Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 11


chịu bóng theo thời gian PHR tăng lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (>2m) ngày càng tăng (từ 22,9 lên đến 29,5% và từ 27 đến 35,7%). Trong rừng bắt đầu xuất hiện cạnh tranh về ánh sáng, nước và dinh dưỡng, khoáng nên trong rừng xuất hiện quá trình đào thải tự nhiên mạnh, năng lực tái sinh của những loài ưa sáng có chiều hướng suy giảm. Đặc trưng chủ yếu của giai đoạn này là bắt đầu có tỉa cành tự nhiên của cây rừng. Loài cây ưu thế hoặc loài hỗn giao bắt đầu có sự thay đổi. Tổ thành cây tái sinh có chiều hướng chuyển dần sang nhóm loài cây chịu bóng.

Về biện pháp tác động trong nuôi dưỡng và chặt nuôi dưỡng rừng cần lợi dụng triệt để cơ chế cạnh tranh ánh sáng giữa các loài cây để đạt mục đích tỉa thưa và đặc biệt là tỉa cành tự nhiên nhằm nâng cao độ cao đoạn thân dưới cành lên 6m - 8m. ở một số cây mục đích có nhiều cành nhánh hoặc những cây phi mục đích cần thiết phải tiến hành chặt nuôi dưỡng đối với tầng trên của rừng, chăm sóc và bảo vệ đối với những cây tái sinh của loài mục đích ở các tầng dưới, để giúp cho chúng nhanh chóng sinh trưởng thành cây ưu thế tầng trên.

Ở rừng PHSKT kiệt - IIIA1 (phục hồi sau khai thác kiệt) tổ thành loài cây phong phú hơn so với rừng non phục hồi SNR, có nhiều loài chịu bóng có giá trị song chất lượng và điều kiện sinh cảnh kém nên ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng cây rừng.

- Cấu trúc tầng thứ và đô ̣tàn che của các traṇ g thái rừ ng

Cấu trúc tầng thứ ở các ÔTC rừng PHSNR giai đoạn 5 - 10 năm còn khá đơn giản chủ yếu vẫn là rừng 1 tầng, gồm những loài ưa sáng mọc nhanh chiếm ưu thế, chiều cao của rừng thấp (Hvn bình quần từ 5m đến 8m giai đoạn sau nương rẫy 5-10 năm), độ tàn che thấp ( từ 0,2 - 0,3 và sau này mới đạt 0,4 - 0,5). Tầng cây bụi thảm tươi dưới tán còn phát triển mạnh và giảm dần về sau này.


Phân bố số cây theo đường kinh và số cây theo chiều cao có dạng hàm Weibull. Tần xuất phân bố ở rừng PHSNR 5 - 10 năm tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 6 - 8cm. Ở các ÔTC khác có thời gian PH lâu hơn thì tập trung vào cỡ kính lớn hơn (8 - 12cm ở ÔTC PHSNR 10 năm) và (10 - 14cm nơi PHSNR 15 năm).

* Đăc

điểm tá i sinh tự nhiên dướ i cá c trang thá i rừ ng phuc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

hồi

- Về tổ thành cây tái sinh: Số loài cây tái sinh ở rừng PHSNR biến động trong khoảng từ 29 đến 45 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành khoảng từ 6 đến 7 loài.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 11

- Về mật độ tái sinh bình quân thuộc loại thấp, khoảng từ 6.000 đến 7.000 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (TSTV) chưa cao, chỉ đạt <30%.

- Về chất lương tái sinh: Tỷ lệ cây tốt không nhiều, chỉ đạt từ 30 đến 60%

tổng số cây tái sinh. Về nguồn gốc tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm trên 70% và cây tái sinh chồi <30%.

- Về phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao: Mật độ tái sinh tập trung cao

ở cấp chiều cao từ 0,5 đến 1,0m và < 0,5m và có xu hướng giảm dân theo cấp chiều cao tăng lên từ 1,0m - 2,0m và > 2,0m.

* Đề xuất biên

phá p PHR và kỹ thuât

lâm sinh

- Biện pháp PHR có hiệu quả cao nhất là Khoanh nuôi XTTS+TRBS và khi áp dụng nên ưu tiên theo thứ tự như sau: KN-XTTS + TRBS > LGR > Cải tạo rừng (TRTT) > KN-BV (PHR bằng con đường tự nhiên) cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

- KTLS thì nên tùy theo giai đoạn PHR mà có biện pháp tác động khác nhau.


2. Tồn tại

- Đề tài chưa nghiên cứu xác định được đặc điểm sinh thái, lượng tăng trưởng các loài cây và chưa biết được tuổi cụ thể nên việc đề xuất biện pháp tác động cho từng giai đoạn phục hồi rừng có phần bị hạn chế.

- Đề tài chưa phân loại được các nhóm cây mục đích nên chưa có thể đề xuất các biện pháp cụ thể và chi tiết hơn.

3. Kiến nghị

+ Cần nghiên cứu kỹ hơn về các giai đoạn của quá trình PHRTSN. Bởi các lý do:

- Mỗi giai đoạn PHR đều có quá trình thay đổi về thành phần loài thực vật và môi trường rừng ở mức độ nhất định.

- Mỗi giai đoạn đều có sẵn đặc trưng tổ thành loài cây, tính đa dạng sinh vật và cấu trúc đặc hữu.

- Mọi nhân tố tác động từ bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi rừng.

+ Cần nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế và sinh thái các mô hình PHR tại khu vực nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Baur G.N (1962), Cơ sở sinh học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Catinot.R (1974), Hiện tại và tương lai của rừng nhiệt đới ẩm, Thái Văn Trừng và Nguyễn Văn Dưỡng dịch, Tài liệu khoa học lâm nghiệp, Viện nghiên cứu lâm nghiệp.

3. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Cường luận văn thạc sỹ (2002), Thảm thực vật rừng trên núi đá vôi, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Bùi Thế Đồi luận văn thạc sỹ (2002), Nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng trên 3 địa phương miền Bắc Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp.

6. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên”, Tạp chí lâm nghiệp, (2), tr. 19-21.

7. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ, (2003), Lâm học, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Xuân Hoàn và cộng tác viên (2004), Một số vấn đề về Lâm sinh học nhiệt đới, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

9. Vũ Đình Huề (1984), “Phân loại các kiểu rừng phục vụ sản xuất lâm nghiệp”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr. 11-17.

10. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất & Nguyễn Văn Tuấn. Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998, 2005), Giáo trình Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Hoàng Kim Ngũ (2010), Giải pháp PHR trên núi đá vôi, tại 4 huyện phía Bắc tỉnh Hà Giang.


13.Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Trần Ngũ Phương (1998), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam,

NXB nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Hồng Quân (1982), Cấu trúc và phương pháp tạm thời điều chế rừng loại IVB - Lâm trường IV Kon Hà Nừng, Tài liệu kỹ thuật lâm nghiệp.

16. Đỗ Đình Sâm (2001), Nghiên cứu rừng tự nhiên, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998, 1999), Đề tài nghiên cứu PHR sau nương rẫy, tại Sơn La.

18. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh & Ngô Kim Khôi. Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam”, Một số công trình 30 năm điều tra quy hoạch rừng 1961-1991, VĐTQH rừng, Hà Nội, tr. 49-54.

20. Nguyễn Văn Trương (1973), Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng gỗ hỗn loài Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

21. Thái Văn Trừng (1970, 1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

22. Thái Văn Trừng (1992), Thảm thực vật rừng Việt Nam (Theo quan điểm sinh thái), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

23. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

24.Dự án Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm sinh thái cảnh quan (2003), “Nhu cầu phục hồi cải tạo rừng của vườn Quốc gia Yok Đôn”, Bộ NN&PTNT,

25. Trang Web: Giải pháp PHR trên núi đá vôi, tại VQG Cát Bà, Hải Phòng.


PHỤ LỤC

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí