Bảng Tổng Hợp Các Loài Nguy Cấp Trong Hệ Động, Thực Vật Tỉnh Quảng Ninh


Bảng 3. 4. Bảng tổng hợp các loài nguy cấp trong hệ động, thực vật tỉnh Quảng Ninh



TT


TÊN NGÀNH / LỚP

Sách đỏ VN 2007

Nghị định 32/NĐ-CP (2006)

Danh lục đỏ IUCN (2009)

Σ

CR

EN

VU

LR

DD

Σ

Ib

IIb

Ia

IIa

Σ

CR

EN

VU

NT

LR

LC

DD

1

Ngành Ruột khoang - Coelenterata

4



4
















2

Ngành Thân mềm - Mollusca

6

2

2

2
















3

Ngành Chân khớp - Arthropoda

7



6


1














4

Ngành Có dây sống - Chordata, Lớp Cá

11

1

3

7
















5

Ngành Có dây sống - Chordata, Lớp Lưỡng cư

2


1

1



1


1











6

Ngành Có dây sống - Chordata, Lớp Bò sát

18

3

10

5



12

2

10











7

Ngành Có dây sống - Chordata, Lớp Chim

9


3

4

1

1

4

1

3











8

Ngành Có dây sống - Chordata, Lớp Thú

18

4

6

6

2


18

10

8



14

1


9

3

2



9

Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

1


1

















10

Ngành Hạt trần - Gymnospermae

3


1

2



4




4

6



2

1

3



11

Ngành Hạt kín - Angiospermae

75

2

28

45



17



4

13

52

2

6

7

1

16

17

3


Tổng số

154

12

55

82

3

2

56

13

22

4

17

72

3

6

18

5

21

17

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 8


48

* Các loài thực vật nguy cấp

Các nhà khoa học đã xác định được tổng số 98 loài thực vật đang ở tình trạng nguy cấp cần được quan tâm (Bảng 3.5) [46] .

Bảng 3. 5. Giá trị bảo tồn của hệ thực vật Quảng Ninh



DLSĐ VN

DLĐ IUCN

NĐ 32/2006

Theo Danh lục đỏ

Tổng số:

Rất nguy cấp (CR) Nguy cấp (EN)

Sẽ nguy cấp (VU) Sắp bị đe dọa (NT)

Ít nguy cấp/sắp bị đe dọa (LR/nt) Ít nguy cấp/ít lo ngại (LR/lc)

Ít lo ngại (LC)

Thiếu dữ liệu (DD)


57

2

22

33


49

2

5

7

2

2

9

19

3


Theo NĐ32

Tổng số:

Ia

IIa




20

4

16

Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012.

Bảng trên cho thấy có tới 57 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) trong đó 2 loài Rất nguy cấp (CR) là Ba gạc Bắc bộ Rauvolfia serpentina (L.) Benth.ex Kurz. và Vù hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.Có 22 loài nguy cấp (EN), 33 loài sẽ nguy cấp (VU). Có 20 loài được ghi trong Nghị định 32 trong các nhóm Ia (4 loài) và IIa (16 loài).

Đây là tài nguyên rất quý giá cho Quảng Ninh, đồng thời cũng là đối tượng cần hết sức quan tâm trong kế hoạch hành động ĐDSH của tỉnh.

* Các loài côn trùng có giá trị bảo tồn

Kết quả khảo sát, nghiên cứu đã ghi nhận thấy: trong 425 loài có mặt tại 14

huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh thì có 4 loài có tên trong danh lục sách đỏ Việt Nam (2007) (Bảng 3.6) [46].

Bảng 3. 6. Danh sách các loài côn trùng có trong Sách đỏ Việt Nam 2007

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Mức độ bảo vệ

Nơi thu mẫu

1

Bướm Phượng đuôi lá cải

Byasa crassipes

(Oberthur)

DD

Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Hoành Bồ)


2


Bướm Phượng

Papilio noblei

De Nice.


VU

Đồng Sơn – Kỳ Thượng (HB)

Yên Tử (Uông Bí)

3

Bướm phượng

Troides helena

(Felder.)

VU

Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Hoành Bồ)

4

Bướm phượng cánh liền

Troides aeacus

(L. & Felder)

VU

Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Hoành Bồ)

5

Cánh cam xanh 4 chấm

Jumnos ruckeri

Saunders

VU

Đồng Sơn – Kỳ Thượng (Hoành Bồ)

VU: Sẽ nguy cấp Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012.

So với các vùng khác thì số loài không nhiều, nhưng tỷ lệ các loài quý, hiếm (theo Sách Đỏ VN) thì cao: ở Quảng Ninh 15,04%; trong khi ở toàn Việt Nam là 9,62 %.

* Các loài cá có giá trị bảo tồn

Trong nội địa có 4 loài cá nước ngọt có trong Sách đỏ VN, 2007

2 loài bậc EN: Cá chuối hoa - Channa maculata và Cá mòi cờ hoa -

Clupanodon thrissa.

2 loài bậc VU:Cá lá giang - Parazacco vuquangensis và cá chình hoa -

Anguilla marmorata.

Có 8 loài các nước mặn / biển có trong Sách đỏ Việt Nam, 2007. 1 loài bậc CR: Cá bớp - Bostrychus sinensis.

1 loài bậc EN: Cá ngựa lớn - Hypocampus kuda.

6 loài bậc VU:

Cháo biển - Elops saurus,

Cá bướm vằn - Parachaetodon ocellatus,


Nam):

Cá mòi không răng - Anodontostoma chacunda,

Cá mòi chấm - Konosirus punctatus

Cá mòi cờ mòm tròn - Nematalosa nasus,

Cá bằng chài đầu đen - Thalassoma lunare .

Có 5 loài cá nước ngọt mới chỉ gặp ở Việt Nam (có thể là loài đặc hữu Việt


Cá lá giang - Parazacco vuquangensis .

Cá bống đá - Rhinogobius boa.

Cá bống đá - Rhinogobius sulcatus,

Bống khe - Rhinogobius variolatus,

Ca bống đá - Rhinogobius virgigena.

3.2.1.2. Đa dạng của các hệ sinh thái

a. Cảnh quan núi

Cảnh quan núi chủ yếu là núi thấp có độ dốc lớn với đỉnh cao nhất là 1.504m

(nằm trên đỉnh dãy nam Châu Lĩnh), xen giữa các đỉnh núi là các thung lũng sâu và các dòng sông chảy qua. Một số các đỉnh và dãy núi cao như dãy Đông Triều, Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Yên Tử, Cao Xiêm... Rừng mưa tự nhiên vẫn còn và ở mức độ hãn hữu trên các khu vực núi cao. Có những nơi đỉnh núi toàn phủ bởi cỏ. Hầu hết các khu vực có núi đều được phủ bởi rừng thứ cấp.

b. Cảnh quan đồi

Cảnh quan đồi ở Quảng Ninh chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu nằm ở phía Bắc đường 18A, kéo dài từ Đông Triều tới Móng Cái. Phần lớn diện tích các đồi này có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 200m.

Cảnh quan và các hệ sinh thái rừng thứ sinh nhân tác xuất hiện do hoạt động khai thác rừng làm biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên thành các hệ sinh thái rừng thứ sinh. Các cảnh quan này có diện tích lớn, chiếm phần lớn diện tích đồi thấp của tỉnh Quảng Ninh, tập trung phía đông huyện Hoành Bồ, các phường phía Hòn Gai của thành phố Hạ Long, phía Bắc thành phố Cẩm Phả, Vân Đồn, huyện Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ và Móng Cái.

Cảnh quan khai thác than xuất hiện do hoạt động khai thác than, tập trung chủ yếu tại vùng đồi phía đông nam Đông Triều, Bắc Uông Bí, phía Đông vịnh Cửa Lục (Hạ Long) và vùng đồi núi phía Bắc đường 18A thuộc thành phố Cẩm Phả.

Cảnh quan các hệ sinh thái rừng trồng có diện tích tương đối lớn. Các loài cây chủ yếu là các loại keo, mã vĩ, thông, bạch đàn. Các hệ sinh thái này có diện tích tương đối lớn.

c. Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều

Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều chiếm một diện tích nhỏ dọc theo toàn bộ đường bờ biển. Những cảnh quan này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hầu hết các hoạt động phát triển nông nghiệp đều có ở những nơi này cùng với cả hoạt động phát triển đô thị và dân cư. Khu vực đô thị đông dân cư bao gồm các thành phố Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái.

d. Cảnh quan bãi bùn thủy triều

Cảnh quan bãi bùn thủy triều là nơi có các hệ sinh thái cửa sông ven biển khá phong phú và đa dạng, trong đó có các hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh trái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển. Ngoài các bãi biển tỉnh Quảng Ninh còn có diện tích lớn các bãi triều kéo dài từ Yên Hưng đến tận Móng Cái (điểm Sa Vỹ), tập trung nhiều nhất ở Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Móng Cái, nơi đổ ra cửa sông Bạch Đằng, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hà Cối. v.v..

đ. Cảnh quan biển và hải đảo

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh có địa hình độc đáo bao gồm hơn hai nghìn hòn đảo. Những hòn đảo này nằm dọc trên hơn 250 km đường biển. Tỉnh có hai huyện đảo là Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có hàng nghìn ngọn núi đá vôi các-tơ tạo ra do xói mòn của nước. Các núi đá vôi này có rất nhiều hang động. Các đảo có hệ sinh thái đặc biệt và có rất nhiều loài đặc hữu. Trong hang có rất nhiều loại đặc hữu như cá vây tia (Blind Cave Loach).

Các hòn đảo cũng có địa hình đa dạng phù hợp với môi trường tăng trưởng rạn san hô. Toàn tỉnh có 4 khu vực chính có rạn san hô là vịnh Hạ Long, Bái Tử

Long, đảo Cô Tô và đảo Trần. (Hình ảnh một số hệ sinh thái tỉnh Quảng Ninh được trình bày tại phụ lục 02) [46].

3.2.1.3. Đa dạng nguồn gen

Đa dạng di truyền sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài. Nhìn chung, đa dạng di truyền được phát triển bởi sự cô lập địa lý. Hiện có hơn hai nghìn hòn đảo ở tỉnh Quảng Ninh. Do đó mỗi đảo lại có sự đa dạng di truyền độc đáo riêng (kể cả trên đất liền).

Mặt khác, địa phương có một số loại có đa dạng di truyền như lợn Móng cái, gà Tiên Yên, vịt, và củ cải Đầm Hà... Các loài này mang lại giá trị kinh tế cao.

3.2.2. Vai trò đa dạng sinh học đối với đời sống phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tỉnh Quảng Ninh

Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Việc đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội có thẻ chia thành 4 khu vực [46, 57]:

- Khu vực miền núi phía Bắc: gồm hai huyện Bình Liêu và Ba Chẽ. Đây là 02 huyện có diện tích hoàn toàn là đồi núi và cũng là những huyện nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh. Người dân sống tại 02 huyện trên hầu hết là người dân tộc thiểu số, với trình độ văn hóa, tay nghề không cao nên nguồn thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và nguồn tài nguyên ĐDSH. Ngoài gạo, người dân còn trồng một số loại ngũ cốc và chăn nuôi gia cầm, gia súc để tiêu thụ và bán phục vụ nhu cầu cuộc sống nhưng nguồn thu ít, đa phần người dân đều phụ thuộc vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng để bán như: trồng rừng (chủ yếu trồng các cây lâm nghiệp như hồi, quế, sở, thông, trám, sa mộc, bạch đàn, keo, v.v….), khai thác và bán các sản phẩm tự nhiên từ rừng như ba kích, hoàng đằng, tài lệch, nấm lim,

… hoặc khai thác một số loài cây để bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn vào rừng khai thác các loại tre, luồng, vầu bán lấy tiền hoặc vào rừng phòng hộ để khai thác nhựa thông hoặc các sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, lá cọ, lá dong, măng tươi, mật ong. Trung bình thu nhập từ khai thác các sản phẩm rừng ít nhất mỗi ngày một người thu được 50.000đ [46].

- Khu vực vùng đồi núi và đồng bằng duyên hải phía Tây: bao gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Khu vực có giá trị ĐDSH nông nghiệp cao (lúa, ngô, khoai, củ đậu, trâu, bò, lợn, gà…). Khu vực này cũng có tính đa dạng sinh học rừng và biển cao. Tại khu vực có Vịnh Hạ Long, Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Khu di tích lịch sử Yên Tử có những giá trị ĐDSH cao, có giá trị và việc phát triển các hoạt động thăm quan, nghỉ dưỡng liên quan đến 03 điểm trên đã đóng góp phần quan trọng trong GDP của tỉnh. Một lượng lớn dân số tại khu vực sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như khai thác nguồn lợi thủy sản, lâm sản…

- Khu vực vùng đồi và duyên hải phía Đông: gồm TP. Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và TP. Móng Cái. Tại Cẩm Phả và Móng Cái, ngườn dân không phụ thuộc nhiều vào tài nguyên ĐDSH trong phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Cẩm Phả chú trọng phát triển công nghiệp (đặc biệt là ngành khai khoáng), còn thành phố Móng Cái phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch. Các huyện còn lại như Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà người dân vẫn sống phụ thuộc chủ yếu vào các ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng (đối với người dân sinh sống ở các vùng cao) và dựa vào nguồn lợi thủy hải sản (đối với những người dân sống ở khu vực đồng bằng và ven biển). Rừng Tiên Yên là nơi cư trú và cung cấp lương thực, thực phẩm và thu nhập cho khoảng 5/10 xã của huyện với số dân là 43.570 người. Khu vực ven biển huyện

Tiên Yên, Đầm Hà có diện tích rừng ngập mặn lớn (Tiên Yên có 3000m2 bãi triều

với rừng ngập mặn) với nguồn lợi ĐDSH lớn và có giá trị về nguồn lợi khai thác và sinh thái, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực.

- Khu vực biển, đảo: gồm các huyện Vân Đồn, Cô Tô và vịnh Bái Tử Long. Người dân trên khu vực trên sống đa phần dựa vào nguồn lợi ĐDSH và nguồn tài nguyên thiên nhiên khi nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Riêng huyện Vân Đồn, tổng giá trị ngành thuỷ sản đạt được năm 2010 là 481,960 tỷ đồng, chiếm 84,17% tổng giá trị

sản xuất trên địa bàn. Tại nhiều xã trong khu vực, sinh kế của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên biển, tiêu biểu là xã Minh Châu (một trong ba xã của huyện Vân Đồn). Xã Minh Châu có 228 hộ với 967 khẩu, có các loại hình sinh kế như sau (Bảng 3.7).

Bảng 3. 7. Các loại hình nuôi trồng và khai thác hải sản tại xã Minh Châu


Loại hình sinh kế

Số lượng

Chú thích

Khai thác xa bờ

13 hộ


Đánh bắt gần bờ

130 tàu, thuyền


Khai thác bãi triều

Gần 200 hộ

Chỉ trừ các hộ có tàu thuyền đánh bắt xa bờ hoặc hộ không có nguồn nhân lực (già, yếu, con nhỏ, v.v…)

Nuôi tu hài

19 hộ


Nuôi ốc hương

9 hộ


Nuôi nghêu

3 hộ


Nuôi cá lồng bè

2 hộ


Chế biến sứa

30 xưởng

20-20 lao động/xưởng

Nguồn: Trần Thu Phương, 2009

3.2.3. Các nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ninh

Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái hoặc mất ĐDSH ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có nhiều nhưng tập trung vào hai nhóm chính [46, 57]:

Do thiên tai bao gồm: Cháy rừng, biến đổi khí hậu, lũ lụt, sạt lở…

Do các hoạt động của con người, trong đó bao gồm các nguyên nhân sâu xa và các nguyên nhân trực tiếp.

Các nguyên nhân sâu xa là: Tăng dân số, sự nghèo đói, chính sách kinh tế lâm nông nghiệp, tập quán du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc ở khu vực miền đông... đặc biệt là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các ngành, địa phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022