- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan .
- Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa mùa khô và nước ngầm, tăng cường các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng.
- Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp nạo vét lòng dẫn, tăng cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông đường thủy.
- Nâng cao năng lực dự báo,cảnh báo lũ, hạn hán và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Trọng tâm là nâng cao thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, cảnh báo lũ trước 72 giờ.
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền từ huyện đến xã làm công tác phòng, chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan được tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan
- Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa, thích nghi, giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là đối với các xã thường xuyên bị thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, không ngừng nâng cao độ che phủ rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nâng cao mức bảo đảm chống lũ cho các hệ thống đê điều, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông.
- Xây dựng và đảm bảo an toàn cho các hồ chứa đa mục tiêu phát triển kinh tế và điều tiết lũ, đặc biệt là nâng cao an toàn cho các hồ chứa
- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường gia thông, mở rộng khẩu độ cầu cống để tiêu úng, thoát lũ, xây dựng cầ vượt để thay thế các tràn xả lũ trên các tuyến đường huyết mạch, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một tuyến đường vượt lũ đến trung tâm xã để phục vụ công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn.
- Chuyển đổi mùa vụ cây trồng vật nuôi theo hướng chuyển từ sản xuất 2 vụ/năm đối với những vùng thấp để tránh lũ chính vụ.
- Xây dựng quy chế phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
3.5.2. Các biện pháp ứng phó với BĐKH của chính quyền các cấp
Nhằm ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan xã Hưng Hòa và UBND TP Vinh đã triển khai đồng bộ các giải pháp
- Dự báo, cảnh báo ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên quan theo từng giai đoạn: nông lâm ngư,thủy lợi, nông thôn… Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp ứng phó theo điều kiện của từng xã.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế để có kế hoạch khai thác hợp lý và bền vững các điều kiện tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, góp phần hạn chế tiến trình cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung.
- Chuyển đổi mô hình sản xuất; cải thiện, xây dựng hệ thống đê, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Rà soát quy hoạch hệ thống hạ tầng nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt là hệ thống sông và các hồ nước trên địa bàn huyện; nghiên cứu biến động tài nguyên nước, khai thác triệt để khả năng trữ nước để mở rộng diện tích tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực, theo hướng nông nghiệp bền vững, đảm bảo năng suất, sản lượng cây trồng.
Trước mắt, tích cực xây dựng chương trình nghiên cứu và thực hiện việc chọn giống cây trồng, đặc biệt là giống cây lương thực chịu được hạn và có khả năng chống chịu cao với sâu bệnh cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi khác.
- Nghiên cứu và ứng dụng cao vào sản xuất thông qua các chủ trương, chính sách tác động cụ thể. Chẳng hạn như đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo
nguồn nhân lực để tăng cường năng lực trong tiếp cận công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao từ đơn giản đến phức tạp, thử nghiệm và nhân rộng điển hình; hỗ trợ và phát triển nguồn nguyên liệu sạch, rẻ tiền hoặc nguồn nguyên liệu mới.
- Xây dựng chiến lược giảm thiểu và thích ứng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó, thích ứng là ưu tiên. Tuy nhiên cần coi trọng các biện pháp có thể giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan như thay đổi kỹ thuật canh tác, nuôi trồng thủy hải sản; hạn chế việc phá rừng…
- Quan trọng và có ý nghĩa hơn hết là phải triển khai ngay một chiến dịch giáo dục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhằm huy động tất cả mọi cộng đồng dân cư của huyện thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả cho mục tiêu đối phó, giảm thiểu và ứng phó với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo đảm phát triển bền vững.
- Biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cây trồng có nhiều đặc điểm, trong đó có những đặc điểm mang tính bản địa, thể hiện tính đặc thù của khí hậu, đất đai đồng thời cũng là kết quả tích lũy lâu đời về sự thích ứng với điều kiện tự nhiên từng vùng. Để thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan các loài cây trồng có thể hình thành các tổ hợp cây trồng sau:
Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo mùa
Đó là tổ hợp cây trồng theo từng vụ sản xuất:
- Vụ sản xuất Đông - Xuân: lúa chiêm, lúa xuân-rau Đông Xuân
- Vụ sản xuất Xuân - Hè: lúa xuân, rau xuân hè; lạc
- Vụ sản xuất Hè - Thu: lúa hè thu, lúa mùa sớm, rau mùa hè, đậu tương...
- Vụ sản xuất Thu - Đông: lúa mùa, rau thu - đông
Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo địa hình
- Vùng đồng bằng trong đê: chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai lang
- Vùng ngoài đê: chủ yếu trồng các loại đậu đỗ, cây công nghiệp ngắn ngày lạc
- Vùng đất dốc: chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày, cây thức ăn gia súc.
Tổ hợp cây trồng theo chế độ luân canh, trồng xen, trồng gối
- Luân canh lúa - cây trồng cạn
- Luân canh các loại cây trồng cạn
- Xen canh ngô - đậu đỗ (xen canh ngô-rau, xen canh các loại rau)
- Trồng gối lúa - đậu tương (trồng gối lúa - đậu tương, trồng gối mía - đậu đỗ)
Trên cơ sở phân chia các nhóm cây trồng, cần lựa chọn các loài cây có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt, biên độ sinh thái rộng. Ngoài ra cần giảm sự phụ thuộc của cây trồng vào điều kiện tự nhiên như mưa, dòng chảy, tăng cường khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng của đất, giảm nhu cầu sử dụng nước.
Ông Nguyễn Hữu Nhuần – Trưởng phòng NN&PTNT TP Vinh cho biết: Để chủ động hạn chế, khắc phục tình trạng thiên nhiên tàn phá phục thì cần triển khai tốt những việc làm thiết thực, chủ động nắm bắt nguy cơ xuất hiện thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan để có các bước đối phó thích hợp. Các biện pháp phòng chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Nam Đàn phải là biện pháp tổng hợp, liên kết với nhau, cần được xây dựng dựa trên điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan hằng năm
3.5.3. Năng lực ứng phó của địa phương
3.5.3.1. Nguồn lực
- Hưng Hòa tuy là xã chưa giàu nhưng có rất nhiều điển hình hay được nhiều phường, xã trong và ngoài Thành phố đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Điển hình như xây kênh chắn lũ, huy động nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hóa đường giao thông liên thôn, liên xã; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Bảo vệ môi trường gắn với trồng mới hàng trăm ha rừng bần để đón hàng chục loài chim về đây xây tổ... Nhờ vậy, những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rò rệt. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2012, tổng trị thu nhập của xã từ sản phẩm lúa, lạc, cói, chăn nuôi và
các ngành nghề, dịch vụ khác đạt trên 29 tỷ đồng, đạt hơn 55% kế hoạch năm. Thu ngân sách đạt 2,3 tỷ đồng, xóa hộ nghèo xuống còn 10%.
- Nguồn nhân lực:
+ Ở cấp xã, có Ban phòng chống lụt bão bao gồm đại diện lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã, các trưởng thôn, đại diện lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, v.v… Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng tránh trước khi thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra và giải quyết các hậu quả sau đó.
+ Tại cấp thôn, có lực lượng cứu trợ là những thanh niên trẻ khỏe và nam giới trung niên giúp đỡ các gia đình chính sách, các hộ gặp khó khăn trong quá trình phòng chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và khắc phụ hậu quả sau thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
3.5.3.2. Các chính sách và thể chế
- Nắm vững hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH;
- Triển khai các cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn lực từ trong và ngoài nước để triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH;
- Khuyến khích việc phát triển các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH; chú trọng phối hợp liên ngành và đề cao vai trò cơ sở, sự tham gia của người dân.
3.5.3.3. Tổ chức
- Xây dựng, tăng cường năng lực cho mạng lưới hoạt động về ứng phó với BĐKH từ tỉnh đến địa phương của các ngành;
- Phân công trách nhiệm rò ràng cho các đơn vị liên quan trong việc triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH.
- Xây dựng các qui tắc của địa phương đối với công tác phòng chống lụt bão. Người dân các xã còn tự đặt ra các quy định của mình về phòng chống lụt bão như:
+ Tự nguyện đóng góp các công cụ chống thiên tai như tre, bao tải đựng cát, v.v…
+ Sơ tán người già, trẻ em ra khỏi khu vực nguy hiểm;
+ Nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là các hộ.
3.5.3.4. Khả năng chống chịu của hệ tự nhiên
Bên cạnh các vai trò trực tiếp thì vai trò về môi trường sinh thái là rất to lớn. RNM Hưng Hòa còn được gọi là “lá phổi xanh” của các xã có rừng và các xã lân cận, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố Vinh và vùng phụ cận. Đặc biệt hệ thống RNM còn được ví như "bức tường xanh" vững chắc bảo vệ cho toàn bộ tuyến đê trực diện với với các con sông, bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ven sông cà các vùng lân cận. Qua thực tế những năm có lũ bão, triều cường, toàn bộ hệ thống đê và hệ thống đầm nuôi trồng thủy sản ở các xã có rừng che chắn phía ngoài đều được bảo vệ an toàn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho việc tu bổ, sửa chữa đê, kè cống và con đường sinh thái hàng năm.
Ngoài ra rừng có tác động rất rò đến khí hậu trong vùng, rừng làm cho khí hậu trở nên mát mẽ hơn, và mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ít hơn. Sau khi thảm cây rừng không còn làm cho cường độ bốc hơi nước tăng cao dẫn đến độ mặn của nước và đất tăng, mặn vào sâu trong đồng ruộng, có tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, tốc độ gió tăng lên đột ngột, gió to gây ra sóng lớn làm xói lở bờ sông, bờ biển mà việc gia cố bờ sông hoặc di dời khu dân cư tốn rất nhiều tiền của của xã hội và gây bất an cho đời sống người dân nơi đây.
Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010[37]
Trước 1954 | 1980 | 1990 | 2010 | ||
Tổng diện tích (ha) | 195 | 113 | 70,45 | 55,83 | |
Trong đó | Có rừng | 195 | 95 | 60,45 | 49,83 |
Đất trống | 0 | 18 | 10 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xếp Hạng Các Nguồn Thu Nhập Chính Tại Xã Hưng Hòa
- Mức Độ Tác Động Của Bđkh Đến Cuộc Sống Gia Đình
- Cơ Cấu Thu Nhập Của Hộ Qua Các Giai Đoạn 1990 – 2012
- Nhận Thức Về Biến Đổi Khí Hậu Của Người Dân Hưng Hòa
- Nguyễn Giang Biên Dịch, 2008, Người Dân Bản Địa Vơ ́ I Biến Đổi Khi ́ Hâụ
- Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND thành phố Vinh và BQL Rừng phòng hộ TP Vinh)
Sự suy giảm về diện tích RNM trước hết do tác động của con người, năm 1954 UBND tỉnh Nghệ An xây dựng tuyến đề 42 ( còn gọi là đê Hưng Hòa) nên đã chia phần RNM thành 2 phần, phần trong đê và phần ngoài đê. Từ giai đoạn 1954
đến nay, dưới tác động của BĐKH mà trước hết là các hiện tượng thời tiết cực đoan cộng với các hoạt động của con người như khai thác thủy sản, gỗ củi trong rừng, hoạt động xây dựng cở sở hạ tầng, NTTS…đã làm cho diện tích giảm thêm đáng kể.
Ảnh hưởng thiên tai
RỪNG NGẬP MẶM SUY GIẢM
Để xác định nguyên nhân và hậu quả của tình trạng trên đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đạt hiệu quả tôi đã sử dụng cây vấn đề để xác định các hoạt động khai thác và sử dụng làm suy giảm rừng ngập mặn. Kết quả được thể hiện qua Hình 3.2:
Đời sống người dân gặp khó khăn | Giảm đa dạng sinh học |
Mở rộng | Xây dựng | Ô | ||||
phá cây | đất sản xuất | cơ sở hạ tầng | nhiễm môi | |||
RNM | trường |
chăt | chặt |
phá | làm |
làm | đồ |
củi | trang |
trí |
Phá | Phá | Xây | Xây | Rác | chất | |||
RNM | RNM | dựng | dựng | thải | thải | |||
để | làm | đê | hệ | sinh | phương | |||
nuôi | đồng | điều | thống | hoạt | tiện | |||
tôm | muối | giao | đánh | |||||
thông | bắt |
Những | Tăng |
lợi ích | thêm |
trước | thu |
mắt | nhập |
lấy | Ý thức | Quản lý | |
đất | người | chưa | |
sản xuất | dân | chặt chẽ |
Hình 3.2. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm diện tích RNM
Theo khảo sát của Trung tâm Khoa học - Công nghệ phối hợp với trường Đại học Vinh, thì trong rừng Bần “có 63 loài động vật gồm 3 loài thú, 31 loài chim, 10 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 14 loài cá, đặc biệt có loài cá sú vàng rất có giá trị về mặt kinh tế và y học thực nghiệm; có 8 loài động vật quý hiếm như rái cá, bồ nông chân xám, quạ khoang, rắn ráo, rắn hổ trâu, hổ mang, cạp nong... Nhóm chim có tính đa dạng sinh học cao nhất với 31 loài, 19 họ, 12 bộ; có 13 loài chim trú đông, 2 loài chim lang thang”. Vì vậy giá trị sự đa dạng sinh học của RNM Hưng Hòa đối với người dân là rất cao. Theo dòng nước lên xuống của thuỷ triều, 1ngày có 2 lần nước con lên xuống theo trăng chênh nhau 45 phút so với ngày tiếp theo, xuất hiện những loài thuỷ sản như cá Kiềng, Mè Kẻ, Hồng,.. sống trong các hang vách đá của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các loài khác, chủ yếu là Lạch, Ngao,.. Sản lượng Ngao khai thác trước năm 1990 xấp xỉ 65 – 80 kg/người/ngày nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 20 - 30 kg/người/ngày (Kết quả khảo sát hộ dân trên địa bàn Hưng Hoà năm 2012). Bên cạnh đó, thời điểm ra tết người dân địa phương thường chặt cây rừng về làm nguồn nhiên liệu trong gia đình chủ yếu để làm củi và cọc chống (Kết quả phỏng vấn tháng 2012). Mặc dù những năm gần đây nguồn nhiên liệu sử dụng để đun nấu đã tiến bộ và khoa học hơn song còn tồn tại không ít người dân tham gia chặt phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rừng.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Hưng Hoà nguồn lợi lớn từ rừng ngập mặn tạo ra phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, RNM Hưng Hòa đã trở thành điểm đến du lịch của Nghệ An nói chung và TP Vinh nói riêng. Đến nay, Sở Văn hóa, du lịch và thể thao đã đưa RNM Hưng Hòa vào hành trình các tour du lịch của tỉnh nhà.
Đặc biệt trong rừng ngập mặn còn tồn tại một số loài cây cho giá trị kinh tế và phục vụ cho đời sống của người dân nơi đây. Ngoài khu vực cây Cói được triển khai trồng trong đê, người dân xã có thể sử dụng thêm một phần diện tích Cói xen kẽ với cây rừng ngập mặn nhằm phục vụ cho nghề dệt chiếu phát triển (Kết quả thực tế trên địa bàn xã Hưng Hoà 2012).
Hiện tượng khai thác bừa bãi của người dân địa phương diễn ra thường xuyên. Mọi người đều có thể vào RNM để đánh, bắt, săn, bắn các nguồn tài nguyên.