh ra cho đến khi chết mấy khi biết đến bệnh viện, biết đến thuốc tây nhưng giờ đây, một tí là thuốc một tí là đi viện. Đợt nắng nóng năm ngoái thằng cháu nội nhà tôi bị sốt phái nằm ở bệnh viện Nhi nhưng không có chỗ mà nằm, 2 – 3 cháu nằm một giường. Nói gì xa xôi, vừa rồi Trạm y tế xã tổ chức khám miễn phí cho phụ nữ cả xã, từ người trẻ đến già có ai không bị bệnh phụ khoa đâu. Tôi không hiểu rò lắm về bệnh này nhưng nghe người ta đọc trên loa phát thanh là do dân chúng tôi không có nước sạch để sử dụng, do khí hậu ẩm thấp.... Nếu đúng như thế thì cả làng bị là đúng rồi. Chúng tôi làm gì có đủ nước sạch mà dùng, rồi còn sau mùa mưa bão nữa. Nước không có dùng đã đành nhưng vệ sinh môi trường cũng có tốt đâu. Còn bị nhiều bệnh nữa chứ không riêng gì bệnh đó.
( Bà Trần Thị Lan, xóm Thuận 1, xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An)
Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ của nhân dân được thể hiện trong bảng 3.12 cho thấy: Đa số nhân dân đánh giá BĐKH có tác động rất nhiều đến sức khoẻ (79,2%) và 9,4% cho rằng BĐKH tác động nhiều đến sức khoẻ, chỉ có 4,7% đánh giá mức độ vừa phải và 4,7% cho rằng BĐKH tác động ít đến sức khoẻ của cư dân địa phương.
Bảng 3.11. Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ
Mức độ | Số lượng người có ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
Sức khỏe | Chịu tác động rất nhiều | 71 | 79,2 |
Chịu tác động nhiều | 9 | 9,4 | |
Chịu tác động vừa phải | 4 | 4,7 | |
Chịu tác động ít | 4 | 4,7 | |
Không có ý kiến | 2 | 2,0 | |
Tổng cộng | 90 | 100,0 |
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012
3.4.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất
BĐKH đã trực tiếp và gián tiếp tác động đên sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân vùng cửa sông ven biển như xã Hưng Hòa. Các hoạt động sản xuất chịu sự tác động nhiều nhất là:
Sản xuất nông nghiệp: Hàng năm các thiệt hại do mưa, bão gây ra là điều mà ai cũng có thể nhận thấy. Tiêu biểu là cơn bão số 3 tháng 8 năm 2010 đã gây thiệt hại tại xã hưng Hòa nói riêng và thành phố Vinh nói chung về nông nghiệp
9.258 ha lúa bị ngập đổ , trong đó 2.378 ha bị mất trắng, 1.790 ha ngô ngập đổ, 226 ha lạc bị ngập, 1.254 ha rau màu bị mất trắng, hơn 165 nghìn cây công nghiệp, cây ăn quả đổ gãy [2]. (Báo cáo Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An, 2008).
Thiệt hại do hạn hán, rét đậm, rét hại: Hạn hán hè thu 2010 làm hơn 3.500 ha lúa bị giảm năng suất trên 50% trong đó xã Hưng Hòa sản xuất 264 ha diện tích lúa hè thu. Do từ đầu vụ thời tiết nắng hạn kéo dài nên đã làm 234 ha bị hạn nặng. Bên cạnh đó, Hưng Hòa có 65 ha diện tích cói cũng bị khô cháy do hạn hán và nhiễm
mặn, sau những ngày mưa bà con cũng chỉ khắc phục được 30 % diện tích. Năng suất chỉ đạt 4-5 tấn/ha, giảm 40% so với năm ngoái.
Cuối vụ hè thu 2010 mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập úng hơn 800 ha gieo cấy muộn do hạn hán; Vụ xuân 2011 rét đậm, rét hại kéo dài làm hơn 1.050 ha lúa bị chết rét; Vụ hè thu 2011, mưa lớn từ ngày 9 -12 làm ngập hơn 1.400 ha lúa trong đó 847 ha đang giai đoạn trổ đến phơi mao; Vụ hè thu 2012 mưa lớn đến sớm từ ngày 4 - 6/9 gây ngập úng hơn 1.800 ha lúa, trong đó hơn 1.000 ha bị thiệt hại nặng…đặc biệt là diện tích lúa của một số xã vùng giữa và các xã vùng ngoài, gieo cấy muộn bị thiệt hại khá lớn. Theo dòi các năm gần đây cho thấy vụ hè thu của TP Vinh nhìn chung thu hoạch chậm hơn so với các huyện đồng bằng của Nghệ An khoảng 10 - 15 ngày. Diện tích thu hoạch sau ngày 5/9 chiếm gần 70% tổng diện tích gieo cấy, phần lớn diện tích thu hoạch muộn, thường gặp mưa, lũ thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó thu hoạch vụ hè thu muộn làm gia tăng áp lực về thời vụ sản xuất vụ đông. Việc tổ chức sản xuất vụ đông muộn, hiệu quả không cao. Thậm chí nếu quá muộn nhiều địa phương không tổ chức sản xuất vụ đông được [36]. (Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp TP Vinh năm 2010, 2011, 2012, Phòng Kinh tế UBND TP Vinh)
Xâm nhập mặn: Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng xảy ra nhiều hơn, mức độ nặng nề hợn. Năm 2010, tại cống bara Hưng Hòa, TP Vinh, mực độ nhiễm mặn đo được ở trên mặt nước là 8‰ và ở dưới đáy của cống là 30‰; trong khi tiêu chuẩn cho phép để tháo lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thì độ nhiễm mặn của cống phải dưới 1‰. Để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào cống, tỉnh Nghệ An đã phải tổ chức xả mặn, giữ ngọt; tuy nhiên, do nguồn nước để xả khan hiếm nên việc xả mặn đã không thể thực hiện. Tại các huyện ven biển, như Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, do mực nước các sông và nhánh sông đổ về biển cạn kiệt nên nước mặn từ biển đã chảy ngược lại và có nguy cơ xâm nhập vào đồng ruộng. Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã tiến hành đo độ nhiễm mặn tại các cống thủy lợi và trạm bơm ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh là những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh đều thấy mức độ nhiễm mặn vượt