Phương Pháp Biểu Đồ, Bản Đồ Và Bảng Số Liệu

đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.

Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK ta có kết quả.

6.3.2. Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach Alpha

Kiểm định thang đo Cronbach Alpha nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các biến quan sát với các biến tiềm ẩn nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu để thang đo đạt độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho phép qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo các nhà khoa học, hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt độ tin cậy khi có hệ số > 0.60 và hệ số tương quan biến – tổng > 0.30 thì thang đo được đánh giá là đạt tiêu chuẩn và có độ tin cậy cao.

Tiến trình kiểm định thang đo trong phần mềm SPSS như sau: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Scale - chọn Reliabillity Analysic - chọn các chi tiết trong hộp thoại - chọn Statistics – chọn Ok ta có kết quả.

6.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

EFA là một phương pháp định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. (Hair & ctg, 1998)

Nói cách khác, phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một biến).

Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến

- Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 3

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung F1= wi1x1 + wi2x2 +…+wikxk

Trong đó:

F1 :Ước lượng nhân tố

w: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: Số biến

Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể được ước lượng điểm nhân tố của nó. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai…

Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Data Reduction - chọn Factor - chọn các chi tiết trong hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scores and options, - chọn Ok ta có kết quả.

6.3.4. Phương pháp hồi qui đa biến tuyến tính bội

Phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính bội nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng với các nhân tố và khẳng định tầm quan trọng của từng nhân tố không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung. Từ đó có những gợi ý chính sách tác động cụ thể và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc ra quyết định

Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Regression - chọn Linear - chọn các chi tiết trong hộp thoại Linear Regression – chọn các chi tiết trong Statistics - chọn Ok ta có kết quả.

6.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu

Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu là một phương pháp mang tính chất khoa học. Đó là những con số cụ thể được biểu diễn dưới hình thức những bảng số liệu chung, là những biểu đồ, bản đồ mang tính chất minh họa vấn đề. Việc sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu sẽ góp phần đem lại tính trực quan, sinh động cho bài nghiên cứu. Sử dụng các biểu đồ và bản đồ để khái quát, phân tích và nhận xét làm rõ vấn đề đặt ra trong đề tài. Đồng thời, đây cũng chính là những yếu tố mang tính chất minh chứng cho vấn đề đã đặt ra trong bài nghiên cứu, là cơ sở toán học giúp cho bài nghiên cứu đảm bảo được tính chính xác, logic và khoa học.

6.5. Phương pháp điều tra thực địa

Thực địa là phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lý du lịch. Đây là phương pháp truyền thống của địa lý học, với việc tiếp cận thực tế địa phương (vùng nghiên cứu) người nghiên cứu sẽ tích lũy tài liệu thực tế một cách chính xác, cụ thể và khoa học nhất làm cơ sở cho việc hoàn thành luận văn.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành đi thực địa tìm hiểu cụ thể thực tế địa phương đó là tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, đó là Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, các cơ quan, công ty du lịch đóng trên đại bàn khảo địa và du khách tham gia đi tour du lịch sinh

thái “Miệt vườn – Sông nước”. Tác giả còn tiến hành trao đổi với du khách, tiếp xúc với chủ cơ sở điểm vườn du lịch để hiểu thêm về phong tục tập quán, và những chính sách của địa phương đối với việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế cho loại hình du lịch này.

7. Cấu trúc luận văn‌


Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể:

Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch, du lịch sinh thái“Miệt vườn – sông nước” và sự hài lòng của du khách.

Chương 2. Đánh giá và phân tích sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái“Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang.

Chương 3. Giải pháp nâng cao mức dộ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang.

8. Đóng góp của luận văn‌


Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang là bài nghiên cứu khoa học. Với mục tiêu làm sáng tỏ mức độ thỏa mãn sự hài lòng của du khách, cũng như các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách. Chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể về những gì mình đã đạt được và những gì chưa đạt được đối với một loại hình sinh thái đặc trưng nhất của miền Tây Nam Bộ – “Miệt vườn – Sông nước” đã và đang được khai thác trên địa bàn có tiềm năng lớn nhất là tỉnh Tiền Giang. Qua đó, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh nhà. Đồng thời, đề tài cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các ngành khoa học có liên quan, đóng góp vào việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang và giúp cho các sinh viên, học viên cao học có thể sử dụng nghiên cứu trong học tập.

Việc nghiên cứu đề tài này là cơ hội để tác giả có thể đúc kết kinh nghiệm về kỹ năng lẫn kiến thức trong nghiên cứu khoa học. Đề tài còn mở ra cơ hội trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà chuyên môn về lĩnh vực du lịch, nhà môi trường với nhau trên cơ sở xây dựng một ngành du lịch bền vững.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH‌


1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch‌


1.1.1. Khái niệm Du lịch‌


Khái niệm “Du Lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và phong phú. Theo nhiều tác giả nghiên cứu: Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống thường ngày của mình để nghĩ ngơi, công tác và các lý do khác” (WTO, 2002)

Thuật ngữ “Du Lịch” theo từ điển tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo. Du lịch gắn liền với việc nghĩ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự di chuyển của họ.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất vì có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.

Theo I.I. Pirôgionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời nên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Theo luận thuyết về du lịch của John Urry (2002: “Sự ngắm nhìn của du khách” lần đầu được xuất bản năm 1990. Nội dung như sau: “Sự ngắm nhìn của du khách hướng trực tiếp đến nét nổi bậc của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của họ thường không có” các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác nhau xa với trải nghiệm thường ngày”.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Tóm lại, du lịch là một khái niệm mở và có nhiều cách tiếp xúc. Vì vậy, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể sự dụng các khái niệm cho phù hợp.

1.1.2. Khái niệm khách du lịch‌


Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận từ nơi đến.

+ Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

+ Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch‌


*Điều kiện chung:

- Thời gian nhàn rỗi: một trong những tiêu chí được xác định trong khái niệm du lịch là chuyến đi du lịch được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người (thời gian nghĩ phép; ngày nghĩ cuối tuần; thời gian nhàn rỗi khi đi công tác;…). Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được chuyến đi.

- Thu thập và trình độ văn hóa: nền kinh tế phát triển sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên, do đó khả năng thanh toán cho những nhu cầu trong đó có nhu cầu du lịch trong nước và ra nước ngoài sẽ gia tăng. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng dịch vụ du lịch, người ta phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Chính vì vậy, người đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà cần phải có đủ điều kiện mới có thể thực hiện được chuyến đi.

- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triền du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Theo các chuyên gia của Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng như tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để cho sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phương. Trên thực tế cho thấy, ở những quốc gia đang phát triển có nền kinh tế kém, lạc hậu mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng

ngành du lịch vẫn không thể phát huy hết tiềm năng. Vì vậy điều kiện kinh tế đóng vai trò quan trọng góp phần cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho du lịch.

- Hệ thống giao thông vận tải: giao thông vận tải là “mạch máu” cho ngành du lịch phát triển. Từ lâu, giao thông vận tải đã trở thành nhận tố chính cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, với sự phát triển ngày càng hiện đại của lĩnh vực giao thông vận tải đã tạo nên bước ngoặc quan trọng đưa du lịch cũng như quảng bá du lịch đến quốc tế. Giúp khách du lịch di chuyển nhanh hơn, đảm bảo được sự an toàn trong vận chuyển hoặc vận chuyển với giá rẽ.

- Sự ổn định chính trị quốc gia:

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên.

Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khăn cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lịch bị động. Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bị huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó, là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét.

Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch. Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiến tranh xung đột sẽ đảm bảo cho việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có nền chính trị ổn định,

hòa bình thường thu hút đông đảo khách du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn cho tính mạng và tài sản của họ. Ngược lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịch không phát triển được.

*Điều kiện đặc trưng riêng

- Điều kiện tự nhiên: là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tiềm năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phương. Điều điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nước, sinh vật,…Cụ thể như sau:

+ Vị trí địa lý: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Một điểm du lịch nằm ở khu vực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện lý tưởng thu hút khách du lịch. Ngược lại, với một vị trí không thuận lợi sẽ hạn chế lượng khách du lịch.

+ Địa hình: địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách. Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người.

Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái .v.v….

+ Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :

- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du

lịch .


- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .

+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh .

+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao .

+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú.

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C – 270C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.

+ Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun…. Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia. Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000km đường bờ biển. . . thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa).

Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ. Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một cửa sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10km trở lên. Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ. Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v… Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ.

+ Thảm thực vật: đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), …

- Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn khác:

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch .Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí