Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 2


- Giai đoạn động dục (estrucs): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kì liên tiếp là: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này đối với tất cả các gia súc là sự rụng trứng trong đường sinh dục cái và biểu hiện chịu đực của gia súc cái thể hiện ra bên ngoài. Lợn vẩn bỏ ăn. Âm hộ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ sẩm. Lợn nái chịu đực, mê ì. Dùng tay ấn lên lưng và vùng mông lợn đứng im, nước nhờn chảy dính và đục. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, lợn nội ngắn hơn và khoảng 28- 30 giờ.

- Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi gia súc kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành về thể vàng tại vị trí rụng trứng. Thể vàng tiết progesterone ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên làm giảm tiết estrogen dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục. Con vật trở lại trạng thái bình thường, không biểu hiện đòi hỏi sinh dục nửa. Âm hộ hết sưng, lợn ăn uống như bình thường.

- Giai đoạn yên tĩnh (diestrucs); thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là giai đoạn kéo dài nhất. đối với gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng bị tiêu biến. Lợn không còn biểu hiện sinh dục, cơ quan sinh dục phục hồi chức năng để chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục:

+ Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kì động dục khác nhau như lợn ỉ

từ 19-21 ngày, lợn móng cái từ 19-25 ngày.

+ Tuổi: Nái tơ thường có chu kì tính ngắn hơn lợn nái trưởng thành.

+ Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kì tính ổn định và ngược lại.

+ Ngoài các nhân tố trên chu kỳ động dục còn chịu tác động của một số nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromon, tiếng kêu của con đực (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).


3.2.1.3 Sự thành thục về thể vóc

Sau một thời gian sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Lúc này cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận, tầm vóc, trọng lượng, kích thước các chiều đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao.

Tuổi thành thục về thể vóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng tuổi. Ngoài ra sự thành thục về thể vóc còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật,…

3.2.1.4 Tuổi phối giống lần đầu

Để có thể tiến hành phối giống lần đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục về tính và thể vóc. Lợn nái nội nên phối giống lần đầu ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lượng của lợn đạt từ 40 kg trở lên. Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên. Không nên phối giống quá sớm hoặc quá muộn. Nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa trưởng thành, cơ thể sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai, dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của con mẹ bị giảm đi làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng lợn mẹ giảm xuống. Ngoài ra nếu phối giống quá sớm, lúc này xương chậu của cơ thể mẹ chưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ đẻ khó. Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì lảng phí nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn hậu bị. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu rồi mới cho phối.

3.2.1.5 Thời gian động dục lại sau cai sữa

Sau khi cai sữa con khoảng 3 - 7 ngày, tuỳ theo sự hao mòn của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con và sự phát dục lại sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trở lại và bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất người chăn nuôi phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn nái trong thời gian nuôi con và sau cai sữa nhằm rút ngắn thời gian động dục lại sau cai sữa. Ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp người ta thường tiêm hocmon hoặc vitamin ADE cho lợn nái


sau cai sữa đồng thời cho chúng gần gủi con đực để kích thích quá trình phát dục lại sau cai sữa, nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.

3.2.1.6 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị

Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị cần đảm bảo lợn không quá béo hoặc quá gầy làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. Để Lợn hậu bị phát triển tốt phải chú ý đến một số yêu cầu như:

- Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn và lượng cho ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì và tăng trọng của lợn hậu bị. Dinh dưỡng thức ăn quyết định trực tiếp đến thể trạng của lợn hậu bị, nếu cung cấp thừa dinh dưỡng đặc biệt là năng lượng lợn sẽ mập gây hiện tượng nân sổi, nếu dinh dưỡng không đảm bảo lợn sẽ gầy gây hiện tượng không động dục, động dục không đều hoặc không đủ trọng lượng phối làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Thức ăn của lợn hậu bị cần cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, vitamin, khoáng.

- Chuồng trại: Lợn nái hậu bị có thể được nuôi 4-10 con/ô chuồng, với diện tích 2,5-3m2/con. Trong chuồng hậu bị nên bố trí 1 ô nọc nhỏ để lợn hậu bị được tiếp xúc với con đực kích thích động dục sớm. Chuồng trại phải luôn khô sạch, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, và thông thoáng thích hợp.

-Vế sinh tắm chải: Lợn nái hậu bị phải được thường xuyên tắm chải đặc biệt là về mùa hè nóng. Vệ sinh tắm chải có tác dụng ngăn được các bệnh ngoài da, kích thích thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và hoạt động tính dục.

3.2.2 Sinh lý thụ thai

3.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của trứng

Tế bào trứng được hình thành trong buồng trứng được phát triển từ các noãn nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào tương tự như tinh nguyên bào. Trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính, dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích tuyến yên tiết hormon hướng sinh dục FSH, LH để điều


khiển quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu tiên các tế bào trứng nguyên thủy thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng chín.

3.2.2.2 Sự rụng trứng

Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, quá trình rụng trứng được điều khiển bởi thần kinh thể dịch và các hormon sinh dục. Trước khi rụng trứng, ở bên trong nang trứng quá trình phân chia giảm nhiễm thành 1n ở lần một, rồi giữ và kéo dài 1n như thế cho tới khi trứng được thụ tinh. Thùy trước tuyến yên tăng tiết FSH, LH làm gia tăng tiết dịch nang trứng. Đồng thời ProtaglandingF2 của tế bào tử cung xuất hiện trước khi trứng rụng một vài giờ. Hormon này có tác dụng kích thích việc hình thành tổ chức chế tiết enzyme phân hủy vách nang trứng tạo cơ hội giải phóng trứng. Relaxin (hormon của tử cung) cũng xuất hiện, nó có hai tác dụng: một là kích thích tiết dịch nang trứng ở lớp tế bào hạt giống như LH, tác dụng khác giống ProtaglandingF2 là kích thích công phá tổ chức liên kết sợi của vách nang trứng tạo cơ hội phá vở vách nang trứng. Thùy trước tuyến yên tiết FSH xúc tiến việc hình thành cấu trúc tiếp nhận LH ở lớp tế bào hạt. Khi LH gắn nối với cấu trúc tiếp nhận, nó kích thích tế bào hạt tiết Progesteron với hàm lượng thấp, từ lúc này lớp tế bào hạt bắt đầu có sự biến đổi về cấu trúc để hình thành thể vàng. Hàm lượng Progesteron thấp lại làm cho hoạt tính có oestrogen tăng cao, oestrogen bằng con đường liên hệ ngược dương tính tăng tiết LH.

Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng, hàm lượng LH quyết định quá trình này. Trứng rụng khi hàm lượng LH tiết cao nhất. Lúc này áp lực dịch nang trứng là cao nhất, vách nang trứng bị phân huỷ và nang trứng bị phá vở trứng được giải phóng. Nhiều nghiên cứu xác định rằng trứng muốn rụng thì hàm lượng LH/FSH phải duy trì ở mức 3/1.

Hoạt động giao phối có ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng, nghiên cứu của Ponevog (1955) cho rằng sự rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng 36 - 48 giờ từ khi bắt đầu chịu đực. Hugeus (1976) cho biết lợn nái tơ có số lượng trứng rụng bình thường là 13,5 trứng. Mức độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu bị và


trong chu kỳ động dục đầu tiên có ảnh hưởng rõ đến số lượng trứng rụng. Nghiên cứu của Casid (1955) với chế độ dinh dưỡng cao thì số trứng rụng là 13,9 trứng, dinh dưỡng thấp thì số trứng là 11,1 trứng, mức dinh dưỡng thấp - thấp thì số trứng rụng là 10,6 trứng, còn mức dinh dưỡng thấp - cao số trứng rụng là 13,6 trứng. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, đối với các giống lợn khác nhau thì số trứng rụng trong một chu kỳ cũng khác nhau. Theo Lưu Kỷ (1982) lợn F1 (Đại Bạch x Ỉ ) ở chu kỳ động dục thứ ba có số lượng trứng là 11,3 trứng, còn theo Bruger (1972) thì lợn nái Đại Bạch có số lượng trứng rụng là 16,7 trứng.

3.2.2.3 Thời điểm phối tinh thích hợp

Thời điểm phối tinh thích hợp là thời điểm phối giống có nhiều nhất các tinh trùng có khả năng thụ tinh gặp nhiều nhất các tế bào trứng có khả năng thụ thai. Thời điểm này quyết định đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra trên ổ. Trứng và tinh trùng tiến hành quá trình thụ tinh ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng là tốt nhất. Tinh trùng mất 1-2 giờ ở đường sinh dục con cái để di chuyển vị trí thích hợp. Đối với tế bào trứng sau khi rụng phải mất 1-2 giờ để di chuyển thích hợp và thời gian tế bào rụng trứng là 8-12 giờ.

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó thì tinh trùng có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45-58 giờ. Do vậy thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực. Lợn nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 tính từ lúc bắt đầu động dục, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6-8 tiếng thì cho phối. Đối với lợn nái nội cần phối sớm hơn nái lai và lợn ngoại thuần 1 ngày, cụ thể vào cuối ngày thứ 2 và đầu ngày thứ 3 kể từ lúc bắt đầu động dục.

Thời gian lợn cái biểu hiện động dục cao độ nhất là lúc “mê ì”, âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang thâm tái, lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum thì thấy lợn đứng yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp nhất cho lợn nái.


3.2.3 Lợn nái mang thai

Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt vào cổ tử cung và bắt đầu phát triển. Các bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu tử cung, bầu vú…) cũng phát triển cùng bào thai trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian mang thai lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi.

3.2.3.1 Đặc điểm phát triển của bào thai

Ngay sau khi thụ tinh hợp tử bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Sau 20 giờ sự phân chia được tiến hành sinh ra 2 tế bào phôi, sau kì thụ tinh 24 giờ các hợp tử có thể đến sừng tử cung nhưng chúng cũng có thể ở trong ống dẫn trứng khoảng 67-72 giờ. Lúc này ở giai đoạn phôi đầu với 16 đến 32 tế bào phôi. Việc di chuyển của tế bào phôi từ ống dẫn trứng đến sừng tử cung được tiến hành nhờ sự co bóp dưới sự tác động của Ostrogen do buồng trứng tiết ra.

Sau 5-6 ngày kể từ khi thụ tinh, hợp tử đã ở trong tử cung. Hợp tử chứa nhiều tế bào phôi dạng túi phôi non. Đến ngày thứ 7-8 dấu hiệu của một cơ thể mới được hình thành. Sự làm tổ của hợp tử được tiến hành vào ngày 18-24 sau khi trứng được thụ tinh. Đây là sự khủng hoảng đầu tiên liên quan đến sự phát triển của bào thai nhằm cố định phôi vào thành tử cung.

Sau khi cố được cố định vào thành tử cung, bào thai tiếp tục phát triển và hoàn thiện các cơ quan bộ phận của cơ thể. Tốc độ lớn lên của bào thai là rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn mang thai cuối (bảng 4).

Bảng 4 : Sự phát triển của bào thai


Tuổi

(ngày)

Chiều dài

Trọng

lượng

centimet

% so với 30 ngày

gam

% so với 30

ngày

30

2,5 ± 0,3


1,50 ± 0,005


51

9,8 ± 1,0

3,9

49,80 ± 1,4

33,2

72

16,3 ± 2.0

6,5

220,50 ± 7,3

147,0

93

22,9 ± 2.0

9,2

616,9 ± 15,0

411,3

114

29,4 ± 8,6

11,8

1049 ± 42,7

639,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 2


Nguồn: Ullrey và CS (1965)

Quá trình phát triển và bào thai chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn phôi thai: từ ngày có chửa thứ 1 - 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể.

- Giai đoạn tiền bào thai: từ ngày có chửa thứ 23 - 38, giai đoạn này hình thành các tổ chứa sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể.

- Giai đoạn phát triển bào thai: từ ngày thứ 39 - 114, khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển hoàn thiện.

3.2.3.2 Quá trình phát triển của các tổ chức liên quan

Quá trình phát triển bào thai gắn liền với sự thay đổi của các cơ quan, các bộ phận có liên quan như:

- Nhau thai: tác dụng quyết định tới trao đổi chất giữa mẹ và thai, tham gia trao đổi, bài tiết và là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời để cung cấp cho thai khi cần thiết. Theo Elslay (1971) nhau thai đạt cực đại là 2,5 kg ở 70 ngày tuổi và giữ nguyên cho đến lúc đẻ (bảng 5).

- Dịch ối và dịch niệu: các dịch này có tác dụng bảo vệ cơ giới cho thai và là kho dự trữ khoáng, chứa các sản phẩm trao đổi như urea, creatine. Theo Elslay (1971) thì dịch ối và dịch niệu có trọng lượng cực đại là 6 kg khi thai đạt được 70 ngày tuổi, sau đó thì giảm dần đến khi đẻ còn 2 kg (bảng 5)

Bảng 5: Sự phát triển của nhau thai, dịch ối, dịch niệu


Tuổi thai (ngày)


Số thai

Nhau thai

Dịch ối, niệu

(gam)

% so với

47 ngày

(gam)

% so với

47 ngày

47

12

800


1350


63

11

2100

263

5050

374

81

11

2550

319

5650

419


96

10

2500

313

2250

167

102

10

2500

313

1250

93

108

9

2500

313

1890

140

Nguồn: Elslay (1971)

- Tử cung lợn nái: Trong thời gian chửa, tử cung lợn nái không ngừng tăng trưởng, để đảm bảo cho bào thai phát triển được bình thường. Moustagrad (1962) cho rằng ở thời điểm mang thai 108 ngày khối lượng tử cung lợn nái nặng gần gấp 3 lần so với lúc mang thai 47 ngày (bảng 6).

Bảng 6: Sự phát triển tử cung lợn mẹ trong thời gian mang thai


Tuổi thai (ngày)

Tử cung (gam)

% so với 47 ngày

47

1300


63

1450

189

81

2600

200

96

3411

265

108

3770

290

Nguồn: Moustagrad (1962)

3.2.3.3 Sự thay đổi của cơ thể lợn mẹ.

Trong thời gian mang thai cơ thể lợn mẹ cũng có những biến đổi như: Lợn mẹ không động dục, trao đổi cơ bản tăng “quá trình đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với dị hóa”. Salmon và cs (1967) khi so sánh khả năng tăng trọng của lợn nái mang thai so với lợn nái không mang thai ăn khẩu phần giống nhau đã kết luận có sự sai khác rất lớn giữa 2 nhóm này (bảng 7).

Bảng 7: Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian mang thai


Lợn nái

FI (kg)

W1 (kg)

W2 (kg)

Tăng (kg)

Sai khác

Có chửa

225

230

250

20

16

Không chửa

224

231

235

4


Có chửa

418

230

284

54

15

Không chửa

419

231

270

39


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023