BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hưng
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 2
- Phương Pháp Biểu Đồ, Bản Đồ Và Bảng Số Liệu
- Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước”
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hưng
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào trước đây.
Tác giả
Lê Văn Hưng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy tôi trong khoảng thời gian học tập vừa qua (2011 – 2013). Đặc biệt, để bài luận văn đi đúng hướng và hoàn thành đúng kế hoạch, tôi đã được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.ĐẶNG VĂN PHAN. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, cảm ơn Thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em làm luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thư Viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ; đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể hoàn thành bài luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Địa Lý Học – K22; các bạn bè; đã có những đóng góp ý kiến bổ sung vô cùng bổ ích để bài Luận Văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến Sở VHTT và Du Lịch tỉnh Tiền Giang, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang và các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã giúp tôi trong việc cung cấp tài liệu, số liệu để bài luận văn đảm bảo được độ chính xác và khoa học. Cảm ơn đến tất cả các du khách đã giành khoảng thời gian quí báo của mình để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Văn Hưng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
5. Quan điểm nghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Cấu trúc luận văn 17
8. Đóng góp của luận văn 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI
“MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 18
1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch 18
1.1.1. Khái niệm Du lịch 18
1.1.2. Khái niệm khách du lịch 19
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 19
1.2. Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái 23
1.3. Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn 24
1.4. Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 25
1.4.1. Khái niệm “miệt vườn” 25
1.4.2. Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 25
1.4.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 26
1.4.4. Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 26
1.5. Sự hài lòng 27
1.6. Tổng quan đề tài nghiên cứu 28
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG 29
2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang 29
2.1.1. Vị trí địa lý 29
2.1.2. Dân cư 29
2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng 29
2.1.4. Khí hậu 31
2.1.5. Thủy văn 31
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 32
2.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội 32
2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 33
2.2.3. Hệ thống dịch vụ xã hội 35
2.2.4. Nguồn nhân lực 36
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch 37
2.3.1. Khách du lịch 37
2.3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch 37
2.3.3. Doanh thu du lịch 39
2.3.4. Đầu tư phát triển du lịch 40
2.3.5. Cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 41
2.3.6. Một số điểm vườn du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 43
2.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn
– sông nước” tại Tiền Giang. 47
2.4.1. Đặc điểm khách du lịch đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang theo kết quả khảo sát. 48
2.4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. 57
2.4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chung của du khách bằng phương pháp hồi qui tương quan đa biến 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG 80
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp 80
3.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân của loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang 80
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 83
3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 86
3.2. Các nhóm giải pháp chung 87
3.2.1. Giải pháp về an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách 87
3.2.2. Giải pháp về kinh tế 88
3.2.3. Chính sách phát triển du lịch 88
3.3. Các nhóm giải pháp cụ thể 89
3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 89
3.3.2. Hợp tác đầu tư cùng với các tỉnh ĐBSCL và thu hút vốn đầu tư nước ngoài 91
3.3.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 91
3.3.4. Xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” thành loại hình du lịch đặc trưng. 92
3.3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 92
3.3.6. Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam – đất nước đang vươn mình trong thiên niên kỹ mới với sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội; dịch vụ; chính trị... Trong đó, du lịch là một trong những ngành đã và đang mang lại nhiều thu nhập cho quốc gia. Với chủ đề “Văn minh Sông Hồng” năm 2013 được xem là năm Du lịch quốc gia với nhiều hoạt động du lịch mang tầm cở quốc tế, thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Với chủ trương đa dạng hóa các loại hình du lịch, Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách, trong đó có các loại hình du lịch nổi bậc như: Du lịch sinh thái; du lịch Văn hóa; du lịch khám phá; du lịch nghỉ dưỡng…
Hòa cùng với “nhịp đập” phát triển kinh tế của quốc gia, Tiền Giang là một trong những tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Được thiên nhiên và tạo hóa ưu ái với tài nguyên tự nhiên phong phú, Tiền Giang đã hình thành nên ba vùng sinh thái rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”. “Nằm dọc sông Tiền của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành là vùng sinh thái nước ngọt với các cù lao cây trái xanh tươi, các khu dân cư và những kênh, rạch chằng chịt, mênh mông sông nước. Về phía Biển Ðông là vùng sinh thái ngập mặn của khu du lịch biển Tân Thành - Hàng Dương, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ biển và nối tuyến với Cồn Ngang, một cù lao hoang sơ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Tỉnh còn có vùng sinh thái ngập mặn Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, có hệ sinh thái độc đáo, nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, dành cho các nhà nghiên cứu và các du khách ưa tìm hiểu, khám phá”.
Dựa trên thế mạnh du lịch sinh thái, lòng mến khách cùng cuộc sống hiền hòa vùng sông nước, Tiền Giang hội đủ những yếu tố thu hút du khách. Ðến đây, họ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền và đắm