Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AANZFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand

APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương GATs : Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ NAFIQUAD : Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản NICs : Các nước công nghiệp mới

VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Các vùng xuất khẩu chính của Australia năm 2008-2009 13

Biểu đồ 2: Các nước xuất khẩu chính của Australia năm 2008-2009 14

Biểu đồ 3: Các nước nhập khẩu chính của Australia năm 2008-2009 19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Biểu đồ 4: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Australia 21

Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia 34

Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2

Biểu đồ 6: Tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Australia 35

Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam 41

Biểu đồ 8 : Giá trị nhập khẩu của các nhóm sản phẩm 42

BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH VÀO AUSTRALIA NĂM 2008-2009 37

BẢNG 2: CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH TỪ AUSTRALIA VÀO VIỆT NAM NĂM 2008 44

1. Tính cấp thiết của đề tài‌

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng, việc thúc đẩy mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành xu thế khách quan của các quốc gia, Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Song song với việc tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế đa phương như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh những mối quan hệ song phương.

Australia được xem là một trong những đối tác chiếm thị phần lớn trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Lợi thế so sánh cùng những văn bản hiệp định song phương được ký kết tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Australia và Việt Nam. Đặc biệt Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) được ký kết mở ra thêm nhiều cơ hội xuất nhập khẩu cho hai nước. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã có những bước tiến quan trọng, tuy nhiên, vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên. Do đó, việc tìm hiểu về thị trường Australia cũng như việc nghiên cứu các chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Australia trở nên vô cùng bức thiết. Với lý do trên, tác giả lựa chọn viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Quan hệ thương mại Việt Nam – Australia: Thực trạng và giải pháp”.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích của khóa luận tốt nghiệp là để đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và thời gian tới, những thuận lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai nước. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp, đối sách cụ thể của Nhà nước


cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại hai nước, đặc biệt là biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Australia.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Khóa luận tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực thương mại hàng hóa trong quan hệ với Australia, cụ thể giới hạn ở kim ngạch và cơ cấu xuất nhập khẩu, cùng với những hiệp định thương mại được ký kết giữa hai nước. Những nghiên cứu khác chủ yếu là để làm nổi bật hơn nội dung này.‌

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu bao gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích, thống kê, hệ thống hóa và diễn giải.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 : Tổng quan về thị trường Australia và chính sách thương mại của Australia.

Chương 2 : Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Australia Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thượng mại Việt Nam –

Australia trong thời gian tới

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Duy Liên, các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp một phần to lớn cho việc hoàn thành khoá luận này.

Do vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, tài liệu tham khảo khan hiếm, đề tài khó nên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp quý báu của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA AUSTRALIA VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA AUSTRALIA‌‌


I. Một số nét về thị trường Australia

1. Khái quát nền kinh tế Australia

1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Australia có tên đầy đủ là liên bang Australia, là một Châu Đại Dương rộng lớn nằm về hướng nam của Indonesia và Papua New Guinea, nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nước Australia có diện tích đứng hàng thứ sáu trên thế giới với tổng diện tích là 7.686.850 km2, trong đó diện tích đất đai là 7617.930 km2 và diện tích mặt nước là 68.920 km2. Hầu hết diện tích nằm trong nội địa có địa hình bằng phẳng, khô cằn và thưa thớt người ở. Đa số dân cư sinh sống ở các vùng bình nguyên duyên hải phì nhiêu, nhỏ hẹp ven biển phía đông và bờ biển đông nam. Là một lục địa lâu đời nhất do tác dụng của sự xói mòn cách đây khoảng 250 triệu năm, Australia có rất nhiều phong cảnh tự nhiên đa dạng cùng nhiều kiểu khí hậu phong phú; gần một phần ba nước Australia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, phần còn lại nằm trong khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu lạnh nhất nằm ở góc đông nam vùng đất liền và Tasmania. Nhiệt độ trung bình là 27°C ở phía Bắc và 13° C ở phía Nam. ở Australia được chia làm bốn mùa xuân (tháng 9 đến tháng 11), mùa hạ (tháng 12 đến tháng 2), mùa thu (tháng 3 đến tháng 5), mùa đông (tháng 6 đến tháng 8). Australia rất giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bốc xít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu khí và thiếc; đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi. Về dân số. tính đến năm 2009, tổng số dân nước Australia là 21.750.000 với mức tăng trưởng bình quân 13%/năm. Australia là một trong số những nước có mức đô thị hóa cao nhất thế giới với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10


thành phố lớn. Australia không có một tôn giáo chính thức nào. Theo ước tính thì có 26,1% Anh giáo, 26% Thiên chúa giáo La Mã, Cơ đốc giáo 24,3%, không tôn giáo 11% và 12% là số người không trả lời hoặc không đưa ra được câu trả lời thích đáng. Một số cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng Australia là một trong những nước ít mộ đạo nhất trong số các quốc gia phát triển, tôn giáo không đóng vai trò quan trọng trong đời sống của phần đông người Australia.

Về lịch sử, Australia có nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Cơ sở nền văn hóa truyền thống của Australia là nền văn hóa thổ dân, thể hiện bằng vô số các bức vẽ và điêu khắc trên các hang động vào khoảng

60.000 năm trước đây. Văn hóa thổ dân Australia là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất lịch sử nhân loại. Ngày 26/1/1788, thuyền trưởng Arthur Philip đưa 750 người từ Anh đi đày sang Australia mở đầu thời đại di cư của người Châu Âu đến Australia, chính thức đưa người Anh đến định cư và lập thuộc địa. Trong những năm 1850, khu vực này được phát hiện có chứa nhiều vàng nên đã thu hút thêm nhiều người đến định cư và dân số tăng lên nhanh chóng vào những năm 1890 với sự sáp nhập của New South Wale, Wester Australia, Van Di emen’s Land (ngày nay là Tasmania) và Port Phillip (ngày nay là Victoria).

Nước Australia được đánh giá là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng vững mạnh. Australia có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc hiện đại trên thế giới. Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Australia cũng cấp những dịch vụ đáng tin cậy và có giá cả rất cạnh tranh. Australia đã có mạng thông tin kết nối rộng khắp tới các địa phương trong cả nước và tới Bắc Mỹ và Châu Âu bằng các đường cáp và vệ tinh. Hiện tại ở Australia có hơn 30 triệu người dùng thuê bao điện thoại, hơn 9 triệu máy tính kết nối internet, hơn 16 người sử dụng internet và số đài phát thanh truyền hình là hơn 100. Về hệ thống giao thông vận tải,


mạng lưới đường giao thông nội địa, bao gồm đường ô tô và đường xe lửa, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Australia. Việc vận chuyển bằng ô tô chiếm tới gần 80% tổng lượng vận chuyển có quãng đường nhỏ hơn 100 km và là phương thức vận chuyển thích hợp với những hàng hóa dễ hỏng. Hệ thống các tuyến đường bao gồm 54.439km đường sắt, 811.603km đường cao tốc, 2000 km đường thủy, 28.680 km đường ống dẫn khí gas, dầu khí hóa lỏng 240 km, dầu 4.773 km… Các cảng biển chính của Australia bao gồm Brisbane, Dampier, Fremantle, Gladstore, HayPoint, Melbourne, Newcastle, Port Hedlan, Port Kembla, Porrt Walcott, Sydney. Trong hoạt động đối ngoại, Australia là thành viên của hầu hết các tổ chức/diễn đàn, cơ chế hợp tác quốc tế quan trọng, gồm US (Liên hiệp quốc), WTO (Tổ chức thương mại thế giới), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), ASEAN (Diễn đàn khu vực của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hiệp quốc), PIF (Diễn đàn khu vực đảo Thái Bình Dương), SPC (Cộng

đồng khu vực Thái Bình Dương), SPREP (Chương trình môi trường khu vực Thái Bình Dương), khối thịnh vượng chung1.

Về mặt chính trị, Liên bang Australia là một nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến với người đứng đầu trên danh nghĩa là Nữ hoàng Elizabeth II của Anh. Hệ thống lãnh đạo được đảm trách bởi ba quyền lực liên hệ lẫn nhau: Lập pháp (Quốc hội liên bang), hành pháp (Hội đồng hành pháp) và tư pháp (Tòa án tối cao Australia và các tòa án liên bang). Cơ chế phân quyền là nguyên tắc theo đó hệ thống tam quyền thực hiện hoạt động riêng biệt nhau; lập pháp thiết lập luật pháp, giám sát hoạt động của 2 hệ thống kia để thay đổi luật pháp khi thích hợp, hành pháp ban hành thực thi và cưỡng chế luật pháp, tư pháp diễn giải luật pháp. Và đặc biệt hành pháp và lập pháp không thể ảnh

1 Nguồn: Australia http://en.wikipedia.org/wiki/Australia

Tạp chí kinh tế đối ngoại http://en.wikipedia.org/wiki/Australia


hưởng lên tư pháp. Australia có quốc hội liên bang lưỡng viện, gồm Thượng viện với 76 Thượng nghị sĩ và Hạ viện với 150 Hạ nghị sĩ. Bầu cử ở Australia là bầu cử bắt buộc (bị phạt tiền nếu không tham gia) và ưu tiên (cử tri đánh số ưu tiên chọn lựa trên các ứng viên). Thể chế chính trị ở Australia là thể chế đa đảng với 8 đảng: Đảng Dân chủ Australia, đảng lao động Australia, đảng Liên minh tiến bộ Australia, đảng Tự do, đảng đa dân tộc, đảng một dân tộc và đảng Gia đình thứ nhất.

1.2 Đặc điểm kinh tế

Kinh tế Australia là một nền kinh tế phát triển thịnh vượng với mức GDP xấp xỉ 1000 tỷ, đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước có kinh tế phát triển theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 18 theo GDP theo phương pháp tính PPP, xếp hạng thứ 4 trong Liên Hiệp Quốc năm 2008 về phát triển con người và đứng thứ sáu trong The Economist về chỉ số chất lượng của đời sống trên toàn thế giới năm 2005.

Kinh tế Australia phát triển theo mô hình kinh tế phương tây, chi phối bởi ngành dịch vụ (chiếm 68% GDP), sau đó là nông nghiệp và khai thác mỏ (10% GDP). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Australia là nước xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngũ cốc và len, các khoáng sản, gồm nhiều kim loại, than đá và khí gas thiên nhiên. Australia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, Trung Quốc. Hoa Kỳ và New Zealand.

Australia có một lực lượng lao động dồi dào. Trong tháng 12 năm 2009, đã có 10.844.000 người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp là 5,5%. Trong những thập kỷ qua, Australia luôn duy trì được mức lạm phát ở mức 2-3% và mức lãi suất cơ bản 5-6%. Các ngành dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm du lịch, giáo dục và dịch vụ tài chính, đóng góp 69% trong GDP. 2


2 Nguồn: Australia http://en.wikipedia.org/wiki/Australia

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí