Về Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát, Xử Phạt Các Vi Phạm


kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện mới cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH, trong đó có khu chôn lấp CTNH. Nên quy định này hầu như chưa bao giờ được thực hiện trong thực tế, do Bộ Xây dựng không có thẩm quyền cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH [6].

3.5.1.2. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT quy định về QLCTNH

Việc quy định số lượng phương tiện vận chuyển CTNH và phương tiện vận chuyển CTNH chính chủ một cách cứng nhắc, mang tính mệnh lệnh hành chính như Khoản 2, Điều 11 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT là không phù hợp với thực tế về BVMT, gây khó cho doanh nghiệp, vì số lượng phương tiện tùy thuộc vào lượng CTNH được vận chuyển của doanh nghiệp và do doanh nghiệp chủ động. Trong thực tế phương tiện đó có chính chủ hay không không ảnh hưởng đến môi trường, miễn là phương tiện đó phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đủ điều kiện vận chuyển CTNH.

Hiện nay, CTNH phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở của các hội, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương có phát sinh nhiều loại CTNH công nghiệp như: Pin acquy, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu nhớt thải, hóa chất, dung môi,... nhưng Thông tư chưa có quy định về QLCTNH với các đối tượng này.

Việc quy định đối với 01 cơ sở xử lý CTNH, không thành lập quá 05 đại lý vận chuyển CTNH theo Khoản 1, Điều 14 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, đây cũng là một quy định mang tính mệnh lệnh hành chính, cản trở hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH và đi ngược với mục tiêu BVMT là tăng cường thu gom để xử lý CTNH và địa phương cho rằng đây là biểu hiện của lợi ích nhóm trong hoạt động xử lý CTNH. Do trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở muốn đăng ký đại lý vận chuyển CTNH cho cơ sở xử lý nên nhiều cơ sở xử lý đã lợi dụng quy định này để thu tiến của các cơ sở muốn đăng ký đại lý vận chuyển CTNH.


Việc quy định quá nhiều mã CTNH theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT gây phức tạp cho công tác phân loại và quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, trong khi nhiều loại CTNH có cùng phương pháp xử lý và có cùng đặc tính nguy hại như: bụi thải có 15 mã, bùn thải có tới 45 mã, dung môi thải có 30 mã, dung dịch thải có 37 mã, dầu thải có 08 mã,...vừa làm phức tạp hóa cho công tác quản lý, khó khăn cho hoạt động phân loại, vận chuyển, xử lý và không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo địa phương nên gộp tối đa những loại CTNH có cùng phương pháp xử lý để đơn giản hóa việc kê khai, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn CTNH.

Hiện nay, chứng từ CTNH được quy định có 09 liên, được chủ nguồn thải in theo mẫu quy định, ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT và thực hiện kê khai chứng từ khi chuyển giao CTNH, trong đó, liên 1, lưu tại chủ nguồn thải, Liên 2 chủ vận chuyển, 2S do chủ vận chuyển gửi Sở TN&MT, 2T do chủ vận chuyển gửi Tổng cục Môi trường, Liên 3 lưu tại chủ xử lý, 3S được chủ xử lý gửi Sở TN&MT, 3T do chủ xử lý gửi Tổng cục Môi trường, Liên 4 và 5 do chủ xử lý gửi lại Chủ nguồn thải, trong đó chủ nguồn thải lưu liên 4 và liên 5 chủ nguồn thải gửi Sở TN&MT. Quá trình thực hiện, thấy rằng việc chủ vận chuyển, chủ xử lý gửi các liên 2S, 2T, 3S, 3Tlà không cần thiết do thông tin trên 09 liên chứng từ là như nhau và quy định 06 tháng các chủ vận chuyển, xử lý và chủ nguồn thải phải thực hiện báo cáo QLCTNH gửi Sở TN&MT và cơ quan cấp phép nên chỉ cần 05 liên còn lại là đã đủ thông tin để quản lý từ phát sinh, vận chuyển và xử lý CTNH.

Điều 19 của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định về gia hạn/thu hồi Giấy phép hành nghề QLCTNH; tuy nhiên, không có quy định cụ thể ràng buộc cơ sở phải thực hiện nội dung Giấy phép hành nghề QLCTNH như thế nào mới đủ điều kiện để được gia hạnvà không đủ điều kiện được gia hạn/bị thu hồi Giấy phép hành nghề QLCTNH, do đó, cơ sở chỉ cần chuẩn bị đủ điều kiện như cấp phép ban đầu là được gia hạn mà không xem xét đến cả quá trình thực hiện nội dung Giấy phép được cấp, đây là một khoảng trống, là kẽ hở về mặt quản lý cần được bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp lụật về QLCTNH tránh tình trạng tùy tiện gia hạn, thu hồi theo cảm tính làm phát sinh tiêu cực trong hoạt động cấp phép [4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


Việc giám sát môi trường định kỳ theo Mục 6.7 – Phụ lục 7 đối với khí thải “Không bắt buộc giám sát định kỳ đối với thông số dioxin/furan theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành” Sở TN&MT cho rằng chưa phù hợp và thiếu công bằng. Do đây là lò đốt CTNH nên khí thải phát sinh phải kiểm soát chặt chẽ hơn, trong khi khí thải từ các lò đốt chất thải công nghiệp thông thường vẫn phải bắt buộc quan trắc hai thông số này theo QCVN 30:2010/BTNMT, nhưng lò đốt CTNH nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn thì không bắt buộc giám sát dioxin/furan.

Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý - 10

3.5.2. Về tổ chức quản lý


- Chồng chéo về phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở TN&MT, Sở Xây dựng và Sở Khoa học Công nghệ trong QLCTNH: Theo quy định, Sở TN&MT có chức năng giúp UBND tỉnh Bình Dương quản lý Nhà nước về BVMT thì đương nhiên giúp UBND tỉnh QLCTNH, nội dung quản lý thì phải đồng bộ từ quy hoạch thu gom, xử lý đến triển khai quy hoạch đó. Nhưng thực tế hiện nay, quy hoạch xử lý CTNH đang do Sở xây dựng tham mưu; còn công nghệ xử lý CTNH thì lại do Sở khoa học và Công nghệ thẩm định dẫn đến xé lẻ các khâu quản lý và giảm hiệu quả QLCTNH, khó tránh khỏi đùn đẩy trách nhiệm.

- Hệ thống quản lý thiếu đồng bộ: QLCTNH là một phần trong nội dung của quản lý Nhà nước về BVMT, tuy nhiên,hệ thống các cơ quan có chức năng QLCTNH không đồng bộ với hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT. Theo quy định của Luật BVMT thì hệ thống các cơ quan có chức năng QLCTNH chỉ có ở hai cấp, cấp Trung ương là Bộ TN&MT và cấp địa phương là Sở TN&MT. Trong khi đó hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT được quy định ở bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và cấp xã. Như vậy, không thấy có vai trò QLCTNH của UBND cấp huyện và UBND cấp xã đó là lý do công tác QLCTNH thường bị buông lỏng hoặc coi nhẹ ở cơ sở. Mặt khác, ở Trung ương có Cục Quản lý chất thải nhưng Chi cục BVMT có chức năng tham mưu quản lý CTNH nhưng không có “Phòng quản lý chất thải” làm công tác chuyên quản về chất thải.


- Thiếu và yếu về nguồn nhân lực: về nguồn nhân lực hiện có theo kết quả thống kê ở trên cho thấy có 19/46 chiểm khoảng 41% cán bộ, công chức quản lý môi trường hiện có của tỉnh được đào tạo chuyên môn về môi trường, hoặc liên quan đến môi trường; có 27 cán bộ công chức tương ứng với 59% cán bộ công chức còn lại không được đào tạo đúng chuyên ngành hiện đang làm công tác quản lý môi trường. Trong đó, đáng lưu ý là không có biên chế cán bộ công chức quản lý môi trường ở cấp xã, trong khi cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động tác động đến môi trường và phát sinh CTNH.

3.5.3. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt các vi phạm


- Lực lượng thanh tra rất thiếu, không đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát BVMT: Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, nếu không có thanh tra, kiểm tra thì không có quản lý Nhà nước; do đó để công tác QLCTNH có hiệu quả, vấn đề mấu chốt là lực lượng thanh tra phải đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước. Thực tế tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 17.000 cơ sở có phát sinh và cần QLCTNH, tuy nhiên, Chi cục BVMT có 09 cán bộ quản lý và Thanh tra sở có 06 cán bộ, thanh tra viên. Như vậy, với 15 cán bộ công chức làm công tác quản lý môi trường trên 17.000 doanh nghiệp đây quả là một tỷ lệ rất nhỏ so với yêu cầu của quản lý hiện nay [15].

- Khó khăn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động QLCTNH do thiếu biên chế và thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về BVMT và QLCTNH: Thiếu và yếu không chỉ ở cấp tỉnh mà đặc biệt thiếu ở cấp huyện và trắng ở cấp xã, khi mà mỗi huyện, thị có 01 biên chế công chức chuyên ngành môi trường, nhưng do cán bộ địa chính cũ kiêm nhiệm, không được đào tạo đúng chuyên ngành, trong khi cấp xã hoàn toàn trắng về biên chế cán bộ môi trường theo Luật Công chức quy định chỉ có cán bộ địa chính là công chức ở cấp xã. Trong khi vấn đề môi trường luôn xảy ra ở cơ sở và quản lý môi trường phải tăng cường cho cấp cơ sở thì chúng ta đang lại quá thiếu và yếu ở cơ sở và thẩm quyền quản lý theo Luật Bảo vệ môi trường càng xuống cơ sở càng thiếu.


- Theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, nhiều Chi cục ngành thuộc các Sở địa phương được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, trong khi đó, Chi cục Bảo vệ môi trường không được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, trong khi đây mới chính là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT và quản lý chất thải của địa phượng.

3.6. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.6.1. Nguyên nhân khách quan


Từ thực tế quản lý thời gian qua cho thấy có một số nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế sau:

- Do thiếu kinh nghiệm QLCTNH: Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên được Quốc Hội thông qua, đến 1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành quy chế QLCTNH. Đến 2006, theo Luật Bảo vệ 2005, chúng ta mới ban ban hành Thông tư hướng dẫn QLCTNH và danh mục CTNH, từ đây, CTNH bắt đầu được quản lý một cách bài bản và chặt chẽ hơn. Đặc biệt là năm 2011 khi chúng ta tiếp tục sửa đổi bổ sung quy chế QLCTNH, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong QLCTNH sau 05 năm thực hiện quy chế QLCTNH nên việc triển khai đến các địa phương và cơ sở luôn có độ trễ nhất định.

- Do công nghệ sản xuất lạc hậu, lỗi thời nên tiêu hao nhiều năng lượng cho sản xuất, làm phát sinh nhiều chất thải, trong đó có một lượng không nhỏ là CTNH công nghiệp làm gia tăng chi phí quản lý, thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý.

- Nguồn lực cho công tác BVMT và xử lý CTNH chưa đáp ứng được yêu cầu QLCTNH; trong khi tiến độ xã hội hóa về xử lý chất thải quá chậm; mà tốc độ công nghiệp hóa của địa phương diễn ra nhanh;


- Việc nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý CTNH thân thiện môi trường chưa được quan tâm, chúng ta chỉ sử dụng những công nghệ truyền thống, sẵn có để xử lý CTNH (đốt, chôn lấp) làm gia tăng chi phí và lãng phí tài nguyên (rác), tỷ lệ tái chế, tái sử dụng chất thải rất thấp.

3.6.2. Nguyên nhân chủ quan


- Mới chỉ quan tâm đến QLCTNH trên phương diện kỹ thuật (ban hành các quy định, quy trình, trình tự,...) nhưng chưa quan tâm hoàn thiện nguồn nhân lực cho công tác quản lý nhà nước (cơ cấu tổ chức, biên chế, phát triển công nghệ,...) đặc biệt là đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ QLNN về BVMT cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý môi trường.

- Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm QLCTNH thiếu rõ ràng minh bạch và còn chồng chéo giữa các hệ thống luật pháp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả QLCTNH của địa phương.

- Công tác QLCTNH còn mang tính mệnh lệnh hành chính, thủ tục rườm rà với tư duy sai lầm là càng quy định nhiều thủ tục, càng chặt chẽ đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ là giảm thủ tục không cần thiết, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp mà quản lý hiệu quả.

- Việc học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến về QLCTNH còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm xử lý chất thải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Luật pháp về BVMT và Thanh tra thiếu tính ổn định: Tính kế thừa trong các hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về BVMT nói riêng rất thấp, khả năng dự báo diễn biến quản lý kém nên chúng ta không thiết kế được khung pháp lý về quản lý lâu dài và được cụ thể trong Luật, mỗi lần sửa đổi thực chất là thay đổi dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận và ngay cả cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cơ sở cũng không kịp nắm bắt các quy định về QLCTNH để tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện. Hệ thống cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của các


cơ quan thanh tra chuyên ngành thiếu ổn định, chịu ràng buộc mang tính thủ tục hành chính dẫn đến hạn chế hoạt động thanh, kiểm tra chuyên ngành.

- Có biểu hiện lợi ích nhóm trong QLCTNH, điều này có thể nhận thấy việc hạn chế số lượng các đại lý vận chuyển, quy định về số lượng xe vận chuyển, số lượng xe chính chủ,...

- Năng lực, tầm nhìn chiến lược của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu QLCTNH còn hạn chế, xa rời thực tế nên lúng túng trong nhiều trường hợp.

- Năng lực thu gom, xử lý của các đơn vị hành nghề QLCTNH mới chỉ đáp ứng xử lý một phần CTNH phát sinh.

- Đầu tư tài chính cho QLCTNH chưa tương xứng: Việc thu gom, xử lý CTNH nói chung và CTNH công nghiệp nguy hại nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự phát và không hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền, phố biến thông tin, nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế chưa được triển khai toàn diện để tạo sự chuyển biến rõ rệt dẫn đến việc chưa hình thành được ý thức BVMT của cộng đồng và doanh nghiệp.

3.7. Giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế đã đánh giá, phân tích ở trên, có thể thấy để QLCTNH một cách an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai, rất cần thiết phải nghiên cứu xác định được nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý CTNH có hiệu quả.

Nội dung chương này luận văn sẽ đi sâu phân tích, đánh giá, xác định những vấn đề bức xúc cần giải quyết đối quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình


Dương. Tiếp theo đó, phân tích xác định các định hướng giải quyết để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng thể và cụ thể để từng bước khắc phục các vấn đề còn tồn tại, hạn chế đảm bảo chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ môi trường nói chung và cụ thể hơn là nâng cao hiệu quả QLCTNH.

3.7.1. Những giải pháp trọng tâm

Để đề xuất hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH , luận văn đề ra 03 giải pháp chính là:

- Hoàn thiện quản lý Nhà nước về CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Cải tiến và phát triển thể, chính sách liên quan đến QLCTNH công nghiệp;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về BVMT và QLCTNH.

Trong đó quan trọng nhất, có tính quyết định và lâu dài là giải pháp cải tiến và phát triển thể, chính sách liên quan đến QLCTNH công nghiệp; nhưng giải pháp khả thi nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hoàn thiện giải pháp quản lý Nhà nước về CTNH công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

3.7.2. Giải pháp sửa đổi chính sách, pháp luật

Qua xem xét, đánh giá những quy định của Pháp luật về BVMT liên quan đến QLCTNH quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT được vận dụng để QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tác giả nhận thấy một số hạn chế bất cập cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể xem Bảng 3.5 sau đây.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí