Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

---------------------------


NGUYỄN NGỌC YẾN TRANG


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA

TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT ỔN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201


Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HDKH: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là TS g y n h c c o. Các nội dung nghiên cứu và kết qu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công b trong bất cứ công trình nào. Những s liệ trong các b ng biể phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác gi thu thập từ các ng ồn khác nhau có ghi trong phần tài liệ tham kh o.

Nế phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chị trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết q l ận văn của mình.


TP. HCM, ngày tháng năm 2013 Tác giả


Nguyễn Ngọc Yến Trang


MỤC LỤC



CHƯƠ G 1 – GIỚI THIỆU 1

1.1. Tổng q an 1

1.2. Mục tiê nghiên cứ 2

1.3. ết cấ đề tài 3

CHƯƠ G 2 – TỔ G UA CÁC GHIÊ CỨU 4

2.1. an điểm tích cực về tự do hóa tài chính 4

2.2. Các công trình nghiên cứ về m i q an hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính 5

2.2.1. Công trình nghiên cứ của Min ahad r Shrestha (2005) 5

2.2.2. Công trình nghiên cứ của Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache (1998) 6

2.2.3. Công trình nghiên cứ của một s tác gi khác 9

CHƯƠ G 3 – PHƯƠ G PHÁP GHIÊ CỨU 14

3.1. Phương pháp nghiên cứ 14

3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính 14

3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính 14

3.2. Mô hình nghiên cứ 15

3.2.1. Mô hình đánh giá mức độ tự do hóa tài chính 15

3.2.2. Mô hình kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt am 15

3.3. g ồn s liệ và phương pháp th thập s liệ 16

CHƯƠ G 4 – ỘI DU G VÀ ẾT UẢ GHIÊ CỨU 17

4.1. Xây dựng các biến dự kiến sẽ đưa vào mô hình 17

4.1.1. iến phụ th ộc – Chỉ s bất ổn tài chính (Financial Instability - FIS) 17

4.1.2. Biến độc lập – Chỉ s tự do hóa tài chính (Financial Liberalization Index

- FLI) 18

4.1.3. iến độc lập – Lãi s ất cho vay thực (Real Lending Rate – LRR) 18

4.2. Tập hợp mẫ nghiên cứ 18

4.3. ết q nghiên cứ 20

4.3.1. Đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt am 20

4.3.2. iểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam 21

4.3.2.1. iểm định tính dừng của ch ỗi s liệ 21

4.3.2.2. iểm định m i q an hệ đồng tích hợp 22

4.3.2.3. iểm định m i q an hệ nhân q Engle-Granger 22

4.3.2.4. Kết q kiểm định mô hình hồi q y 22

CHƯƠ G 5 – ẾT LUẬ 23

5.1. Tóm t t những điểm chính của đề tài 23

5.2. Gợi ý những biện pháp giúp ổn định nền kinh tế tài chính khi hội nhập vào nền kinh tế q c tế 24

5.2.1. Cơ chế giám sát an toàn và hiệ q 24

5.2.2. Lành mạnh hóa nền tài chính q c gia 25

5.2.3. Lành mạnh hóa hệ th ng ngân hàng 26

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứ tiếp theo 28

DA H MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM HẢO 30

PHỤ LỤC 1 – TÍ H TOÁ CHỈ SỐ FLI 32

PHỤ LỤC 2 – Ả G SỐ LIỆU CỦA CÁC IẾ TRO G GIAI ĐOẠ TỪ UÝ 01/1996 ĐẾ UÝ 04/2012 46

PHỤ LỤC 3 – ẾT UẢ IỂM ĐỊ H CỦA MÔ HÌ H 50


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU




ng 4.1 – Th ng kê mô t các biến trong mô hình nghiên cứ 18

ng 4.2 – Ma trận tương q an giữa các biến trong mô hình nghiên cứ 19

ng 4.3 – iến và ký hiệ sử dụng trong mô hình kiểm định 20

ng 4.4 – ết q kiểm định tính dừng của ch ỗi dữ liệ 21

ng PL1.1 – ng chấm điểm các nhân t tự do hóa tài chính ở Việt am từ năm 1996 đến năm 2012 39

ng PL1.2 – Giá trị riêng và véc-tơ riêng của ma trận tương q an các nhân t tự do hóa tài chính ở Việt am 42

ng PL1.3 – Chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996-2012 43


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

iể đồ 4.1: iể đồ chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996 đến 2012 20


CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU


1.1. Tổng quan

Từ thập niên 1970 các quốc gia đang phát triển đã tiến hành cải cách nhằm phát triển nền kinh tế của mình. Những cải cách này chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng vì các quốc gia đang phát triển tin rằng cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút được khu vực tư nhân đầu tư vào đất nước. Trái lại với những mong đợi của Chính phủ, sự tham gia của khu vực tư nhân không tăng lên chủ yếu do sự khan hiếm nguồn lực. Cho dù nguồn lực có đầy đủ thì vẫn không thể được sử dụng hiệu quả nguyên nhân là do nền kinh tế còn kém phát triển và bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển đã chuyển từ phát triển cơ sở hạ tầng sang phát triển kinh tế. Tuy nhiên do Chính phủ nắm giữ nền kinh tế nên khu vực tư nhân không thể có điều kiện tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế như mong đợi. Chính phủ kiểm soát lãi suất và trần tín dụng, sở hữu ngân hàng và các định chế tài chính cũng như điều hành đất nước bằng những luật lệ cứng nhắc. Do lãi suất danh nghĩa bị kiểm soát và lãi suất thực hầu như vẫn ở mức âm nên tiết kiệm không thể gia tăng. Kết quả là đầu tư không đạt được như mong đợi. Điều này làm cho nền kinh tế chậm phát triển. McKinnon (1973) và Shaw (1973) đã nhận định đây là hiện tượng áp chế tài chính và đã đề xuất việc tự do hóa hệ thống tài chính cho các quốc gia này. Vì vậy từ giữa những năm 1980, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tiền tệ thế giới đã bắt đầu xem tự do hóa tài chính là công cụ để các quốc gia đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng (Ngân hàng thế giới, 2005). Từ đó, kỷ nguyên tự do hóa tài chính bắt đầu tại các quốc gia đang phát triển với sự hỗ trợ về công cụ và tài chính của Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tiền tệ thế giới. Một số chính sách tự do hóa đầu tiên được vài quốc gia đang phát triển thực hiện từ đầu những năm 1980 đã đem đến những kết quả ấn tượng. Điều này là động lực để những quốc gia đang phát triển khác thực hiện tự do hóa nền tài chính của đất nước mình. Tuy nhiên tự do hóa tài chính không chỉ đem lại những triển vọng cho các quốc gia đang phát triển mà còn là nguyên nhân của tình trạng bất ổn tài chính.


Khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 chính là kết quả của tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, tự do hóa tài chính vẫn là quá trình đang diễn ra ở những quốc gia đang phát triển.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc thực thi các chính sách tự do hóa tài chính ở Việt Nam chỉ thực sự diễn ra từ năm 1996. Và trải qua thời gian dài thực hiện, quá trình thực thi các chính sách tự do hóa tài chính ở Việt Nam đang ở mức độ nào, đã hoàn toàn tự do hóa chưa hay chỉ là tự do hóa từng phần; nền kinh tế tài chính của Việt Nam có ổn định không? Căn cứ vào những lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mặc dù, đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Tuy nhiên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến này ở quy mô một quốc gia là rất ít và liệu việc áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam có phù hợp không? Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây hầu như xem xét quá trình tự do hóa tài chính sau khi quá trình này đã được hoàn thành. Việc này vô tình đã bỏ sót việc đánh giá quá trình tự do hóa ngay từ khi quốc gia đó bắt đầu thực thi chính sách. Trên cơ sở này, mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài sẽ bao gồm:

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính bất ổn tài chính. Trong đó bao hàm cả tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số làm công cụ đánh giá mức độ tự do hóa tài chính.

Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động, tác giả sẽ xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động của tự do hóa đến bất ổn tài chính ở Việt Nam.

Dựa vào những phân tích và nhận định, tác giả sẽ trình bày về những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.


1.3. Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm 05 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu. Phần này sẽ tập trung trình bày về lý do thực hiện đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu. Nội dung chính của chương này là trình bày các kết quả thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được xác đinh, tác giả sẽ trình bày phương pháp thực hiện, mô hình nghiên cứu cũng như nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu.

Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày chi tiết các kết quả thực nghiệm dựa trên nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu đã xác định ở chương 3.

Chương 5: Kết luận. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4, tác giả sẽ đưa ra những nhận định, giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong phần này tác giả sẽ trình bày về những mặt hạn chế và hướng phát triển tiếp theo cho đề tài.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí