lượng từng con trong lô. Từ số liệu thu được xác định tăng trọng tuyệt đối qua từng giai đoạn và cả quá trình nuôi theo công thức.
KLCGĐ – KLĐGĐ
ADG = x 1000
Tổng số lợn x số ngày của giai đoạn theo dõi Trong đó: KLCGĐ là tổng khối lượng cuối giai đoạn.
KLĐGĐ là tổng khối lượng lợn thịt đầu giai đoạn
-Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)
Tiêu tốn thức ăn (ADF): là lượng thức ăn tiêu tốn để đạt được 1kg tăng trọng, và được tính theo công thức:
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian theo dõi
ADF =
Tổng tăng trọng trong thời gian theo dõi.
4.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành từ ngày 5/1/2009 đến ngày 9/5/2009. Tại trại chăn nuôi Tân Thành - Ấp Tân Ninh - Xã Tân Tiến - Huyện Châu Pha - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, của công ty Greenfed Việt Nam.
4.4 Phương pháp nghiên cứu:
4.4.1 Theo dõi trực tiếp
Tiến hành theo dõi trực tiếp để xác định một số chỉ tiêu nghiên cứu như: Tuổi động dục lần đầu trên lợn nái, khối lượng sơ sinh để nuôi, khối lượng cai sữa đối với lợn con, lượng ăn vào, tăng trọng của lợn thịt.
4.4.2 Điều tra lý lịch
Điều tra lý lịch của lợn thông qua sổ lý lịch chăn nuôi của trang trại, qua thẻ nái và qua phỏng vấn người chăn nuôi để xác định các chỉ tiêu: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối giống thành công trên lợn nái, số con sơ sinh, số con để nuôi, số con cai sữa khối lượng cai sữa đối với lợn con.
4.5 Xử lý số liệu
Số liệu được quản lý trên Excel và phân tích bằng phần mềm Minitab 13. Các chỉ tiêu được xử lý và đánh giá bằng các tham số thống kê là trung bình (X), giá trị cực đại (max), giá trị cực tiểu (min) và sai số của số trung bình (SE).
5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire)
Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) được đánh giá trên một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh trưởng phát triển của lợn con thông qua các tham số thống kê như trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu và sai số của số trung bình, (bảng 25a và 25b).
Bảng 25a: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire)
n | X | Max | Min | SE | |
Tuổi động dục lần đầu (ngày) | 20 | 214,4 | 195 | 229 | 2,25 |
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) | 142 | 259 | 211 | 361 | 1,80 |
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) | 142 | 383,7 | 327 | 529 | 2,50 |
Thời gian mang thai (ngày) | 783 | 115,9 | 109 | 122 | 0,06 |
Thời gian nuôi con (ngày) | 747 | 23,9 | 17 | 41 | 0,15 |
Thời gian phối lại sau khi cai sữa (ngày) | 755 | 6,54 | 2 | 42 | 0,16 |
Thời gian phối lại có kết quả (ngày) | 741 | 16,4 | 3 | 260 | 1,02 |
Khoảng cách lứa đẻ (lứa) | 747 | 155,8 | 134 | 399 | 1,02 |
Hệ số lứa đẻ (lứa) | 747 | 2,39 | 0,91 | 2,77 | 0,01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Ở Lợn Nái (Phần Này Viết Đơn Giản Quá).
- Tỉ Lệ Thịt Xẻ Và Tỉ Lệ Nạc Của Một Số Công Thức Lai Ngoại
- Thành Phần Dinh Dưỡng Của Các Loại Cám Sử Dụng Cho Lợn Nái Và Giai Đoạn Sử Dụng
- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình.
Kết quả nghiên cứu về sinh lý sinh sản trên lợn mẹ được nuôi ở trại Tân Thành của công ty Greenfeed Việt Nam là tương đối tốt. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái có giá trị trung bình tương ứng là tương ứng là 214,4; 259; 383,7 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) 38,7 ngày và nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 27 ngày. Tuy nhiên sự sai khác này có thể là do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái ở từng cơ sở nghiên cứu, các nhân tố thí nghiệm không đồng nhất có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, trong thực tế chăn nuôi trang trại người phối giống có thể chủ động hoặc không biết nên bỏ qua một số chu kỳ động dục, điều này đã trực tiếp làm tăng số ngày lợn nái được phối giống và số ngày lợn nái đẻ lứa đầu. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào con giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các tính trạng này thường có hệ số di truyền thấp nên chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ góp phần làm giảm tuổi đẻ lứa đầu một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sinh sản của lợn nái.
Khoảng cách lứa đẻ là 155,8 ngày, điều này có nghĩa là mổi năm trung bình một lợn nái đẻ được 2,39 lứa. So với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008 thì hệ số lứa đẻ (2,41 lứa/năm) là tương đương với nhau. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc rất nhiều vào số ngày nuôi con, số ngày động dục và phối giống lại sau khi cai sữa. Các yếu tố này liên quan trực tiếp đến điều kiện và trình độ chăn nuôi thực tế của trại. Số ngày nuôi con trung bình của lợn nái được nuôi ở trại Tân Thành trong đề tài này (23,9 ngày) là tương đối thấp, điều này đã trực tiếp nâng cao hệ số lứa đẻ/năm. Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái, ở nghiên cứu này trung bình số ngày phối lại sau cai sữa là 6,54 ngày, sớm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004) 1 ngày. Tuy nhiên thời gian phối giống thành công sau khi cai sữa mới là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian phối lai sau cai sữa và tỷ lệ đậu thai sau khi phối giống. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng của điều kiện và trình độ chăn nuôi tại cơ sở nghiên cứu. Trong
nghiên cứu này do tỉ lệ phối giống không đậu thai quá cao (>20%), làm cho số ngày phối lại thành công sau cai sữa tăng lên từ đó làm giảm hệ số lứa đẻ.
Bảng 25b: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire)
n | X | Min | Max | SE | |
Số con sơ sinh (con/lứa) | 793 | 10,41 | 1 | 19 | 0,10 |
Số con để nuôi(con/lứa) | 793 | 9,84 | 0 | 19 | 0,10 |
Khối lượng con để nuôi (kg/con) | 94 | 1,66 | 1,1 | 2,6 | 0,32 |
Số con cai sữa (con/lứa) | 793 | 9,25 | 3 | 14 | 0,07 |
Khối lượng cai sữa (kg/con) | 747 | 6,35 | 4 | 10 | 0,03 |
Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (% so với số con để nuôi) | 748 | 94 | 0 | 100 | 4,00 |
Khối lượng lợn con nái sản xuất được trong năm (kg/nái/năm) | 746 | 144,5 | 40,1 | 257,7 | 1,31 |
Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình.
- Giá trị trung bình về số con sơ sinh (10,41 con/lứa), khối lượng những con để nuôi (1,63 kg/con), số con để nuôi (9,84 con), số con cai sữa (9,25 con/lứa) và khối lượng cai sữa lúc 24 ngày (6,35 kg/con) là tương đối cao so với một số nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn lai F1 (♀Landrace x
♂Yorkshire) và các giống thuần Landrace hay Yorkshire. Khi so sánh với
nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam ta thấy số con sơ sinh ở nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn 0,74 (con/lứa); số con cai sữa cũng lớn hơn 0,25 (con/lứa). Khối lượng những con để lại nuôi và khối lượng cai sữa có giá trị vượt trội, khối lượng lợn con cai sữa (6,35kg/con) ở 24 ngày thậm chí còn cao hơn cả kết quả nghiên cứu trên của Hoàng Nghĩa Duyệt ở thời điểm 26 ngày (5,5kg/con). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs tại xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn (2001-2004) trên các chỉ tiêu số con để lại nuôi, khối lượng sơ sinh của những
con để lại nuôi, số con cai sữa và khối lượng cai sữa đều cho giá trị nhỏ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (bảng 26).
Bảng 26: Khả năng sinh sản của lợn nái Thuần Landrace, Yorkshire và nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) tại trại chăn nuôi Phú Sơn
Yorkshire | Landrace | ♂Yorkshire x ♀Landrace | |
Số con sơ sinh (con/ổ) | 10,12 | 10,62 | 10,51 |
Khối lượng sơ sinh (kg/con) | 1,18 | 1,12 | 1,15 |
Số con cai sữa (con/ổ), 28 ngày | 8,91 | 8,8 | 9,14 |
Khối lượng cai sữa (kg/con) | 5,1 | 5 | 5,1 |
Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2004)
Các nghiên cứu có thể cho kết quả sai khác nhau về độ lớn giá trị chỉ tiêu do sự không đồng nhất về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và các yếu tố thí nghiệm. Tuy nhiên tất cả đều đưa ra nhận định chung, khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) rất cao. Một số nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản giữa các công thức lai và với nái thuần ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 nhóm nái thuần Landrace, Yorkshire và 2 nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) và (♂Landrace x ♀Yorkshire) tại cơ sở chăn nuôi 1, Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) so sánh khả năng sinh sản của các giống lợn nái ngoại và nái lai nuôi tại trang trại Bình Nam, Thăng Bình Quảng Nam) khẳng định khả năng sinh sản của nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là cao hơn so với bố mẹ thuần và một số công thức lai khác. Khả năng sinh sản của con lai được cải thiện và cao hơn bố mẹ đem lai là do sự kết hợp các đặc điểm tốt của các giống gốc, đồng thời trên con lai biểu hiện được ưu thế lai về tính trạng sinh sản. Các tổ hợp lai khác nhau có khả năng kết hợp kiểu gen và biều hiện ưu thế lai khác nhau.
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của con nái nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố đực phối như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng lợn con nái sản xuất được/năm...Trong nghiên cứu này lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) được phối giống bằng đực Yorkshire và Omega (♂Duroc x ♀Landrace), sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản khi sử dụng đực Yorkshire và đực Omega được thể hiện ở bảng 29.
Bảng 27: Sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản của nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) khi phối đực Yorkshire và đực Omega(♂Duroc x ♀Landrace).
Yorkshire (X ± SE) | (♂Duroc x Landrace) (X ± SE) | P | |
Số con sơ sinh (con/ổ) | 10,51 ± 2,73 | 9,85 ± 3,11 | 0,017 |
Số con để nuôi | 9,95 ± 2,71 | 9,22 ± 2,76 | <0,007 |
Khối lượng để nuôi (kg/con) | 1,58 ± 0,13 | 1,67 ± 0,32 | 0,364 |
Số con cai sữa (con/ổ) | 9,56 ± 1,76 | 9,31 ± 1,79 | 0,188 |
Khối lượng cai sữa (kg/con) | 6,27 ± 0,82 | 6,83 ± 0,79 | <0,001 |
Khối lượng lợn con mà nái sản xuất được/năm (kg) | 142 ± 32,1 | 154 ± 36,0 | <0,003 |
Sự sai khác được thể hiện ở số con sơ sinh, số con để nuôi, khối lượng cai sữa và khối lượng lợn con một lợn nái sản xuất/năm. Số con sơ sinh và số con để nuôi của lợn nái được phối bởi đực Yorkshire (10,51 con/lứa và 9,95 con/lứa) lớn hơn khi phối với đực Omega (9,85 con/lứa và 9,22 con/lứa). Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của lợn con của lợn nái được phối bởi đực Omega cao hơn khi phối với đực Yorskshire. Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng sơ sinh không có ý nghĩa thống kê (P=0,364), còn sự sai khác về khối lượng lợn con cai sữa có thể là do ảnh hưởng bởi thời gian theo mẹ của lợn con. Khối lượng lợn con cai sữa lợn con của lợn nái nghiên cứu khi được phối với đực Omega (6,83 kg/con) cao hơn khi phối với đực Yorkshire (6,27 kg/con) nên khối lượng lợn con mà nái sản xuất được trong năm tăng lên đáng kể khi chuyển từ phối tinh
đực Yorkshire (142kg) sang phối tinh đực Omega (154kg). Đây chính là lý do mà sau một thời gian thử nghiệm thì từ tháng 8 năm 2008 trại chuyển từ sử dụng đực Yorkshire sang đực Omega hoàn toàn. Trong công thức lai thứ với đực Omega con lai 3 máu có 25% máu của giống Duroc và tạo được ưu thế lai giữa 3 giống về tính trạng sản xuất thịt nên khả năng sinh trưởng của lợn con là tốt hơn con lai 2 máu được tạo ra khi lợn nái nghiên cứu phối với đực Yorkshire.
5.2 Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc))
Kết quả quá trình nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại chăn nuôi Tân Thành, Châu Pha, Bà Rịa - Vũng Tàu về 3 chỉ tiêu lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn được thể hiện ở bảng 28.
Bảng 28: Lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee))
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | TB | |
Tuổi (ngày) | 75-104 | 105-134 | 135-164 | 70-164 |
Khối lượng trung bình cuối tháng (kg/con) | 50.02 | 72.58 | 96.84 | - |
Lượng ăn vào (kg thức ăn/con/ngày) | 1.43 | 1.95 | 2.35 | 1.91 |
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày | 665 | 752 | 809 | 742 |
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) | 2.16 | 2.59 | 2.90 | 2.55 |
Ghi chú: Các chỉ tiêu được trình bày giá trị trung bình
Qua bảng 28 ta thấy sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành của cả giai đoạn nghiên cứu (70-160 ngày) có: Lượng ăn vào bình quân là 1,91 kg thức ăn/con/ngày, tăng
trọng tuyệt đối là 742 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,55 kg/kg tăng trọng. Diển biến lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn tăng dần theo tuổi và khối lượng. Lượng ăn vào trung bình của lợn thí nghiệm ở 3 giai đoạn 75-104 ngày; 105-134 ngày; 135-164 ngày lần lượt là 1,43; 1,95; 2,35 kg/con/ngày. Giá trị trung bình của tăng trọng tuyệt đối qua 3 giai đoạn tương ứng là 665; 752; 809 gam/con/ngày. Diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ.
Tăng trọng (gam) 900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
75-104 105-134 135-164
Giai đoạn (ngày)
Biểu đồ 2: diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x
♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) thí nghiệm
Giá trị trung bình tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x
♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) nghiên cứu (742gam/con/ngày) là tương đối cao, trong khi tiêu tốn thức ăn lại khá thấp. Kết quả này tốt hơn so với