Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Ở Lợn Nái (Phần Này Viết Đơn Giản Quá).


hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn. Cần phải sưởi ấm đảm bảo cho lợn con không bị lạnh. Sau 3 tuần tuổi, khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con bắt đầu ổn định.

3.3.1.4 Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Lợn con khi sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể có trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu, cho nên nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ nhiều hay ít từ sữa mẹ. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian. Lợn con có thể hấp thu nguyên vẹn phân tử globulin vì trong sữa đầu có kháng men Antitripsin nó làm mất hoạt lực men Tripsin của tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con mới sinh rất lớn rất lớn nên phân tử

globulin được chuyển qua bằng con đường ẩm bào. Xuất phát từ đó chúng ta thấy được việc cho lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng và việc cho bú càng sớm càng tốt (Nguyễn Thiện và cs, 2005).

3.3.1.5 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Việc nuôi dưỡng lợn con phải đáp ứng các yêu cầu: Tỷ lệ nuôi sống cao, lợn con sinh trưởng phát triển bình thường, có độ đồng điều cao và không mắc bệnh nhất là bệnh thiếu máu và ỉa phân trắng.

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con phải đảm bảo được điều kiện sống tốt nhất đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Để thực hiện được điều đó chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

- Cho lợn con bú sữa đầu : Cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt.

- Cố định bầu vú: Lợn con cần được cố định bầu vú theo thứ tự con nhỏ bú vú trước con lớn bú vú sau.


- Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con: Muốn tập và bổ sung thức ăn sớm cho lợn con tốt nhất phải có ô tập ăn riêng để dễ dàng cách ly lợn mẹ và lợn con, đồng thời khống chế số lần bú và tăng dần số lượng thức ăn lợn con lên.

- Ghép ổ lợn con: Nếu lợn nái đẻ ít con và thời gian đẻ gần nhau thì ta có thể đem con của lợn nái quá ít ghép vào những ổ khác để giải phóng lợn mẹ. Nhưng chú ý trước khi đem ghép nhớ cho con bú đủ sữa đầu của chính mẹ nó, lợn con phải có độ tuổi như nhau và phải làm cho lợn mẹ được gửi không phân biệt được lợn con lạ trong đàn bằng cách phun các chất có mùi cho cả đàn con.

3.3.2 Lợn con sau cai sữa

3.3.2.1 Đặc điểm sinh lý lợn con sau cai sữa

- Trong vòng 20 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa, từ chổ lợn con đang phụ thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

- Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hoá, cũng như cơ năng hoạt động của nó.

- Sức đề kháng của lợn con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh nên lợn con rất dể bị nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá.

- Lợn con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn.

- Đây là giai đoạn nuôi có hiệu quả nhất bởi vì lợn con có khả năng tăng trọng nhanh, khả năng tích luỹ nạc cao và các đặc điểm tốt như: Có tỷ lệ nuôi sống cao, có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp.

3.3.2.2 Cai sữa lợn con

- Cai sữa lợn con phải đảm bảo các yêu cầu: Sau khi cai sữa lợn con phải có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi cai sữa không mắc các bệnh về đường tiêu hoá và rút ngắn thời gian lợn con bú sữa mẹ,


- Những nguyên tắc để cai sữa con thành công:

+ Thời gian phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn con. Khi cai sữa lợn con đã có khả năng tự độc lập sống một mình.

+ Tránh gây ra đột ngột với lợn con và lợn mẹ khi cai sữa, tức là lợn con sau khi cai sữa không bị khủng hoảng về dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Lợn mẹ sau khi cai sữa không xảy ra viêm vú hay sốt sữa.

+ Thời gian cai sữa: Việc xác định ngày cai sữa cho lợn con tùy thuộc vào điều kiện từng cơ sở ở từng nơi, trình độ kỷ thuật của người chăn nuôi, độ đồng đều đàn lợn con, khả năng ăn thức ăn nhân tạo cũng như khả năng nuôi con và khả năng sinh sản lứa tiếp theo của lợn mẹ. Tuy nhiên không nên cai sữa lợn con trước 18 ngày tuổi, nếu cai sữa quá sớm không có lợi về sức sinh sản của lợn mẹ nhưng cai sữa quá 4 - 5 tuần sẽ làm giảm số lứa đẻ và số lợn con sản xuất bởi nái trong một năm. Tuy nhiên trọng lượng lợn con phải đạt tối thiểu 5 kg khi cai sữa để lợn con phát triển tốt trong giai đoạn sau cai sữa (Nguyễn Ngọc Tuấn và Trần Thị Dân, 1997).

3.3.2.3 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa

- Thức ăn, dinh dưỡng: Lợn con ở giai đoạn này cần dinh dưỡng cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng cao protein, hàm lượng axit amin thiết yếu đầy đủ và cân đối. Nếu chúng ta cung cấp lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con béo quá sớm, khả năng lớn sẽ giảm. Khả năng tiêu hoá chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và dẫn đến còi cọc.

- Chuồng trại: Tuỳ theo điều kiện chăn nuôi của mỗi nơi mà nền chuồng của lợn con có thể lát bằng gạch, bê tông hay bằng nhựa. Đảm bảo nhiệt độ từ 28- 320C, độ ẩm từ 65 - 70%.

- Phân lô và phân đàn theo độ tuổi và trọng lượng. Cần chú ý trước khi phân lô và phân đàn chúng ta thả lợn con tiếp xúc với nhau để tránh lợn con cắn xé lẫn nhau.


- Phòng bệnh cho lợn con sau khi cai sữa: Tiến hành tiêm phòng các bệnh bằng các vắc xin như tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi, lở mồm long móng, dịch tả lợn. Trong thời gian này chúng ta phải tẩy giun sán cho lợn con bằng các loại thuốc dể tẩy và ít gây ngộ độc cho lợn con.

3.3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái (phần này viết đơn giản quá).

- Yếu tố di truyền:

+ Giống: Các giống khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, do mỗi giống đều có đặc trưng sinh sản riêng. Thông thường các giống nội có khả năng sinh sản tốt hơn các giống ngoại, một số công thức lai do tạo được ưu thế lai về các tính trạng sinh sản nên có khả năng sinh sản tốt hơn bố mẹ. Trong cùng một giống tuổi và lứa đẻ khác nhau cũng có năng suất sinh sản không giống nhau. Nghiên cứu của Venex (1985) sự khác nhau về tuổi động dục đầu biến động đến 200 %. Số con đẻ ra trong 2 lứa đầu lên đến 200 - 300 %.

+ Sự tiêu biến của hợp tử: Trong tháng chữa thứ nhất có 20 - 30 % trứng thụ thai bị biến mất (theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi, 1985).Theo Self (1952) thì 30 % số trứng rụng bị chết trong 25 ngày đầu có chữa và sau đó đên lúc đẻ chết thêm 11 % nữa.

- Yếu tố dinh dưỡng:


Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, để đảm bảo khả năng sinh sản tốt của lợn nái cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, có giống tốt mà dinh dưỡng kém thì vẫn không phát huy được khả năng sinh sản của lợn. Theo Zimmerman dinh dưỡng tốt sẽ rút ngắn thời gian thành thục về tính từ 4-16 ngày so với mức chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu dinh dưỡng. Phần lớn các chỉ tiêu sinh sản đều có hệ số di truyền thấp (Legault, 1970; Hutehentetal, 1981), vì vậy chăm sóc nuôi dưỡng tốt là biện pháp hiệu quả để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên khẩu phần ăn nếu quá thừa protein cũng làm cho khả năng thụ thai giảm. Các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng có ảnh hưởng nhiều đến sinh sản.


Photpho được thừa nhận là một nhân tố cơ bản của tính năng sinh sản, vì Photpho có tác động đến thùy trước tuyến yên kích thích tiết ra nội tiết tố sinh dục. Các nguyên tố khoáng như Canxi, Kẽm, Iot, Mangan đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn.

- Yếu tố môi trường sống:

Tiểu khí hậu chuồng nuôi nhất là độ ẩm và nhiệt độ không khí chuồng nuôi có ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản của lợn. Nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sinh sản lợn mẹ và sinh trưởng lợn con. Chúng làm rối loạn chu kỳ sinh dục, ảnh hưởng đến sức sống của phôi. Ngoài ra Stress nhiệt ẩm còn ảnh hưởng đến thời kỳ chửa cuối, từ đó ảnh hưởng đến số lợn con đẻ ra còn sống, ảnh hưởng đến khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh. Tổng kết những lợn nái nuôi trong mùa hè ở trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (viện chăn nuôi Quốc gia). Tỷ lệ hao hụt tới 15 - 20 %. Số liệu theo dõi nhiều năm của trạm thụ tinh nhân tạo lợn Thành phố Hà Nội cho thấy trong các vụ Đông Xuân: Tỷ lệ thụ thai đạt 80 - 85 % nhưng trong các tháng mùa hè tỷ lệ thụ thai chỉ đạt 50 - 60 %.

- Yếu tố dịch bệnh:


Đối với lợn sinh sản khi có dich bệnh xảy ra là tai hoạ rất lớn. Vi dụ bệnh viêm phổi làm cho hao mòn sức khoẻ làm mất tính năng sinh sản và lợn dễ bị chết, sẩy thai truyền nhiễm buộc ta phải huỷ bỏ lợn gây tổn thất rất lớn.Vì vậy trong chăn nuôi lợn sinh sản cần phải có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao sức sinh sản của gia súc.

3.4 Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt

3.4.1 Đặc điểm sinh trưởng theo giai đoạn

Quá trình sinh trưởng của sinh vật luôn tuân theo những quy luật nhất định. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của động vật từ khi thụ thai đến trưởng thành có thể biểu diễn dưới dạng đường cong sigmoid.


Khối lượng

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tháng tuổi


Biểu đồ 1: Quá trình sinh trưởng tích lũy của lợn thịt

Ở lợn, sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu sau khi đẻ hầu như là tuyến tính, tốc độ sinh trưởng sau đó bị chậm lại và kéo dài đến lúc trưởng thành. Quá trình sinh trưởng của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sau cai sữa (giai đoạn lợn khoảng 2-4 tháng tuổi) .

- Giai đoạn lợn choai (khoảng 4-6 tháng tuổi).

- Giai đoạn vỗ béo (khoảng 6-8 tháng tuổi).

3.4.2 Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của lợn các tổ chức khác nhau được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ.

Cơ bắp thành phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành số lượng các


bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển tổ chức nạc.

Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính gây nên sự tăng lên về khối lượng của mô mỡ. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển cá thể trong cơ thể lợn có quá trình ưu tiên phát triển và tích luỹ mỡ.

3.4.3 Quy luật ưu tiên chất dinh dưỡng trong cơ thể

Trong cơ thể động vật có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận. Trước hết dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống dưới 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì lợn sẽ không có tăng trọng.

3.4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt

Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm thịt, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65-80%), do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định thành công của chăn nuôi lợn.

Chăn nuôi lợn thịt cần đạt được các yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.

- Dinh dưỡng thức ăn: dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt. Vì vậy để chăn nuôi có hiệu quả cần phải phối hợp khẩu phần sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẳn có ở địa phương.

Bảng 13: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt


khối lượng(kg)

Chỉ tiêu

3-5

5-10

10-20

20-50

50-80

80-120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 4


Năng lượng trao đổi

3265

3265

3265

3265

3265

3265

(Kcal/kgTĂ)







CP (%)

26

23,7

20,9

18

15,5

13,2

Lysine (g/ngày)

3,5

5,9

10,1

15,3

17,1

15,8

Methionine (g/ngày)

0,9

1,6

2,7

4,1

4,6

4,3

Chế độ cho ăn

Ngày nhiều lần

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Lượng ăn vào (g/ngày)

250

500

1000

1855

2575

3075

Nguồn: NRC, 1999

- Phân lô phân đàn: Lợn thịt được nuôi tập trung trong các ô chuồng đảm bảo mật độ 0,4-0,52/con ở giai đoạn 10-35kg và lớn hơn hoặc bằng 0,8m2/con ở giai đoạn 35kg trở lên. Khi ghép đàn vào các ô chuồng chú ý phải đảm bảo đồng đều về tuổi và trọng lượng.

- Vệ sinh phòng bệnh: Lợn thịt cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Lợn phải được tiêm phòng vắc xin và tẩy giun sán đầy đủ, liệu trình tiêm phòng tuỳ thuộc tình hình dịch bệnh của vùng.

3.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn

- Giống: Các giống lợn khác nhau có năng suất và chất lượng sản phẩm thịt khác nhau. Các giống lợn nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn lai và lợn ngoại. Tăng trọng trung bình của lợn móng cái khoảng 300-350 gam/ngày, trong khi con lai F1(nội x ngoại) đạt 550-600 gam/ngày, Lợn ngoại nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 700-800 gam/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong một con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời tạo con giống có thể đáp ứng với các yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn (Lê Thanh Hải và cs, 1999) cho thấy tăng trọng, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023