Phương Pháp Đánh Giá Mức Độ Tự Do Hóa Tài Chính


Jackson (1999) gọi việc chuyển đổi tài khoản vốn, tỷ giá cố định, gia tăng quá mức của cho vay nội địa kèm theo sự phân bổ đầu tư thuần sai của khu vực tư nhân, và sự thiếu vắng khả năng điều hành và giám sát để kiểm soát sự quá mức trong lĩnh vực tài chính chính là những nhân tố chính của khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á năm 1997. Việc cho vay nước ngoài quá mức, phần lớn ở khu vực tư nhân, là nguyên nhân của khủng hoảng này. Năm năm trước khủng hoảng, việc cho vay của ngân hàng và phi ngân hàng ở những quốc gia bị khủng hoảng tài chính gia tăng rất nhanh. Cụ thể, ngân hàng ở từng quốc gia gia tăng tài sản ròng ở nước ngoài với tỷ lệ lớn trong suốt bốn năm trước khi xảy ra khủng hoảng. Tại thời điểm khủng hoảng xảy ra vào giữ tháng 07/1997, tổng số nợ nước ngoài đã đạt tỷ lệ lớn, chiếm 50% GDP ở các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Philippine (trang 3).

Mặc dù các khía cạnh bên ngoài (tỷ giá cố định, lãi suất cao, và gia tăng quá mức các khoản cho vay ở nước ngoài) thuộc những nhân tố quan trọng gây ra khủng hoảng, thì khủng hoảng cũng sẽ không xảy ra nếu không có sự yếu kém ở bên trong như: các tổ chức giám sát không phù hợp, ngân hàng hoạt động theo phương thức truyền thống, và trên tất cả, các quyết định đầu tư sai của khu vực tư nhân ở các quốc gia này (Jackson 1999, trang 5).

Wade (2001) cho rằng tự do hóa lĩnh vực tài chính và mở cửa tài khoản vốn là nguy hiểm khi các ngân hàng có rất ít kinh nghiệm đối với thị trường tài chính quốc tế, và khi các tổ chức phi ngân hàng cũng vay mượn ở nước ngoài. Điều này là nguy hiểm gấp hai lần trong bối cảnh hệ thống tài chính dựa trên cơ sở ngân hàng và khu vực doanh nghiệp có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Và là nguy hiểm gấp ba lần trong cơ chế neo tỷ giá. Ngoài ra, khi các ngân hàng và phi ngân hàng không cần thiết bị giám sát, khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng chỉ chờ đợi để xảy ra (trang 67).

Tự do hóa tài chính được xem là nguồn gốc của khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều hành thị trường tài chính hiệu quả để thị trường có thể chuyển vốn đến những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất. Chuyển vốn đến những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất đặc biệt quan trọng đối với các thị trường mới nổi vì những đầu tư này có thể có suất sinh lợi cao, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì


vậy, những nguy cơ có liên quan đến tự do hóa tài chính không có nghĩa là các quốc gia không nên theo đuổi chiến lược tự do hóa. Tuy nhiên, những biện pháp mạnh có thể áp dụng để ngăn chặn hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng. Những biện pháp này bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và điều hành kinh tế vĩ mô tốt, điều hành các chính sách khôn ngoan và khung giám sát mạnh.


CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam. Do đó, phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm hai phần như sau:

3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính

Để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính, tác giả sẽ xây dựng chỉ số FLI bằng phương pháp thành phần chính (Principal Component Analysis) của Bandiera Caprio et al. (2000) và Laeven (2003). Phương pháp này dựa trên tiêu chí chấm điểm cho các chính sách tự do hóa tài chính1. Các chính sách tự do hóa được tập hợp để tính toán chỉ số FLI bao gồm:

(1) Tự do hóa lãi suất – IRD.

(2) Gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động ngân hàng – REB

(3) Giảm dự trữ bắt buộc – RRR

(4) Xóa bỏ kiểm soát tín dụng – ECC

(5) Ban hành các quy tắc thận trọng – IPR

(6) Cải cách thị trường chứng khoán – SMR

(7) Tư nhân hóa các ngân hàng do Nhà nước sở hữu – PSB

(8) Tự do hóa tài khoản vốn nước ngoài – EAL

Căn cứ kết quả tính toán chỉ số FLI, tác giả sẽ sử dụng đồ thị để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam.

3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính

Trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng mô hình VAR hoặc VECM (véc-tơ hiệu chỉnh sai số) để kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Các bước thực hiện như sau:




1 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1.


Bước 1: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Mục đích của kiểm định nghiệm đơn vị nhằm xác định chuỗi dữ liệu có hoặc không có xu hướng; nếu các chuỗi dữ liệu trong cùng mô hình có cùng một xu hướng thì có thể dẫn đến hồi quy giả mạo làm mất ý nghĩa và tính giải thích của mô hình. Trong bài này, luận văn sẽ sử dụng kiểm định ADF để xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu. Nếu các chuỗi dữ liệu này là không dừng thì tác giả sẽ tiến hành lấy sai phân cho tới khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mô hình.

Bước 2: Nếu chuỗi dữ liệu không dừng thì sử dụng kiểm định đồng liên kết để xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn nhằm hạn chế sự hồi quy giả mạo giữa các biến. Điều này có nghĩa là nếu các chuỗi thời gian trong mô hình không dừng nhưng rất có thể tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chuỗi thời gian đó đồng liên kết – nghĩa là phần dư từ mô hình hồi quy của các chuỗi thời gian là không dừng là một chuỗi dừng.

Bước 3: Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến bằng mô hình kiểm định nhân quả Engle-Granger (1987).

Bước 4: Kiểm định mối quan hệ tác động giữa tự do hóa tài chính và bất ổn tài chính thông qua mô hình VAR hoặc VECM (nếu các chuỗi dữ liệu có mối quan hệ đồng tích hợp).


3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.1. Mô hình đánh giá mức độ tự do hóa tài chính

Phương trình tính toán chỉ số FLI tại một thời điểm:

FLIt = w1IRDt + w2REBt + w3RRRt + w4ECCt + w5IPRt + w6SMRt + w7PSBt + w8EALt (3.1)

Trong đó:

FLIt : chỉ số tự do hóa tài chính tại thời điểm t.

wi : là giá trị của vector riêng trong ma trận các chính sách.

3.2.2. Mô hình kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam


FISt = α1 + α2FLIt + α3LRRt + et (3.2)

Phương trình này có thể viết ở dạng log như sau:

LnFISt = α1 + α2FLIt + α3LnLRRt + et (3.3)

Trong đó:

FISt: chỉ số bất ổn tài chính (Financial Instability) LRRt: lãi suất cho vay thực (Real Lending Rate)

Do năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ và điều này đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng biến giả (dummy) để kiểm định liệu cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bất ổn tài chính ở Việt Nam. Theo đó giai đoạn từ quý 01/1996 đến quý 04/2007 sẽ mang giá trị D = 0 và giai đoạn từ quý 01/2008 đến quý 04/2012 sẽ mang giá trị D = 1.


3.3. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu

Để phục vụ cho công tác định lượng, tác giả sẽ thu thập dữ liệu trong thời gian từ quý 01 năm 1996 đến quý 04 năm 2012.

Nguồn số liệu chủ yếu được lấy từ IMF (chuyên mục International Financial Statistics), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Tổng Cục Thống kê (GSO).


CHƯƠNG 4 – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Xây dựng các biến dự kiến sẽ đưa vào mô hình

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các lý luận về mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính, tác giả đã xây dựng các nhân tố thể hiện mối liên quan giữa hai biến trên như sau:

4.1.1. Biến phụ thuộc – Chỉ số bất ổn tài chính (Financial Instability - FIS)

Như chúng ta đã biết ổn định tài chính được phản ánh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay vốn.

Để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng, chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) thường được sử dụng. Khả năng sinh lời hay khả năng tạo lợi nhuận được xem là một chỉ tiêu đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, do đó, đây là phần lợi ích được phân phối cho các chủ nợ và chủ sở hữu của công ty.

Ngoài ra một chỉ tiêu nữa để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng đó là tỷ lệ nợ xấu (non-performing loan). Theo tiêu chí đánh giá của Việt Nam2 thì những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là những khoản nợ xấu. Đây chính là khoản nợ gây ra cản trở lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Tuy ở Việt

Nam tình hình nợ xấu chưa tới mức báo động nhưng vẫn rất cần xử lý quyết liệt để không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, khi nền tài chính được tự do hóa, hoạt động tín dụng được mở rộng thì tỷ lệ nợ xấu có tăng lên không? Đó chính là nguyên nhân tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để tính toán chỉ số bất ổn tài chính.




2 Căn cứ tiêu chí phân loại tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Tóm lại, để đo lường tính bất ổn tài chính, tác giả sẽ sử dụng tỷ lệ giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc để đưa vào kiểm định mối tương quan giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính.

4.1.2. Biến độc lập – Chỉ số tự do hóa tài chính (Financial Liberalization Index - FLI)

Chỉ số FLI được xây dựng trên cơ sở tập hợp 08 chính sách tự do hóa theo phương pháp phân tích thành phần chính của Bandiera Caprio et al. (2000) và Laeven (2003). FLI sẽ là chỉ số đại diện cho hiện trạng thực thi chính sách tự do hóa ở từng thời điểm vì vậy tác giả chọn chỉ số này là biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính.

4.1.3. Biến độc lập – Lãi suất cho vay thực (Real Lending Rate – LRR)

Các nghiên cứu thực nghiệm về tự do hóa tài chính thường sử dụng công cụ lãi suất thực như là chỉ số đại diện cho tự do hóa tài chính (Fry 1997; Bandiera và những người khác 1997). Mặc dù chỉ số FLI được tính toán cũng đã bao hàm chính sách tự do hóa lãi suất, việc đưa biến LRR vào mô hình sẽ mang tính chất kiểm định liệu có tác động riêng lẻ của việc điều chỉnh lãi suất đến tình trạng bất ổn tài chính không.


4.2. Tập hợp mẫu nghiên cứu

Trong phần nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng nguồn số liệu theo quý trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012. Nguồn số liệu3 chủ yếu được lấy từ IMF (công cụ International Financial Statistics), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Tổng Cục Thống kê (GSO).

Bảng 4.1 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu



FIS

FLI

LRR

Mean

11.01264

0.432054

0.061146

Median

2.995550

0.407200

0.050000

Maximum

120.0000

0.838100

0.167000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam - 3



3 Bảng chi tiết số liệu được trình bày ở phụ lục 2.



FIS

FLI

LRR

Minimum

0.310100

0.124400

0.000000

Std. Dev.

24.27630

0.239114

0.042234

Skewness

3.609180

0.037122

0.591808

Kurtosis

14.78598

1.639560

2.581822





Jarque-Bera

541.2065

5.259539

4.464818

Probability

0.000000

0.072095

0.107270





Sum

748.8597

29.37970

4.157900

Sum Sq. Dev.

39485.69

3.830757

0.119508





Observations

68

68

68

(Nguồn: tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 2) Bảng mô tả cho thấy về trung bình, chỉ số tính bất ổn tài chính đạt mức 11.01264, là chỉ số có giá trị trung bình cao nhất trong ba chỉ số. Độ biến thiên hay

độ lệch chuẩn của chỉ số tính bất ổn tài chính là 24.27630.

Độ biến thiên của chỉ số tự do hóa tài chính ở mức 0.239114. Độ biến thiên nhỏ nhất là của lãi suất ở mức 0.042234.

Bảng 4.2 – Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu



FIS

FLI

LRR

FIS

1.000000



FLI

-0.443317

1.000000


LRR

-0.797160

0.497501

1.000000


(Nguồn: tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 2)

Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan của các biến độc lập rất nhỏ, không có cặp biến độc lập nào có hệ số

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí