nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với lợn móng cái (bảng 14)
Bảng 14: Kết quả khảo sát một số giống lợn
P giết mổ (kg) | Tăng trọng (g/ngày) | Tỷ lệ thịt xẻ (%) | Tỷ lệ nạc (%) | |
Đại bạch | 95 | 650-750 | 75-82 | 42-48 |
Landrace | 100 | 600-750 | 82-85 | 48-56 |
Móng cái | 85 | 300-350 | 70-71 | 30-32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 2
- Thành Phần Các Chất Trong Sữa Của Sữa Đầu Và Sữa Thường.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Ở Lợn Nái (Phần Này Viết Đơn Giản Quá).
- Thành Phần Dinh Dưỡng Của Các Loại Cám Sử Dụng Cho Lợn Nái Và Giai Đoạn Sử Dụng
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 7
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
Nguồn: Lê Thanh Hải và Cs (1999)
- Thời gian và chế độ nuôi: Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp, chất lượng thịt kém. Thời gian nuôi ngắn sẽ khắc phục được các nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng cao lợn tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao chất lượng thịt tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao.
- Khí hậu và thời tiết: Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích luỹ cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, khả năng tiêu hoá kém, giảm tăng trọng. nhiệt độ quá thấp, lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao.
3.5 Lai kinh tế và ưu thế lai
3.5.1 Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai giữa các cá thể không cùng nguồn gốc huyết thống có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai được tính bằng % năng suất tăng lên của con
lai so với bố mẹ của chúng. Trong thực tế ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng biểu hiện ưu thế lai còn các tính trạng khác vẩn giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng còn giảm đi.
Thông thường các tính trạng liên quan đế khả năng nuôi sống, khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Điều đó chứng tỏ các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao (Erick và William, 1996).Vì vậy để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống và chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những biện pháp nhanh và hiệu quả hơn. Hai quần thể vật nuôi khác nhau về di truyền bao nhiêu thì kết quả thu được khi lai giữa chúng càng cao bấy nhiêu, ưu thế lai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tiềm năng ưu thế lai được phát huy một cách tối đa và ngược lại.
Hiện nay, trong việc lai tạo con giống người ta chỉ quan tâm đến tính trạng sản xuất chính của nó. Một số công thức lai mặc dù ưu thế lai tổng số không cao nhưng tính trạng đáng quan tâm lại có ưu thế lai lớn thì công thức lai đó vẩn được chọn để sử dụng. Các tính trạng liên quan đến khả năng sinh sản, sinh trưởng thường được ưu tiên hàng đầu.
Trong chăn nuôi việc ứng dụng ưu thế lai là rất phổ biến nhằm mục đích tạo con lai có tính năng vuợt trội, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tận dụng được ưu thế lai của cả giống nội và giống ngoại vào điều kiện chăn nuôi nước ta, có thể lai 2 máu, 3 máu hoặc 4 máu. Dùng lợn Móng Cái lai với lợn đực giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Pietrian, Duroc) tạo ra con lai F1 rồi dùng con lai F1 làm giống lai với một trong các giống lợn ngoại trên để tạo ra con lai F2, F3 có 3/4 hay 7/8 máu ngoại.
Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết con lai của hai giống Yorkshire x Landrace tăng trọng nhanh hơn so với trung bình hai giống gốc. Con lai ba máu Duroc x Landrace x Yorkshire tăng trọng nhanh hơn con lai hai máu Yorkshire x Landrace. Trần Thế Thông (1970) cho rằng lai kinh tế có thể làm tăng khả năng sinh sản 12-16%, tỷ lệ chết ở lợn con giảm 6-8%, tăng trọng nhanh hơn 7-26%,
chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm 0,5 đơn vị so với lợn thuần chủng nội, tăng hiệu quả chăn nuôi lên 8-10%.
3.5.2 Lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài, hoặc các cá thể của hai dòng phân hoá về di truyền cũng như hai dòng cận huyết trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà chỉ sử dụng để sản xuất thương phẩm.
Mục đích của lai kinh tế là : Tăng mức độ dị hợp tử của con lai thông qua đó lợi dụng ưu thế lai. Mức độ dị hợp tử của con lai phụ thuộc vào mức độ đồng hợp của các giống, dòng tham gia. Tuy nhiên cần kiểm tra khả năng tổ hợp giữa các giống và dòng để có thể phát hiện được tổ hợp lai thích hợp có khả năng biểu hiện ưu thế lai cao.
Tuỳ theo mục đích mà người ta chia lai kinh tế thành lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp:
- Lai kinh tế đơn giản: là lai giữa hai cá thể của hai giống hoặc hai dòng. Lai kinh tế đơn giản có ưu điểm là đơn giản, dễ tiến hành, ở ngay thế hệ F1 tất cả con lai đều được sử dụng vào mục đích làm kinh tế để tận dụng ưu thế lai. Do những ưu điểm của phép lai này nên lai kinh tế đơn giản được ứng dụng rộng rải trong chăn nuôi để làm tăng khả năng sản xuất của vật nuôi. Bằng phương pháp lai này các giống vật nuôi Việt Nam vốn có năng suất thấp được lai với các giống cao sản nhập từ nước ngoài.
- Lai kinh tế phức tạp là lai giữa ba giống, dòng trở lên. Người ta tiếp tục cho lai thế hệ con cái của các phép lai kinh tế đơn giản hơn với các giống khác để tạo ra con lai mang nhiều máu của nhiều giống khác nhau. Lai kinh tế phức tạp lợi dụng triệt để ưu thế lai ở nái lai F1 để khắc phục nhược điểm của lai kinh tế đơn giản, lợi dụng được ưu thế lai từ các giống dòng khác nhau.
Lai kinh tế là phép lai rất quan trọng trong chăn nuôi do phép lai này có thể phối hợp được nhiều đặc điểm tốt của các giống khác nhau vào con lai, tận dụng ưu thế lai của các giống lợn ngoại và lợn nội, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường nhờ việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lợn lai của phép lai kinh tế giữa nái nội và đực cao sản có các đặc điểm: khoẻ, biết ăn sớm, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn nội, tận dụng được thức ăn thô xanh và có khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2005).
3.6 Đặc điểm của một số giống lợn ngoại
3.6.1 Lợn yorkshike
Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI tại Anh. Năm 1884 hoàng gia Anh đã công nhận giống lợn này. Hiện nay đây là giống lợn nuôi phổ biến nhất trên thế giới, lợn được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta lợn được nhập vào từ năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm 1964 lợn được nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng.
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hướng về phía trước thân dài lưng hơi vồng lên, chân cao khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
Khả năng sản xuất: Lợn cái đẻ trung bình 10-12con/lứa. Có lứa đạt 17-18 con. Trọng lượng sơ sinh trung bình 1-1,2kg/con. Lợn cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20kg/con. Lợn trưởng thành đạt 350-380kg. Lợn nái nặng 250-280kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc. Hiện nay giống lợn này đang được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn của Việt Nam.
3.6.2 Lợn Landrace
Nguồn gốc xuât xứ: được hình thành vào khoảng năm 1924-1925, tại Đan Mạch. Được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu từ năm 1990. được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh)
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền. Tầm vóc to, dài mình bụng thon ngực rộng, mông đùi phát triển. Toàn thân có đáng hình thoi tiêu biểu của lợn hướng nạc.
Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8-2 lứa/năm. mỗi lúa đẻ 10-12 con. Trọng lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2-1,3kg/con, trọng lượng cai sữa đạt 12- 15kg/con. sức tiết sữa 5-9kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt rất tốt, tăng trọng 750-800g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể đạt 105-125kg/con. Lợn đực trưởng thành nặng 400kg, lơn nái nặng 280-300kg. Giống Landrace được nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cu Ba và được xem là một trong những giống lợn được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam.
3.6.3 Lợn duroc
Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và vùng CornBelt. Giống lợn Durk - Jersay có nguồn gốc từ 2 dòng khác biệt Jersay Red của NewJersay và Duroc của NewYork. Dòng lợn Jersay Red được tạo ra vào những năm 1850 ở vùng NewJersay bởi Clark Pettit.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước. Đầu to, mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và 4 móng chân có màu đen, 2 mắt lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong. Giống Duroc hiện nay có mông vai rất nở, nạc cao.
Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành của con đực trên 300kg/con. Sử dụng trong lai hai ba máu hoặc bốn máu giữa các giống ngoại đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, tốc độ lớn không nhanh số con trên ổ không cao.Ở Việt Nam hướng sử dụng lợn Duroc lai với các giống khác tạo lợn thương phẩm.
3.7 Một số nghiên cứu liên quan
3.7.1 Nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái
Các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x
♂Yorkshire) đều nhận định lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) có khả
năng sinh sản tốt. Kết quả này là do con lai kết hợp được khả năng sinh sản tốt của bố mẹ đem lai và tạo được ưu thế lai ở thế hệ con lai.
Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu trước đây về lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) thường sớm hơn so với các giống gốc. Theo Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) là 356 ngày, sớm hơn 3 ngày so với Landrace và 5 ngày so với Yorkshire. Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) khi so sánh khả năng sinh sản của con lai F1 với giống đem lai cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là 345 ngày và sớm hơn 43 ngày so với giống Landrace và 62 ngày so với Yorkshire thuần.
Các chỉ tiêu trên đàn con sinh ra như số con sơ sinh, số con sống đến 24 giờ, số con cai sữa đều khá cao và không có nhiều sự sai khác giữa con lai so với bố mẹ đem lai. Một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn con như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, hệ số lứa đẻ củng có kết quả tốt tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống đực phối, thời gian cai sữa, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) khi đánh giá các chỉ tiêu sinh sản lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) nuôi ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: số con sơ sinh 9,67 con/ổ, khối lượng sơ sinh 1,41 kg/con, số con cai sữa 9,0 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 27,1 ngày là 5,5 kg/con và hệ số lứa đẻ là 2,41 lứa/năm. Nguyễn Thị Viễn và Cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn (♀Landrace x ♂Yorkshire) cơ sở chăn nuôi 2, viện khoa học kỹ thuật miền Nam có kết quả số con sơ sinh 10,51 con/ổ, khối lượng sơ sinh 12,12 kg/ổ, số con cai sữa 9,14 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 22,3 ngày là 46,33 kg/ổ.
3.7.2 Nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt
Các nghiên cứu trên trên nhiều giống thuần và lai ngoại trong thời gian qua đã xác định được một số công thức lai tốt, con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn bố mẹ do chúng tạo được ưu thế lai. Trong các nghiên cứu đó người ta quan tâm nhiều đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng của con giống nghiên cứu.
Những nghiên cứu về các giống lợn ngoại thuần thường cho kết quả không cao. Lợn đại bạch và Landrace thuần tăng trọng 600-750 gam/ngày, tỉ lệ thịt xẻ 75-82%, tỉ lệ nạc 42-56% (Lê Thanh Hải và cs 1999). Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn Yorkshire đã được phục tráng là 670 gam/con/ngày và 3,1 kg thức ăn/kg (Vỏ Quốc Ái, 2002)
Một số công thức lai do kết hợp được tiềm năng di truyền của bố mẹ và tạo được ưu thế lai về tính trạng sản xuất nên thường có khả năng sản xuất tốt hơn các giống thuần. Tăng trọng của lợn lai Dx(LxY) ở nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 714g/con/ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2008) trên một số công thức lai ngoại cho tăng trọng từ 618-668 gam/con/ngày, kết quả khảo sát chất lượng thịt được trình bày ở bảng 15.
Bảng 15: Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của một số công thức lai ngoại
(P.PD x LY) (X±SD) | (PD x LY) (X±SD) | (D.DP x LY) (X±SD) | |
Trọng lượng giết thịt (kg) | 92,00±1,90 | 96,50±2,30 | 100,60±3,30 |
Tỷ lệ thịt xẻ (%) | 74,02 | 75,44 | 72,17 |
Tỷ lệ nạc (%) | 61,82 | 61,12 | 60,33 |
Ghi chú: P là Pietran, D là Duroc, L là Landrace, Y là Yorkshire Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs
Trong các nghiên cứu trên lợn thịt lai cải thiện được khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng thịt một cách đáng kể so với các giống thuần.
4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Đối với lợn nái
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) Chúng tôi tiến hành theo dỏi trên 166 lợn nái sinh sản F1(♀Landrace x
♂Yorkshire) với dung lượng mẩu được thể hiện ở bảng 16.
Bảng 16: Chỉ tiêu và số lượng mẩu theo dỏi
Chỉ tiêu | Số mẩu theo dỏi | |
1 | Tuổi động dục lần đầu | 20 |
2 | Tuổi phối giống lần đầu | 142 |
3 | Tuổi đẻ lứa đầu | 142 |
4 | Thời gian mang thai | 783 |
5 | Thời gian nuôi con | 747 |
6 | Thời gian động dục trở lại | 755 |
7 | Thời gian phối lại có kết quả | 741 |
8 | Khoảng cách lứa đẻ | 747 |
9 | Hệ số lứa đẻ | 747 |
10 | Số con sơ sinh | 793 |
11 | Số con để nuôi | 793 |
12 | Trọng lượng con để nuôi | 94 |
13 | Số con cai sữa | 747 |
14 | Trọng lượng cai sữa | 747 |
15 | Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa | 748 |
16 | Số kg lợn con nái sản xuất/năm | 746 |
Lợn nghiên cứu được nuôi với quy trình chăn nuôi công nghiệp, trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại. Giai đoạn mang thai lợn được nuôi trong các ô chuồng của trại mang thai, có kích thước (0,6x2,2)m2. Trước khi đẻ 1 tuần chuyển sang chuồng sàn của trại đẻ. Chuồng đẻ là chuồng 3 ngăn kích thước ((0,8+0,5+0,5)x2,2)m2, lợn mẹ ở giữa hai bên là sân chơi và chổ sinh hoạt của lợn con. Trong chuồng đẻ bố trí 1 lồng úm lợn con kích thước (0,8x0,5x0,5)m3, bên trong lồng úm có bóng điện (công suất 75W) để sưởi ấm cho lợn con. Lợn mẹ và lợn con được nuôi ở đây cho đến khi cai sữa lợn con. Lợn nái cai sữa được đưa trở lại trại mang thai để nuôi chờ phối lứa đẻ tiếp theo. Trong các ô chuồng được bố trí máng ăn, vòi uống riêng biệt. Lợn được phối giống bằng tinh của đực Yorkshire hoặc (♂Duroc x ♀Landrace), theo phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Chuồng có vòi uống tự động cung cấp nước uống sạch và tự do. Lợn được sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Greenffeed cho từng giai đoạn sinh sản