(Nguồn: Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia)
Nhật Bản được xem là đối tác quan trọng nhất trong quan hệ thương mại hàng hóa Australia. Năm 2008 – 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu Australia với 52,6 tỷ AUD, tăng 50,4% so với 2007-2008. Trong năm năm gần đây, kim ngach xuất khẩu sang thị trường này luôn duy trì được mức tăng bình quân 18,5%. Trong những năm cuối thập kỷ 80, kim ngạch thương mại với Nhật Bản chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, đạt 24%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã giảm đi đôi chút do các nền kinh tế Châu Á khác phát triển mạnh mẽ hơn.
Cụ thể, Trung Quốc đang ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Australia. Năm 2008-2009, với kim ngach xuất khẩu 39,3 tỷ, tăng 45,4%, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia , chỉ sau Nhật Bản. Trong những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ 20, kim ngạch của Australia với Trung Quốc chỉ chiếm 3% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, tuy nhiên trong năm 2008-2009, con số này đã là 17%. Điều này có thể lý giải bằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, dẫn tới việc tăng thêm nhu cầu trong việc tiêu dùng, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các nước ASEAN cũng đang trở thành đối tác quan trọng của Australia với mức tăng 3,9%, đạt 21,3 tỷ AUD trong kim ngạch xuất khẩu năm 2008 - 2009. Nếu như trong những năm cuối thập niêm 80, ASEAN chỉ chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu của Australia thì đến năm 2008-2009, ASEAN đã chiếm tới 9,2% kim ngạch xuất khẩu.5
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1
- Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2
- Tiềm Năng Xuất Nhập Khẩu Của Thị Trường Australia
- Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 5
- Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Australia
- Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Từ Australia Vào Việt Nam Năm 2008
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục là những đối tác thương mại quan trọng, chiếm 10,4 % kim ngạch xuất khẩu của Australia trong năm 2008-2009. Trong năm năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Australia với EU vẫn luôn duy trì được ở mức 12,8%.
Một đối tác quan trọng nữa của Australia là Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,6 tỷ AUD, duy trì mức tăng trưởng bình quân 5,35%, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia.
3.1.2 Mặt hàng xuất khẩu chính của Australia
Trong nền kinh tế Australia, cũng giống như các nền kinh tế phát triển khác, lĩnh vực dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng. Trong vòng 10 năm qua, thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 46% GDP, các lĩnh vực phi dịch vụ chiếm khoảng 33% GDP. Các ngành kinh tế trọng điểm của Australia bao gồm: Dịch vụ, nông nghiệp, khai khoáng và sản xuất chế tạo.
Trong những thập kỷ gần đấy, lĩnh vực dịch vụ của Australia đã có những tăng trưởng đáng kể, chiếm 68% GDP, trong đó bất động sản và kinh doanh các dịch vụ nói riêng tăng từ 10% đến 14,5%. Sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ của Australia phần lớn là do sự tăng nhu cầu đối với các dịch vụ
5 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dme/direction_exports_0708.pdf
mới và phức tạp như việc ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu này, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kinh doanh, vận tải, viễn thông và giải trí. Australia có lợi thế lớn trong việc phát triển dịch vụ du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy du lịch trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn, góp phần đáng kể trong việc tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và kinh tế khu vực. Năm 2009, mặc dù trong giai đoạn khó khăn nhưng Australia vẫn thu hút được hơn 5 triệu du khách nước ngoài và dự kiến năm 2013, số lượng khách du lịch nước ngoài là 6 triệu người6. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục cũng đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của xuất khẩu dịch vụ. Với chất lượng giáo dục và giá trị bằng cấp đã được công nhận trên toàn cầu, giáo dục Australia không chỉ thành công trên thị trường truyền thống là Châu Á mà còn thành công trong việc phát triển sang nhiều thị trường khác như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Băngladesh và Philippines. Ngoài ra, dịch vụ kinh doanh và
dạy nghề, dịch vụ tài chính… cũng đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển ngành dịch vụ Australia.
Nông nghiệp ở Australia tuy phần đóng góp rất nhỏ bé so với khu vực dịch vụ nhưng đây lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia. Vào thập niên năm mươi của thế kỷ XX, nông nghiệp đóng góp tới 80% giá trị xuất khẩu. Đến nay con số đang giảm dần nhưng vẫn duy trì được ở mức cao. Nông nghiệp ở Australia phát triển theo hướng hiện đại và thậm chí được xem như một ngành công nghiệp. Nó thu hút tới 420000 lao động và đóng góp 3.5% vào GDP. Mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Australia bao gồm len, ngũ cốc, hạt có dầu và thịt. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 32 tỷ AUD năm 2008-2009, trong đó phần lớn đuợc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ.
6 Nguồn: http://www.vietrade.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=170:tinh-hinh-phat- trien-kinh-te-thuong-mai-va-dau-tu&catid=125:australia&Itemid=188
Khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở Australia. Khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP, nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu của Australia. Ngành công nghiệp khai mỏ của Australia phát triển mạnh mẽ và Australia được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng nhất thế giới trong ngành này. Quan trọng nhất phải kể tới ngành khai thác than đá. Than được khai thác ở tất cả các bang của Australia. Nó được dùng để sản xuất nhiệt điện và xuất khẩu. 75% sản lượng than được xuất khẩu, chủ yếu là tới thị trường Đông Á, nơi mà than cung cấp tới 85% sản lượng điện tiêu thụ . Có thể nói, Australia được xem là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về than đá, quặng sắt chì, kim cương, titan, thiếc và riniconi; đứng thứ hai về vàng và uranium; đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu nhôm.7
3.2 Tiềm năng nhập khẩu của thị trường Australia
3.2.1 Đối tác nhập khẩu chính của Australia
Mặc dù là một đất nước có dân số tương đối ít nhưng Australia vẫn nhập khẩu rất nhiều mặt hàng đa dạng từ các nước trên thế giới. Trong năm 2009, thị trường nhập khẩu chính của Australia vẫn là khu vực Bắc Á, chiếm 30.5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sau đó là Châu Âu với 21%, Đông Nam Á với 20%, Châu Mỹ 15%, khu vực Thái Bình Dương 5%, Trung Đông 2% và ít nhất là từ khu vực Nam Á với tỷ lệ chỉ vỏn vẹn 1%. Các thị trường cung cấp
chính trong những năm qua cho Australia theo thứ tự giảm dần là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Singapore, Đức, Thái, Anh và Malaisia.8
7 Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Australia
8 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dmi/Direction_of_Imports_2008-09.pdf
Biểu đồ 3: Các nước nhập khẩu chính của Australia năm 2008-2009
(Nguồn: Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia)
Trung Quốc được xem là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất đối với thị trường Australia với 17% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 37 tỷ AUD, và liên tục tăng trưởng ở mức 18% trong vòng năm năm qua. Trong những năm gần đây, Australia tăng mạnh nhập khẩu một loạt các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp từ Trung Quốc. Dự kiến nguồn cung này sẽ tiếp tục cạnh tranh với các nguồn cung cấp mới trên thị trường Australia, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng bao gồm đồ điện tử gia dụng, đồ chơi, hàng dệt may và giày dép.
Thị phần lớn thứ hai trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào Australia là Mỹ với tỷ lệ chiếm 12%, đạt 25,3 tỷ USD năm 2008 – 2009. Mỹ là nguồn cung cấp quan trọng máy móc, thiết bị vận tải cho Australia nhưng hiện tại những mặt hàng ít độ tinh xảo đang đối mặt với nhiều thách thức hơn từ các nền kinh tế Châu Á. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng xuất khẩu phức tạp,
Mỹ vẫn chiếm được vị thế lớn trong kim ngạch nhập khẩu, song song cùng với Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu.
Nếu như trong kim ngạch xuất khẩu, Nhật Bản chiếm thị phần cao nhất thì trong kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với 17,8 tỷ USD, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu Australia năm 2008-2009. Mức tăng trưởng thường niên trong năm năm trở lại đây duy trì ở 3%. Trong đó, nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp năm 2008-2009 tăng 36% so với năm trước. Nhật Bản cũng vẫn sẽ là một trong những nước có nguồn cung cấp lớn cho
Australia về mặt hàng máy móc và thiết bị vận tải trong những năm tiếp theo.9
Trong những nằm gần đây, ngoài những đối tác đã có thị phần lớn lâu năm trong ngành nhập khẩu Australia, một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand đang dần dần chiếm được vị trí nhất định. Trước đây, Đài Loan, Hàn Quốc thường nhập khẩu sang Australia các mặt hàng tiêu dùng cơ bản. Nhưng với sức cạnh tranh mạnh mẽ từ thị trường, hai nước này đã và đang chuyển sang những mặt hàng xuất khẩu phức tạp hơn sang Australia (Bao gồm xe có động cơ từ Hàn Quốc). New Zealand, với lợi thế đang hưởng lợi nhuận miễn thuế vào thị trường Australia trong nhiều năm nay do kết quả của Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nước mình sang thị trường cạnh tranh gay gắt Australia. Đặt biệt các nhà cung cấp từ nước này sẽ tiếp tục cạnh tranh một loạt các lĩnh vực sản phẩm đồ nội thất, sản phẩm giấy, hàng dệt, thiết bị điện gia dụng, thực phẩm và gỗ. Trong năm 2008-2009, kim ngạch nhập khẩu sang Australia từ New Zealand đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu và mức tăng
trưởng bình quân trong năm năm là 8%.10
3.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Australia.
9 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dmi/Direction_of_Imports_2008-09.pdf
10 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dmi/Direction_of_Imports_2008-09.pdf
Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2009, kim ngạch nhập khẩu của Australia liên tục tăng với tỷ lệ trung bình 11%/năm, từ mức trên 130 tỷ AUD năm 2003 lên 167 tỷ AUD (năm 2006) và 219.5 tỷ AUD (năm 2009). Theo Ben Dinte, nhà kinh tế học của Macquari Group Ltd ở Sydney, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng nước này tăng là dấu hiệu tích cực cho thấy nhu cầu trong nước đang được cải thiện.11
Australia nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng sản xuất công nghiệp như máy móc và thiết bị vận tải, nhiên liệu khoáng và dầu nhờn, hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất, thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp và các nguyên liệu thô... Năm 2008 -2009, 16/20 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Australia là các mặt hàng sản xuất công nghiệp.
Trong năm 2008 -2009, sản phẩm chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu, đạt 159,7 tỷ USD trong khi dịch vụ đạt 56.5 tỷ USD, các sản phẩm sơ cấp 43,5 tỷ USD và tổng nhập khẩu các hàng hóa khác đạt
16.2 tỷ USD. Đây cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể trong nhập khẩu các dịch vụ du lịch cá nhân. Nếu như trong năm 2007-2008, dịch vụ du lịch cá nhân đạt 16.5 tỷ USD, xếp thứ hai sau sản phẩm dầu thô, thì năm 2008-2009, nó đã vượt lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu, đạt 18.4 tỷ USD. Các sản phẩm dầu thô và dầu tinh chế cũng là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều trong năm 2008-2009. Cụ thể, kim ngạch
nhập khẩu dầu thô đạt 14,5 tỷ USD và kim ngạch dầu tinh chế đạt 12.2 tỷ USD, lần lượt xếp vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng12.
Biểu đồ 4: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Australia
11 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dmi/Direction_of_Imports_2008-09.pdf
12 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/publications/stats-pubs/dmi/Direction_of_Imports_2008-09.pdf
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Australia )
Những mặt hàng chính đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2008-2009 bao gồm: Máy bơm và các bộ phận, tăng 65.8% đạt 2.8 tỷ USD; vàng, tăng 51.7% đạt 11.5 tỷ USD; Dịch vụ chuyên môn, tăng 46.3% đạt 3.3 tỷ USD; xe đẩy, đồ chơi trẻ em và dịch vụ thể thao, tăng 42.2% đạt 2.9 tỷ USD, dịch vụ chuyên môn và ngành nghề kinh doanh khác, tăng 19.2% đạt
4.9 tỷ USD; và dịch vụ du lịch cá nhân, tăng 13.8% đạt 18.4 tỷ USD.
Xu hướng chính trong những năm tới, Australia vẫn là một thị trường quan trọng đối với các sản phẩm công nghiệp đầu vào, máy móc. Ngoài ra lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng sẽ chiếm được một thị phần đáng kể, nhất là những phân đoạn có mức giá thấp và trung bình.
II. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Australia
1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Australia
Là thành viên của WTO, biểu thuế quan của Australia được thực hiện dựa trên cơ sở Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hóa Hài hòa (HS), hầu hết các mặt hàng đều được tự do nhập khẩu. Từ năm 1988, Chính phủ Australia đã bắt đầu giảm các rào cản thương mại, ngoại trừ các mặt hàng đặc biệt như xe