Thành Phần Các Chất Trong Sữa Của Sữa Đầu Và Sữa Thường.


Nguồn: Salmon và cs (1967)

FI = Lượng thức ăn vào, W1= Trọng lượng lợn mẹ lúc bắt đầu có chửa, W2= Trọng lượng lợn mẹ sau khi đẻ

- Sự biến đổi toàn thân: Thời kỳ đầu, quá trình trao đổi chất tăng lên, con vật ăn khoẻ, tiêu hoá nhanh, khả năng tích lũy lớn dẫn đến con vật nhanh béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển của bào thai, nó phải hấp thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ nên con mẹ thường gầy đi. Trong thời gian có chửa Glycogen được tích lũy ở gan, mỡ trung tính và Cholesterol trong máu tăng lên, lượng Hemoglobin trong máu bình thường, máu nhanh đông hơn. Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời gian có chửa sau nhưng lượng K lại tăng lên. Hoạt động của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng và ngực. Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng. Do vậy ở thời cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở và hay đi tiểu tiện, có thể mệt mỏi, toát mồ môi.

- Sự biến đổi của bộ máy sinh dục: Buồng trứng tăng thể tích, thể vàng được duy trì và tiết ra hormone Progesterone có tác dụng an thai và ức chế động dục thể tích và trọng lượng tử cùng tăng lên tỷ lệ thuận với sự lớn lên của bào thai, dây chằng bị kéo căng, sừng tử cung tăng lên nhiều lần. Lượng máu lưu thông đến tử cung để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai. Cổ tử cung luôn đóng kín để tách biệt âm đạo với tử cung, tránh các tác nhân cơ học, ký sinh trùng và vi khuẩn.

- Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể của thời kỳ mang thai: Progesterone trong 10 ngày đầu tăng nhanh, có tác dụng an thai và ức chế động dục. Một đến hai ngày trước khi đẻ, Progesterone giảm đột ngột. Oestrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức thấp.

3.2.3.4 Chăm sóc lợn nái mang thai

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai là khâu quan trọng quyết định đến số con sơ sinh/ổ và trọng lượng sơ sinh/con. Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái


chửa phải đảm bảo các trứng đã thụ tinh thành hợp tử phát triển bình thường, hạn chế sự tiêu biến của hợp tử trong quá trình mang thai.

- Thức ăn dinh dưỡng: Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự duy trì của lợn mẹ và sự phát triển của bào thai. Ở giai đoạn mang thai cuối (84 - 114 ngày), bào thai phát triển rất mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái là rất lớn trong khi thai phát triển chèn ép bộ máy tiêu hoá nên lợn không ăn được nhiều, cần chia thành nhiều bữa trong ngày giúp lợn ăn đủ với nhu cầu. Thức ăn cho lợn nái cần phải đầy đủ dinh dưỡng, có độ choán nhỏ (bảng 8).

Bảng 8: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai


Giống

Chỉ tiêu

Lợn lai ngoại và lợn nội

Lợn nái ngoại và lợn nái lai

ngoại x ngoại

Giai đoạn mang

thai

1-84 ngày

84-114 ngày

1-84 ngày

84-114 ngày

Mức ăn (kg)

1,3 - 1,4

1,6 - 1,7

1,8 - 2,0

2,2 - 2,4

NLTĐ (kcal/kg )

2900- 3000

2900 - 3000

2800 - 3000

2800 - 3000

Protein thô (%)

13

15

13 - 14

15 - 16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 3

Nguồn: Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)

- Chuồng trại: không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt đông trong một ô chuồng. Chuồng phải đảm bảo luôn khô sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Trước khi đẻ 7 - 10 ngày chuyển lợn mẹ sang chuồng đẻ để cho lợn mẹ làm quen với chuồng mới. Chuồng phải được quét vôi, khử trùng sạch sẽ.

- Vệ sinh thú y: định kỳ tẩy giun sán trong thời gian có chửa, tẩy lần cuối trước khi đẻ 2 tuần. Chú ý tắm rửa, diệt ký sinh trùng ngoài da như ghẻ, 1 tuần trước khi chuyển sang ô chuồng mới. Trước khi đẻ 20 ngày tiêm vắc xin E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn con về sau.


3.2.4 Lợn nái đẻ

3.2.4.1 Các giai đoạn đẻ của lợn

Quá trình phát triển của bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể để chuyển bị cho qua trình đẻ của lợn nái. Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Quá trình đẻ của lợn được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn mở cửa tử cung

Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và nước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung và âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vở, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra. Mỗi lần tử cung co bóp từ 1 - 2 giây, khoảng cách mỗi lần co bóp là 20 - 30 giây. Thời gian mở tử cung là 3 - 6 giờ.

- Giai đoạn đẩy thai ra

Từ lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn cho đến khi thai ra ngoài. Lúc này cổ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con. Thời gian đẻ của lợn từ 1 - 4 giờ tính từ khi bắt đầu đẩy thai. Nếu quá thời gian đó thì phải can thiệp. Thông thường lợn đẻ lứa đầu có thời gian đẻ chậm hơn so với lợn nái đẻ những lứa sau.

- Giai đoạn bong nhau

Sau khi thai ra từ 1- 6 giờ. Tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 giờ nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho lợn mẹ.

- Giai đoạn hồi phục tử cung

Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thường 2 - 3 ngày. Bình thường tử cung sẻ phục hồi nhanh. Nếu giai đoạn


bong nhau không bình thường thì tử cung sẻ phục hồi chậm. Vì vậy cần phải có biện pháp phục hồi tử cung nhanh và can thiệp kịp thời.

3.2.4.2 Quá trình đở đẻ cho lợn

Lợn nái được đưa lên chuồng đẻ 1 tuần trước ngày đẻ dự kiến, tắm sạch và sát trùng kỷ. Chuẩn bị lồng úm cho lợn con và các dụng cụ đở đẻ cần thiết như: Panh, kim chỉ khâu, kéo kìm bấm răng, cồn iod, vải khô, xô đựng, vitaminK. Tất cả các dụng cụ phải được vệ sinh và sát trùng kỷ.

Lợn con đẻ ra trước tiên phải lâu khô mủi, miệng giúp chúng hô hấp dễ dàng. Dùng vải khô lau sạch theo chiều từ sau ra trước cho lợn con khô ráo sạch sẽ, hắt rốn, cắt rốn, cắt đuôi và bấm răng nanh cho lợn. Sau khi đỡ đẻ xong cho lợn con vào lồng úm, để khô ráo, cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

3.2.5 Lợn nái nuôi con

Sau khi đẻ, lợn mẹ đi vào thời kỳ tiết sữa nuôi con chức năng này là do tuyến vú đảm nhận, bao gồm hai quá trình cơ bản sinh sữa và thải sữa. Hoạt động tiết sữa là một quá trình mang tính chất bản năng dưới sự điều hòa của hệ thống thần kinh và thể dịch.

3.2.5.1 Quá trình hình thành sữa ở lợn

Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp phức tạp xảy ra trong các tế bào tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành phần đặc trưng của sữa. Một số thành phần của sữa được lọc từ huyết tương như

-globulin, enzime, hormon, khoáng. Các thành phần khác như cazein, lacto, mỡ sữa phải trải qua quá trình tổng hợp từ tế bào tuyến.

- Mỡ sữa được tổng hợp từ các axit béo mạch ngắn 4-12C (30%). Các axit béo kết hợp với glyxerin để tạo ra mở trung tính. Một phần mỡ sữa được sử dụng từ các mở trung tính có trong huyết tương.

- Protein sữa: Chủ yếu là cazein (57 - 58 %), albumin (7,8%), globulin (10%), proteotopepton (11-17 %) và các nitơ phi protein (7-8%). Hầu hết các protein sữa được tổng hợp ở các tế bào tuyến từ các axit amin của máu chuyển


qua. Giá trị sinh vật học của protein sữa lợn khá cao vì nó chứa đủ các axit amin cần thiết.

Ngoài ra, trong sữa còn chứa đầy đủ các chất khoáng như Canxi, Sắt, Đồng, các loại vitamin A, B, C, D…và các men tiêu hoá như Amilaza, Dehydrogenara, Lactora, Oxyclara.

Sữa lợn được phân làm hai loại là sữa đầu và sữa thường. Thành phần dinh dưỡng của sữa đầu cao hơn sữa thường (bảng 9)

Bảng 9: Thành phần các chất trong sữa của sữa đầu và sữa thường.



Thành phần các chất trong sữa

Sữa đầu

Sữa thư

ờng

Phạm vi thay

đổi (%)

Trung bình (%)

Phạm vi thay

đổi (%)

Trung bình (%)

Protein

12,3

- 17,77

15,7

4,5 - 9,0

6,0

Chất béo

1,7

- 9,5

5,2

3,0 - 11,0

7,7

Đường sữa

2,5

- 5,0

3,5

3.0 - 5,5

4,1

Khoáng

0,5

- 0,8

0,7

0,7 - 1,0

0,9

Nguồn: Ngô Ngọc Tú (1992)

Trong sữa đầu ngoài việc có hàm lượng dinh dưỡng cao nó còn có một hàm lượng γ - Globulin có tác dụng miễn dịch cho lợn con mới sinh. Hàm lượng γ- Globulin trong sữa giảm dần trong các ngày tiếp theo sau khi đẻ. Khả năng hấp thụ γ - Globulin giảm nhanh theo từng giờ. Ngoài ra, còn có MgSO4, có tác dụng tẩy cứt xu cho lợn con mới sinh, chuẩn bị cho quá trình tiêu hoá sữa mẹ. Vì vậy, chăn nuôi lợn nái sinh sản cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

3.2.5.2 Quá trình tiết sữa

Đối với lợn bầu vú không có bể sữa, sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích luỹ trong các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh thể dịch theo ba pha: Ngậm thúc vú, nằm im và mút vú. Khi lợn con mút vú, đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ nảo, rồi


tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích tế oxytoxin, oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẩn sữa nhỏ rồi đến ống dẩn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từ đó lợn con mới bú được. Do vậy khi lợn con bú sữa, chúng thực hiện theo 3 pha: pha ngậm và thúc vú (80-100 giây), pha nằm im (20 giây) và pha mút vú (20 giây).

Trong thời kỳ tiết sữa (60 ngày), lượng sữa tiết qua các tuần là khác nhau, sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi đẻ và đạt cao nhất ở 21 ngày tuổi (biến động từ 2 - 3 tuần đầu). Lợn nái có thể tiết ra 300 lít sữa trong chu kỳ sữa là 60 ngày. Trong thời kỳ tiết sữa, lợn con có thể bú chừng 30kg. Trung bình mỗi ngày là 550 gam và mỗi lần bú là 20 -25 gam.

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất thường ở ngày thứ 21. Vì vậy để lợi dụng khả năng này người ta ít khi cho cai sữa trước ngày thứ 21 mà thường cai sữa ngày thứ 21 - 42 tùy theo điều kiện thức ăn có được cho lợn con và điều kiện chăm sóc quản lý.

3.2.5.3 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt. Cả lợn mẹ và lợn con khỏe mạnh, lợn con sinh trưởng nhanh. Số con và trọng lượng cai sữa cao. Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao. Lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa.

- Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là tiết sữa nuôi con do đó nhu cầu dinh dưỡng của mẹ quyết định đến sức tiết sữa nuôi con, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con cũng như tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp cho lợn mẹ từ giai đoạn nuôi con đến khi lợn con cai sữa. Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải có chất lượng tốt, cho lợn ăn tự do (bảng 10).

Bảng 10: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con


Lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại

Lợn nái lai nội ngoại (lợn lai F1)

Mức ăn : Tự do

Mức ăn : Tự do

Năng lượng trao đổi : 2800 – 3000

Năng lượng trao đổi: 2900 – 3000

(Kcal/kg thức ăn)

(Kcal/kg thức ăn)

Protein thô (%) : 17 - 19

Protein thô (%) : 15 - 17

Nguồn: Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)

- Chuồng trại: Phải bảo đảm vệ sinh, thông thoáng, ấm về mùa đông mát về mùa hè, tránh được sự thay đổi của thời tiết, Cần kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi trong tuần đầu. Nhiệt độ thích hợp cho nái là 200C trong khi heo sơ sinh cần 30 - 320C. Do vậy, chuồng nuôi phải có ô tập ăn và hệ thống lồng úm, đèn sưởi ấm cho lợn con.

3.3 Đặc điểm sinh lý của lợn con

3.3.1 Lợn con theo mẹ

3.3.1.1 Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh

Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10-12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần.

3.3.1.2 Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn

thiện

Trong thời gian bú sữa trọng lượng bộ máy tiêu hóa tăng lên từ 10 -15 lần,

chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần. Dung tích bộ máy tiêu hoá cũng tăng lên 40-50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, trọng lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc mới sinh dạ dày chỉ nặng 6 - 8 gam và chứa được 35 - 50 gam sữa, nhưng sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và sau 60 ngày tuổi nặng 150 gam và chứa được khoảng 700 -1000 gam sữa. Khi nghiên cứu về sự phát triển của bộ máy tiêu hóa lợn con (Braude, 1970) cho kết quả (bảng 12).


Bảng 12: Sự phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con


Trọng lượng (kg)

Tuổi (ngày)

Dung tích dạ dày (l)

Ruột non

Ruột già

m

l

m

l

1

1

25

3,8

0,7

0,8

0,04

2

10

73

5,6

0,2

1,2

0,09

3

20

213

7,3

0,7

1,2

0,1

18

70

1815

16,5

6,0

3,1

2,1

32

108

2500

18,6

10,7

4,3

6,6

69

115

3170

18,7

13,3

5,0

10,1

103

225

3400

18,8

14,1

5,4

11,7

152

280

3550

23,7

20,6

6,8

15,7

Nguồn: Braude (1970)

Mặc dù bộ máy tiêu hoá phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Khả năng tiêu hoá của lợn con còn rất kém do số lượng và hoạt lực các men trong đường tiêu hoá của lợn con hạn chế. Dịch vị của lợn con dưới một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do, vì lượng axit tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của lợn con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng tiêu chảy ở lợn con.

3.3.1.3 Khả năng điều hoà thân nhiệt kém

Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng lớn, nhiệt lượng của cơ thể liên tục toả ra bên ngoài do sự chênh lệch giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ cơ thể luôn có xu hướng giảm do: Lông của lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế. Hệ thần kinh điều khiển thân nhiệt nằm chưa hoàn thiện. Trong giai đoạn này sở dĩ lợn con có khả năng điều hoà thân nhiệt là do sự

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí