- P (Pressures): Áp lực. Đánh giá những áp lực, các điểm tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai bảo tồn đa dạng sinh học. Đánh giá áp lực đối với công tác bảo tồn do ảnh hưởng của các hoạt đông phát triển.
- S (State of biodiversity): Hiện trạng. Đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh, phân tích diễn biến tài nguyên đa dạng sinh học và đánh giá được hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- I (Impact): Tác động. Phân tích tác động qua lại của sự thay đổi hiện trạng đa dạng sinh học với phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại.
- R(Response): Phản hồi. Từ các kết quả phân tích, đánh giá các áp lực, hiện trạng và tác động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh để đề xuất các hoạt động, biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Phương pháp kế thừa
- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
+ Các chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học quốc gia và tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
+ Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của trung ương…có liên quan đến vấn đề và địa bàn nghiên cứu.
+ Các quy hoạch, kế hoạch ngành liên quan
+ Kết quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học của các địa phương
+ Số liệu và hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Các niêm giám thống kê của địa phương
- Các bản đồ:
+ Bản đồ phân bố các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
+ Bản đồ kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh
+ Bản đồ phân bố các loài động thực vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
+ Các bản đồ khác: Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh, Bản đồ phân vùng bảo vệ môi trường, Bản đồ dự đoán khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét…
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn ý kiến của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh về công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo phương thức phỏng vấn rộng thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát thông tin (nội dung phiếu khảo sát thông tin theo phụ lục 01 đính kèm).
Việc khảo sát, thu thập thông tin được thực hiện cho các đối tượng là những người đã đi làm, không phỏng vấn học sinh, sinh viên:
- Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường tại 14 địa phương.
- Cán bộ công tác tại một số phòng ban trong các cơ quan quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục bảo vệ môi trường, Chi cục biển và hải đảo, phòng tài nguyên nước và khí thượng thủy văn), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm lâm), Công an tỉnh (cảnh sát môi trường).
- Tham vấn ý kiến, thông tin của các cán bộ tại các khu bảo tồn trên địa bàn
tỉnh.
- Tham vấn ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: hội phụ nữ, hội
nông dân, tỉnh đoàn, hội người cao tuổi.
- Tham vấn ý kiến của cán bộ một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các cán bộ được phỏng vấn tập trung là những người là có kinh nghiệm hoặc hoạt động có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường hoặc phụ trách các công tác liên quan tới môi trường tại các cơ quan, đơn vị.
Tác giả đã phỏng vấn và thu được 80 phiếu điều tra, danh sách cụ thể những người tham gia điều tra theo phục lục 03 đính kèm.
2.2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân loại thông tin
Tổng hợp các thông tin đã thu thập được theo hệ thống thông tin nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau của đề tài luận văn. Đối với những mục tiêu đạt được của từng nội dung trong đề tài cần được sắp xếp các nội dung cho phù hợp, tránh làm thiếu hoặc rối loạn thông tin.
Sắp xếp, hệ thống các thông tin, báo cáo, bản đồ theo những mảng nhất định, tổng hợp số liệu đồng nhất.
2.2.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích
So sánh các thông tin thu được từ việc thu thập và phân tích các báo cáo, dự án của cơ quan quản lý về đa dạng sinh học trong công tác bảo tồn đa dạng và ý kiến của các phiếu tham vấn để xác định những vấn đề tồn tại. Đồng thời với việc phân tích, kết hợp các giải pháp được cơ quan quản lý đề ra và các ý kiến trong phiếu khảo sát để xây dựng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
2.2.2.5. Phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo
Phân tích những thông tin thu thập được để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế và đề xuất các giải pháp liên quan đến đề tài luận văn.
Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Phân tích các nguyên nhân gây tác động đến công tác bảo tồn ĐDSH.
Phân tích, đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua các báo cáo của các cơ quan quản lý.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhận thức, ý thức trách nhiện của các cấp, nhân dân trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân trong tỉnh.
2.2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT
Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và thách thức lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài bao gồm văn hóa – xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, các khía cạnh khác… Phương pháp phân tích SWOT là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích, đánh giá những điểm mạnh, cũng như hạn chế của một hoạt động cụ thể.
- Điểm mạnh (Strengths): Những điểm tích cực, các yếu tố có những tác động tốt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Điểm yếu (Weaknesses): Những điều kiện có tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Cơ hội (Opportunities): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường.
- Thách thức (Threats): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các vùng, tiềm năng, các cơ hội cũng như thách thức đối với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh [46].
Bảng 2. 1. Phân tích SWOT
Điểm yếu (W) | |
Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của tỉnh Quảng Ninh trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học | Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý, chính sách, công tác tổ chức … liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học |
Cơ hội (O) | Thách thức (T) |
Nêu lên những điều kiện thuận lợi, những yếu tố giúp tỉnh Quảng Ninh có tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học | Dự báo những tác động, ảnh hưởng xấu đến du lịch, cảnh quan, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học |
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tại Việt Nam
- Thành Tựu Trong Công Tác Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Thời Gian Qua
- Công Tác Quản Lý, Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Công Tác Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Bảng Tổng Hợp Các Loài Nguy Cấp Trong Hệ Động, Thực Vật Tỉnh Quảng Ninh
- Các Vụ Vi Phạm Pháp Luật Về Buôn Bán Động Vật Hoang Dã Trên Địa Bàn Tinh Quảng Ninh Giai Đoạn 2010 - 2013
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
- Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là: 6.102,35 Km2.
Hình 3. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
+ Phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam giáp TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore...
Hình 3. 2. Quảng Ninh trong Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ
Do vị trí địa lý như trên,Quảng Ninh được xác định là tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 184 xã phường, thị trấn trong đó có 9 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn), 1 thị xã là Quảng Yên và 4 thành phố là Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và Hạ Long. Quảng Ninh có tài nguyên rừng, có bờ biển dài, núi cao và hải đảo, lại được vịnh Bắc Bộ bao quanh có vịnh Hạ Long, di sản văn hoá thế giới, có đường biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc dài khoảng 250km.
3.1.1.2. Địa hình địa thế:
Quảng Ninh có thể chia thành 3 vùng chính [58, 60]:
- Vùng núi thấp đến trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu: địa hình của vùng này là các cánh cung thuộc hai dãy Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ và sông Tiên Yên.
- Vùng đồi và đồng bằng duyên hải: Ở đây gồm các đồng bằng nhỏ hẹp và thung lũng xen đồi núi chạy dài theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam trước khi gặp biển. Đặc trưng của vùng này là địa hình ít phức tạp có độ cao phổ biến từ 50 - 200m, độ dốc thoải.
- Vùng quần đảo: Khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hàng nối tiếp nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai. Tạo thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều. Độ cao phổ biến của các đảo khoảng 100m. Hiếm thấy những đỉnh cao > 200m.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam và có yếu tố riêng của một tỉnh ven biển, những quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn...là đặc trưng của khí hậu đại dương.
Đặc điểm chính của khí hậu Quảng Ninh như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,2 - 23,6oC. Tổng nhiệt năm từ 8.100 - 8.600oC.
- Chế độ gió: Có hai loại gió mùa chính trong năm. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 01; Gió mùa Đông Nam: Từ tháng 02 đến tháng 9.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa năm trung bình từ 2.200 - 2.500 mm. Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.
- Khả năng bốc - thoát hơi nước: Khả năng bốc thoát hơi nước ở Quảng Ninh biến thiên trong khoảng 700 -1.300 mm/năm, lớn nhất là ở Đông Triều (1.289mm/năm) và thấp nhất ở Móng Cái là 750mm/năm.
- Độ ẩm không khí: Trị số độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động trong khoảng 82 - 85 %. Thời kỳ nửa cuối mùa Đông (tháng 2 - tháng 4) thời tiết mưa phùn ẩm ướt nên có độ ẩm không khí cao đạt 87 - 92% [58].
3.1.1.4. Thuỷ văn
* Đặc điểm chế độ thủy văn
- Quảng Ninh có 8 con sông chính chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và sông Đầm Hà...Đặc điểm chung của sông suối là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có vùng trung lưu.
Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Mùa lũ từ tháng 5 đến
tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có 23 hồ chứa lớn nhỏ có dung tích gần 250 triệu m3.
* Chế độ thủy triều:
Biển Quảng Ninh thuộc loại nhật triều, mỗi ngày lên xuống một lần và độ lớn thủy triều là lớn nhất Việt Nam. Biên độ thủy triều có xu hướng giảm dần độ lớn từ ven bờ ra ngoài khơi. Trong tháng có tới 26 - 28 ngày nhật triều và sự chênh lệch giữa thời gian triều dâng và thời gian triều rút rất nhỏ. Vùng ven biển Quảng Ninh cũng là vùng có biên độ triều lớn nhất nước, tại Mũi Chùa đạt tới 5,26 m và tại Hòn Gai có thể đạt tới 4,7 m [58, 60].
3.1.1.5. Đất đai
Quảng Ninh hình thành 8 nhóm đất chính: i) Bãi cát, cồn cát và đất cát biển;
ii) Đất mặn; iii) Đất phèn; iv) Đất phù sa; v) Đất đỏ vàng; vi) Đất mùn vàng đỏ trên núi; vii) Đất thung lũng; viii) Đất xói mòn trơ sỏi đá:
- Bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Loại đất này thường nằm thành những dải dài, những bãi lớn ở ven biển hoặc ven sông. Theo nguồn gốc và kích thước có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: cát ven biển và cát ven sông suối. Thực vật mọc trên cát chủ yếu là cỏ.
- Đất mặn: Gồm có đất mặn ven biển (mặn ít và mặn nhiều) phân bố ở các cửa sông Diễn Vọng, sông Man và Cửa Lục, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn và Yên Hưng tại các khu vực tiếp giáp với biển, ít thích hợp để phát triển nhiều loại cây rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có đất mặn sú vẹt thường xuyên bị