Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 1


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

.......................



BẠCH THỊ THÙY NHUNG


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN,

HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 1

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


Thừa Thiên Huế, 2021

Thừa Thiên Huế, 01/2021 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, nội dung của đề tài “Đánh giá hiu qukinh tế sn xut lúa ca các hnông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện, thông qua sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Xuân Hùng. Các thông tin và số liệu sử dụng trong đề tài đảm bảo tính trung thực và chính xác, cũng như tuân thủ các quy định về trích dẫn thông tin và tài liệu tham khảo.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Tác giả


Bạch Thị Thùy Nhung


Lời Cảm Ơn

Đối với mỗi sinh viên việc làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đây là cơ hội giúp cho bản thân sinh viên gắn lí luận vào thực tiễn để từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện, sâu sắc về chuyên ngành mình học. Đây cũng được coi là bước đi đầu tiên, trang bị kiến thức cho những bước đi sau này.

Đề tài này là kết quả của thời gian thực tập và bốn năm học tập tại trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế. Quá trình nghiên cứu học tập và viết khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong và ngoài trường Kinh Tế.

Trước hết tôi xinh trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo đã dạy tôi trong những năm Đại Học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Xuân Hùng đã tận tình truyền đạt kiến thức, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú HTX An Nong II và bà con nông dân xã Lộc Bổn đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp.

Xin cảm ơn toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

Do thời gian thực tập có hạn, lần đầu tiếp xúc với thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 18 tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện

Bạch Thị Thùy Nhung


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Họ và tên: BẠCH THỊ THÙY NHUNG

Chuyên ngành: KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Niên khóa: 2017- 2021

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN HÙNG

Tên đề tài “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ”

1. Mục tiêu nghiên cứu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian sắp tới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

• Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế.

• Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa của địa phương giai đoạn 2017- 2019.

• Nhận thức được khó khăn, hạn chế đối với sản xuất lúa.

• Khẳng định vai trò của cây lúa trong kinh tế hộ nông dân.

• Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã.

2. Thông tin, dữ liệu phục vụ nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn. Điều tra điển hình một số hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa điển hình của xã là Hòa Mỹ và Thuận Hóa.

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa của các hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu giai đoạn 2017- 2019. Số liệu sơ cấp sẽ được khảo sát năm 2020.

3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích/nghiên cứu

• Phương pháp thu tập thông tin, số liệu

• Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

• Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

4. Kết quả nghiên cứu đạt được

Nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn. Đồng thời nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả từ việc sản xuất.

Bằng số liệu thu thập được từ quá trình điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp thu thập được từ UBND xã Lộc Bổn và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lí và phân tích số liệu em nhận thấy rằng: hoạt động sản xuất lúa tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, đồng thời góp phần tận dụng lao động nông nghiệp ở địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các hộ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về sâu bệnh, thiên tai,..Vì vậy, vấn đề này cần sớm được giải quyết để hoạt động sản xuất lúa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.


MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu chung 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3.Phương pháp nghiên cứu 3

3.1. Phương pháp thu tập thông tin, số liệu 3

3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 3

3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1.Đối tượng nghiên cứu 4

4.2.Phạm vi nghiên cứu 4

5. Cấu trúc luận văn 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN

XUẤT LÚA 6

1.1. Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 6

1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 7

1.1.3 Một số đặc điểm cây lúa 9

1.1.3.1. Nguồn gốc cây lúa 9

1.1.3.2. Đặc điểm sinh học 9

1.1.3.3.Đặc điểm sinh thái 12

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa 14

1.1.4.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên 14

1.1.4.2. Yếu tố sinh học 15

1.1.4.3. Yếu tố con người 17

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 17

1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất 17

1.1.5.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả 17

1.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 18

1.2. Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới 19

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 21

1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế 22

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 24

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

2.1.1.1. Vị trí địa lý 24

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 24

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu 25

2.1.1.4.Sông ngòi 25

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 25

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai 28

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng 29

2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã Lộc Bổn 30

2.3. Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra 31

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ 31

2.3.1.2. Tình hình về trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra 32

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí