Kiểm Tra Hồ Sơ: Đối Chiếu Hồ Sơ Bệnh Án Và Người Bệnh


nghiên cứu mà không cần chịu trách nhiệm hay bồi thường thiệt hại nào cho nhà nghiên cứu

II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia.

Chữ ký của người tham gia:

Họ tênChữ ký Ngày tháng năm

Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng):

Họ tênChữ ký Ngày tháng năm

Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận:

Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này.

Họ tênChữ ký Ngày tháng năm


Phụ lục 3


TIÊU CHUẨN ĐỒNG THUẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH TEO ĐA HỆ THỐNG 2008


Tiêu chuẩn chẩn đoán “rất có thể là MSA” (probable MSA)


Bệnh khởi phát ở người lớn trên 30 tuổi, tăng tiến dần, phân bố bệnh rải rác,

với đặc điểm sau

- Rối loạn thần kinh tự chủ gây tiểu không kiểm soát (không thể nhịn tiểu, rối loạn cương ở nam giới) hoặc tụt huyết áp tư thế trong vòng 3 phút khi đứng, với huyết áp tâm thu giảm ít nhất 30mmHg, hoặc huyết áp tâm trương giảm

ít nhất 15mmHg, và

- Hội chứng Parkinson (cử động chậm với đơ cứng, run, mất thăng bằng tư

thế) đáp ứng kém với Levodopa, hoặc

- Hội chứng tiểu não (thất điều dáng đi cùng với rối loạn vận ngôn do tiểu

não, thất điều chi hoặc rối loạn chức năng vận nhãn do tiểu não)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Đánh giá mức độ rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson và teo đa hệ thống - 21

Tiêu chuẩn chẩn đoán “có thể MSA” (possible MSA)


Bệnh khởi phát ở người lớn trên 30 tuổi, tăng tiến dần, phân bố bệnh rải rác,

với đặc điểm sau:

- Hội chứng Parkinson (cử động chậm với đơ cứng, run, mất thăng bằng tư

thế) hoặc

- Hội chứng tiểu não (thất điều dáng đi cùng với rối loạn vận ngôn do tiểu

não, thất điều chi hoặc rối loạn chức năng vận nhãn do tiểu não) và

- Ít nhất 1 đặc điểm gợi ý có rối loạn chức năng tự chủ (chứng tiểu gấp mà không giải thích bằng cách nào khác được, phải tiểu thường xuyên hoặc tiểu không hết được, rối loạn cương ở nam, hoặc hạ huyết áp tư thế rõ rệt nhưng

không chưa đạt mức cần có trong “rất có thể là MSA”) và

- Ít nhất có 1 dấu hiệu bổ xung, được liệt kê trong bảng 3


Các dấu hiệu bổ sung của “có thể là MSA”


Có thể MSA-P hoặc MSA-C

- Dấu babinski kèm tăng phản xạ gân xương

- Thở rít (stridor)

Có thể MSA-C

- Hội chứng Parkinson (cử động chậm và đơ cứng)

- MRI với hình ảnh teo nhân bèo, cuống tiểu não giữa, cầu não

- Giảm chuyển hóa trên FDG-PET ở vùng bèo sẫm

- Trên SPECT hoặc PET thấy mất phân bố thần kinh dopaminergic ở chất

đen thể vân kiểu trước synap

Có thể MSA-P

- Hội chứng Parkinson tiến triển nhanh

- Đáp ứng kém với levodopa

- Mất ổn định tư thế trong vòng 3 năm đầu sau khởi phát

- Thất điều dáng đi, thất điều giọng nói, thất điều chi và rối loạn chức năng vận nhãn kiểu tiểu não

- Nuốt khó trong vòng 5 năm đầu sau khởi phát

- MRI với hình ảnh teo bèo sẫm, cuống tiểu não giữa , cầu não và tiểu não

- Giảm chuyển hóa trên FDG-PET ở vùng bèo sẫm, thân não và tiểu não


Phụ lục 4

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

TEST ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẦN KINH TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN NGOẠI THẦN KINH QUỐC TẾ


I. ĐẠI CƯƠNG

Khảo sát test thần kinh tự chủ là một phương pháp không xâm lấn, có thể đánh giá độ nặng và kiểu phân bố rối loạn thần kinh tự chủ. Hơn nữa, các test thần kinh tự chủ có đủ độ nhạy trong việc phát hiện các bất thường trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Các test chuẩn đánh giá chức năng đối giao cảm, giao cảm tim mạch và chức năng tiết mồ hôi.

Các test thực hiện bao gồm:

- Khảo sát đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp hít thở sâu: đánh giá chức năng đối giao cảm.

- Khảo sát đáp ứng huyết áp và nhịp tim khi thay đổi tư thế: đánh giá chức năng giao cảm và đối giao cảm.

- Khảo sát đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva: đánh giá chức năng đối giao cảm.

- Khảo sát đáp ứng huyết áp với thụ thể lạnh và vận động thể lực đẳng trường: đánh giá chức năng giao cảm tim mạch.

- Khảo sát đáp ứng giao cảm da (SSR – Sympathetic skin response): khảo sát chức năng giao cảm vận tiết mồ hôi.

II. CHỈ ĐỊNH

Khi nghi ngờ các rối loạn về thần kinh tự chủ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có rối loạn huyết động nặng, bệnh tim mạch biết trước có thể giải thích được triệu chứng rối loạn huyết động, người bệnh suy kiệt hoặc mất


nước, người bệnh không hợp tác tốt để thực hiện thủ thuật.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

1 bác sĩ

1 kỹ thuật viên

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc


STT

Tên

Thông số kỹ thuật

Số

lượng


1


Máy điện cơ NATUS

Máy điện cơ 4 kênh/ 8 kênh, có phần mềm ghi đáp ứng giao cảm da (SSR) và ghi nhận sự thay đổi nhịp tim theo

hô hấp (RR interval)


01

2

Máy đo huyết áp tự

động OMRON – IA2


01

3

Máy đo huyết áp cơ

YAMASU


01

4

Dây dẫn oxy.


01

5

Xy-lanh 5ml sử dụng

1 lần


01


Khi làm các test, bệnh nhân nằm trong một phòng thoáng mát, yên tĩnh.

Các test được khảo sát trên máy điện cơ 4 kênh và 8 kênh, hãng Natus, Mỹ.

Máy đo huyết áp tự động, loại băng cuộn ở cánh tay, nhãn hiệu OMRON – IA2, xuất xứ Nhật Bản.

Máy đo huyết áp cơ, nhãn hiệu YAMASU, xuất xứ Nhật Bản.

Tất cả các test khảo sát nhịp tim, dùng điện tâm đồ đo ở chuyển đạo DII.


3. Người bệnh

Tất cả các test đều được thực hiện sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi 30 phút.

Bệnh nhân không dùng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê) 2 giờ trước khi làm các test.

Hướng dẫn bệnh nhân cách thở 6 chu kỳ/phút (người thực hiện ra hiệu lệnh để người bệnh hít vào hoặc thở ra mỗi 5 giây).

Hướng dẫn bệnh nhân cách thổi vào ống có lực cản trong test Valsalva.

Hướng dẫn bệnh nhân tự đứng dậy nhanh theo yêu cầu của test khi đo nhịp tim và huyết áp ở tư thế đứng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh

2. Kiểm tra người bệnh: kiểm tra mạch, huyết áp

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp hít thở sâu

Test thực hiện với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ít nhất 5 phút.

Đặt hai điện cực để ghi điện tim trên ngực.

Cho bệnh nhân hít thở bình thường trong 1 phút đầu

Sau đó hướng dẫn bệnh nhân hít vào sâu trong 5 giây và thở ra trong 5 giây tiếp theo. Lặp lại chu kỳ này 6 lần. Bệnh nhân phải hít thở liên tục và đều đặn. Lưu ý đây không phải là test tăng thông khí. Thực hiện hít thở thông qua mũi và khép miệng.

Trong 6 chu kỳ đó, máy sẽ ghi lại từng khoảng R – R, quy ra thành nhịp tim tương ứng, và biểu thị thành một điểm trên màn hình, biến thiên nhịp tim theo thời gian hít thở sẽ được vẽ thành một đường ghi. Máy tính cũng cho khoảng R – R ngắn nhất và khoảng R – R dài nhất, để có nhịp tim nhanh nhất và chậm nhất.


Tính biến thiên nhịp xoang theo hô hấp (respiratory sinus arrhythmia – RSA). Biến thiên được tính dựa vào trung bình chênh lệch nhịp tim giữa cuối kỳ hít vào và cuối kỳ thở ra của 6 chu kỳ hô hấp liên tục.

3.2 Test đáp ứng huyết áp và nhịp tim khi thay đổi tư thế

Cho bệnh nhân nằm ngửa và được cố định trên giường, nối máy monitor ghi nhịp tim và huyết áp.

Nghỉ 5 – 10 phút cho nhịp tim ổn định, sau đó yêu cầu bệnh nhân tự đứng dậy

Tìm chênh lệch huyết áp khi nằm so với khi đứng.

Tính tỷ lệ 30: 15. Ngay khi đứng lên, nhịp tim sẽ nhanh và đạt mức tối đa ở vào khoảng nhịp thứ 15. Sau đó là nhịp tim chậm dần và đạt mức ổn định ở quanh nhịp thứ 30. Lấy khoảng R – R của nhịp tim thứ 30, chia cho khoảng R – R của nhịp tim thứ 15, ta có tỷ lệ 30: 15.

3.3 Test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Cho bệnh nhân thở gắng sức, bằng cách kẹp mũi lại và thổi mạnh vào một cái ống có lực cản (nối với máy đo huyết áp thủy ngân), sao cho tạo được và duy trì áp lực 40mmHg trong 15 giây. Sau đó bỏ ống thở ra, cho hít thở bình thường và không nói chuyện.

Tỷ số Valsalva là tỷ số nhịp tim của pha 2, chia cho pha 4, cũng chính là khoảng cách R-R của pha 4 chia cho pha 2.

Nên làm thao tác Valsalva 3 lần liên tiếp, cách nhau 2 phút. Lấy tỷ lệ cao nhất trong 3 lần đó làm kết quả cuối cùng.

3.4 Test đáp ứng huyết áp với vận động thể lực đẳng trường

Cho bệnh nhân nắm giữ máy đo huyết áp trong 3 phút (tối đa là 5 phút) sao cho duy trì áp lực bằng 30% áp lực bóp tay tối đa của chính bệnh nhân. Tìm chênh lệch huyết áp khi gắng sức đẳng trường so với khi nghỉ ngơi.

3.5 Test đáp ứng huyết áp với thụ thể lạnh


Đặt túi nước đá trên bàn tay bệnh nhân trong 90 giây. Tìm chênh lệch huyết áp khi kích thích lạnh so với khi nghỉ ngơi.

3.6 Test ghi đáp ứng giao cảm da (SSR)

Đặt các cặp điện cực ghi ở bàn tay và bàn chân, trong đó điện cực hoạt động ở gan bàn tay và gan bàn chân, điện cực đối chiếu đặt ở mu bàn tay và mu bàn chân.

Giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 24oC và nhiệt độ da khoảng 33± 0,5oC.

Kích thích có thể bằng sinh lý học (cho bệnh nhân ho, hít thở mạnh, âm thanh gây giật mình) hoặc bằng dòng điện (kích thích vào dây thần kinh giữa). Kích thích điện thường thực hiện ở cổ chân (mắt cá) và cổ tay bệnh nhân.

VI. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Theo dõi mạch và huyết áp người bệnh sau thực hiện kỹ thuật

So sánh các giá trị đo được của từng khảo sát với giá trị bình thường.

Phân loại hệ thần kinh thực vật bị ảnh hương là ưu thế hệ giao cảm hay đối giao cảm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ là các test không xâm lấn nên không có biến chứng

Bác và kỹ thuật viên phòng điện cơ luôn theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình thực hiện, đặc biệt là chú ý quá trình thực hiện các test gắng sức và test biến thiên huyết áp tư thế để đề phòng bệnh nhân té ngã.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí