Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 2

2.3.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra 33

2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra 33

2.3.2.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 36

2.3.2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra 37

2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của các hộ điều

tra 39

2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa

.......................................................................................................................................39

2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 42

2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

2.5.1. Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào 45

2.5.2. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân 47

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - 2

2.5.3. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu 49

2.6. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ trong sản xuất lúa 52

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 54

3.1. Định hướng và mục tiêu 54

3.1.1 Định hướng 54

3.1.2 Mục tiêu 54

3.2. Giải pháp 55

3.2.1 Giải pháp về đất đai 55

3.2.2 Giải pháp kỹ thuật 55

3.2.3 Giải pháp khoa học công nghệ 58

3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông 58

3.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng 58

3.2.6 Giải pháp về thị trường 58

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

1.Kết luận 60

2. Kiến nghị 61

2.1. Đối với nhà nước 61

2.2. Đối với chính quyền địa phương 61

2.3. Đối với hộ nông dân 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KÍ HIỆU DIỄN GIẢI

HTX Hợp tác xã

UBND Uỷ ban nhân dân

HND Hộ nông dân

ĐX Đông Xuân

HT Hè Thu

ĐVT Đơn vị tính

NN Nông nghiệp

CP Chí Phí

LĐ Lao động

LĐNN Lao động nông nghiệp

BQ Bình quân

GO Tổng giá trị sản xuất

IC Chi phí trung gian

VA Giá trị gia tăng

NS Năng xuất

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2017- 2019 21

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 23

Bảng 2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động tại xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019 27

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Lộc Bổn năm 2019 28

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa xã Lộc Bổn giai đoạn 2017 -2019 30

Bảng 2.4 : Đặc điểm chung của các hộ điều tra 31

Bảng 2.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ) 33

Bảng 2.6: Chi phí sản xuất bình quân/sào của các hộ điều tra (BQ/sào) 34

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2020 (BQ/hộ)...37 Bảng 2.8 : Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra (BQ/sào) 38

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa 41

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 44

Bảng 2.11: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 46

Bảng 2.12: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra 47

Bảng 2.13: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra 49

Bảng 2.14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất của 40 hộ điều tra 50

Bảng 2.15: Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của 40 hộ điều tra 50


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI


1 sào = 500 m2

1 ha = 10.000 m2 = 20 sào



1.Tính cấp thiết của đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành và

phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nước và trên thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ nghề trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt Nam một nước có nền nông nghiệp từ ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành nông nghiệp lúa nước ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.

Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc...cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.

Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu khác nhau nên cây lúa được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, cho nên lúa là cây nông nghiệp chính ở đây. Việc sản xuất lúa ở xã Lộc Bổn được xem như một nghề truyền thống, là cây chủ đạo đã có từ bao đời nay, người dân ở đây sống chủ yếu vào nông nghiệp. Trồng lúa không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong gia đình mà còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn lúa hàng hóa, là một trong những chìa khóa phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Góp phần tạo công ăn

việc làm cho người dân, tăng hiệu quả sử dụng đất, đem lại thu nhập và tạo điều kiện phát triển kinh tế của xã.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng vẫn còn gặp một số trở ngại, khó khăn nhất định bởi trong khi giá vật tư biến động, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao thì giá lúa lại không ổn định và có xu hướng giảm, đồng thời vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm dần do chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác, bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp đang bị nhà nước thu hồi nhằm xây dựng nhà ở, các khu quy hoạch và các công trình khác và một số khó khăn khác như sức khỏe, tuổi tác…của lao động nông nghiệp.

Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian sắp tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

• Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.

• Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019.

• Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa.

• Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn trong thời gian tới.

3.Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu tập thông tin, số liệu

• Số liệu thứ cấp:

Được thu thập, tổng hợp từ báo cáo tài chính qua 3 năm 2017-2019 của hợp tác xã nông nghiệp An Nong II, UBND xã Lộc Bổn, các báo cáo chuyên đề, bài báo liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập trên các tạp chí, sách, tài liệu, internet...

• Số liệu sơ cấp:

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã thông qua bảng hỏi đã chuẩn bị sẳn. Các thông tin sẽ được thu thập qua phỏng vấn hộ bao gồm: Tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, địa chỉ, nghề nghiệp chính, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, số thửa ruộng, diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, năng suất sản lượng đầu ra, chi phí sản xuất, có tham gia các buổi tập huấn, khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, nhu cầu về tín dụng,..

3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

• Phương pháp xử lí số liệu: các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lí qua phần mềm stata.

• Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

• Phương pháp hạch toán: được dùng để tính toán hiệu quả đầu tư sản xuất lúa thông qua sự thu thập số liệu và tính toán xác chỉ số doanh thu và chi phí đã được sử dụng để sản xuất Lúa.

• Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người am hiểu về lĩnh vực sản xuất lúa như các cán bộ kĩ thuật, các cán bộ khuyến nông

3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật

- Hàm sản xuất Coub Doulas đã được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đầu ra của từng hộ sản xuất. Mô hình của hàm sản xuất được sử dụng như sau:

ln = +ln + -


Trong đó:


Yi = Năng suất đầu ra

Xji = Lượng đầu vào j được sử dụng bởi nông dân i X1 = Lượng giống (kg)

X2 = Lượng phân đạm(kg/sào) X3 = Lượng phân NPK (kg/sào) X4 = Lượng phân Kali (kg/sào)

X5 = Lượng thuốc BVTV ( 1000đ) X6 = Công lao động ( công)

Vi = biến ngẫu nhiên được phân phối độc lập và ngẫu nhiên Ui = không hiệu quả kỹ thuật

Trong đó, không hiệu quả sản xuất được xây dựng như sau: Ui = ziδ + wi

Zi: bao gồm các biến có thể tác động đến hiệu quả của hộ thứ i, wi là dãy phân phối

tự không hiệu quả tự động của yếu tố ui

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn. Điều tra điển hình một số hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Lộc Bổn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022