tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Các tháng 6,7 hay có ảnh hưởng của bão gió.
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển.
Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
Tọa độ: 20°17′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông.c
3.2. Dân số, lao động và nguồn lực
Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/ km2. Thành phần dân số: - Nông thôn: 90.1 %
- Thành thị: 9,9 %
Phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hóa 22.3 % năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40% tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.
Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người. Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 8,7%.
Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%; Trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%).
3.3. Kinh tế và công nghiệp
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRNP) đạt 38.341 tỷ đồng (tăng 7,83% so năm 2013), là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 04 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,8%). Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,82%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.840 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2013. Ðã có 126/144 dự án trong các KCN đi vào hoạt động đem lại giá trị sản xuất là 12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2013.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước đạt 25.639 tỷ đồng, tăng 13.48% so 2013.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 (không kể ghi thu) ước đạt
12.115 tỷ đồng (bằng 155% dự toán, tăng 8,3% so với năm 2013). Trong đó thu nội địa 4.053,6 tỷ đồng (tăng 32,4% so với cùng kỳ).
Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 ước đạt 12.085 tỷ đồng (bằng 160% dự toán, tăng 6,8% so với năm 2013). Trong đó chi phát triển kinh tế đạt 5.022,6 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.168 triệu USD, tăng 17% so với 2013. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.190 triệu USD, tăng 27% so với 2013.
Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 32.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,32%.
3.4. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển - nơi dừng chân của các loài chim quý.
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển - nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi tắm thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê - nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của nhà Trần tại
huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà - Vũ Thư.. . và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo 'làng Khước', trò múa rối nước 'làng Nguyễn' (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v...
3.5. Văn hóa và giáo dục.
Hàng năm, Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các khu công nghiệp.
Ngành Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Trong năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong 5 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 toàn quốc.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thái Bình
Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh và cũng là một trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Với tổng diện tích tự nhiên 6.711 ha (2013). Có 19 đơn vị hành chính chia làm 10 phường và 9 xã.
Theo QCVN-07-2010-BXD phân cấp giao thông đô thị, theo chức năng, lưu lượng thiết kế, lưu lượng giao thông được quy định như sau:
- Đường ô tô đối ngoại: Phục vụ cho giao thông liên tỉnh, giao thông với tốc độ cao, liên tục, độ an toàn giao thông cao, không bị gián đoạn ở các nơi giao cắt.
- Đường nội bộ: bao gồm các đường phân khu vực, đường nhóm nhà ở, vào nhà, đường xe đạp, đường nội bộ, phụ vụ giao thông trong các đơn vị ngõ, xóm, nhà. Nối các đường trong nội bộ đơn vị với ngoài đơn vị ở.
- Đường chính đô thị: đường phục vụ giao thông trong khu đô thị, và nối với đường trục chính đô thị, nối các khu trung tâm, dân cư lớn, khu công nghiệp lớn, nhà ga, bến cảng, sân vận động, nối các đường cao tốc và các quốc lộ, lưu lượng giao thông 20000-50000 xe/h.
- Đường liên khu vực:Phục vụ giao thông có ý nghĩa liên khu, các khu công nghiệp trung tâm với nhau, nối với đường trục chính đô thị
- Đường khu vực: phục vụ giao thông khu vực của các quận của đô thị, nối các khu trên với đường trục chính đô thị, lưu lượng giao thông 10.000-
20.000 xe/h.
Từ những quy định về phân cấp giao thông trên ta phân cấp mạng lưới giao thông thành phố Thái Bình như sau.
Bảng 4.1 Thông số về mạng lưới giao thông thành phố Thái Bình
Danh mục | Chiều dài (km) | Bề rộng lộ giới (m) | |||
Mặt đường | Vỉa hè | Dải phân cách | |||
I | Đường ô tô đối ngoại | 11,2 | |||
1 | Đường vành đai | 11,2 | 24 | - | 1 |
II | Đường đô thị | 72,6 | |||
A | Đường chính đô thị + đường liên khu vực | 20 | |||
1 | Lê Lợi | 1,5 | 14 | 3 | 0,5 |
2 | Hai Bà Trưng | 1,3 | 12 | 3 | - |
3 | Trần Hưng Đạo | 2,4 | 9 | 3 | - |
4 | Trần Thái Tông | 2,8 | |||
Đoạn 1 | 0,5 | 12 | 2 | - | |
Đoạn 2 | 2,3 | 24 | 5 | 3 | |
5 | Lê Quý Đôn | 1,5 | 7 | 2 | - |
6 | Quang Trung | 1,8 | 14 | 6 | 0,3 |
7 | Lý Thường Kiệt | 2,2 | |||
Đoạn 1 | 1 | 14 | 3 | - | |
Đoạn 2 | 1,2 | 14 | 3 | 1 | |
8 | Lý Bôn | 6,5 | |||
Đoạn 1 | 3 | 7 | 2 | - | |
Đoạn 2 | 3,5 | 14 | 5 | 0,3 | |
B | Đường khu vực | 10,6 | |||
1 | Lê Đại Hành | 1,8 | 7 | 3 | - |
2 | Ngô Thì Nhậm | 0,8 | 9 | 4 | - |
3 | Phan Bá Vành | 0,7 | 6 | 2 | - |
4 | Nguyễn Thị Minh Khai | 0,5 | 7 | 3 | - |
5 | Trần Thủ Độ | 0,6 | 9 | 4 | - |
6 | Bùi Sỹ Tiêm | 0,5 | 7 | 4 | - |
7 | Trần Thánh Tông | 2,5 | 9 | 2- 3 | - |
8 | Lý Thái Tổ | 0,7 | 6 | 3 | - |
9 | Ngô Quyền | 1,6 | 18 | 5 | - |
10 | Trần Thủ Độ | 0,9 | 7 | 3 | - |
C | Đường nội bộ | 42 | |||
1 | Đường nội bộ khu nội thị | 42 | 3,5-5 | 2-3 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình - 2
- Nghiên Cứu Và Phát Triển Cây Xanh Đường Phố Ở Việt Nam
- Đánh Giá Hiện Trạng Và Phân Loại Hệ Thống Đường Phố Của Thành Phố Thái Bình
- Thành Phần Loài Cây Trang Trí Tầng Thấp Trên Phố Lê Lợi
- Một Số Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Cây Trên Đường Lý Bôn
- Hiện Trạng Cây Xanh Trên Đường Phố Lê Đại Hành.
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
- Đường vành đai của thành phố dài 11,2km, có chiều rộng 24m, đường này chưa được quy hoạch cây xanh
- Từ bảng cho thấy đường chính đô thị gồm 8 tuyến đường có bề rộng lộ giới từ 7-24m, các vỉa hè đạt chuẩn >3m, còn ngoài ra vỉa hè còn hẹp như Phan Bá Vành, Lê Qúy Đôn, điều này sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế và bố trí trồng cây do không đủ không gian sống cho cây.
Theo Quyết định 2762/QĐ-UBND ngày 7/10/2008 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch tổng thể GTVT 2020 với các nội dung: Xây dựng các tuyến đường mới:
+ Quốc lộ: Đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh đi qua Thái Bình song song với quốc lộ 10, cách từ 1,5 đếm 2km về phía Bắc
+ Tỉnh lộ: Đường nối Hà Nam- Thái Bình với đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, đi qua Thái Bình từ thượng lưu bến đò Nhật tảo
+ Đường sắt: Đường sắt qua Thái Bình theo hướng tuyến của Bộ Giao thông vận tải quy hoạch từ Nam Định đến Quảng Ninh chạy song song với quốc lộ 10
+ Đến năm 2020 toàn tỉnh có 19 bến xe, các bến hiện có gồm 14 bến, xât dựng thêm 5 bến xe mới, trong đó Thành phố Thái Bình gồm 3 bến mới: bến xe Trung tâm, bến xe phía Tây tại xã Tân Bình, bến xe phía Đông tại xã Vũ Lạc.
+ Mạng lưới giao thông đô thị cũ được cải tạo và nâng cấp đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị.
Do phạm vi thành phố khá rộng nên tôi lựa chọn đánh giá nghiên cứu hiện trạng trên các tuyến đường đô thì gồm một số đường chính và đường khu vực đó là: đường Lê Lợi, đường Trần Hưng đạo, đường Lý Thường Kiệt, đường Lý Bôn, đường Trần Thái Tông, đường Trần Thánh Tông, đường Lê Đại Hành, đường Quang Trung.
4.2.Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố trong khu vực thành phố Thái Bình.
4.2.1. Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố
Hệ thống cây xanh đường phố có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của từng đô thị. Trong những năm gần đây, hệ thống cây xanh mới được đầu tư trồng và chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo mới trên một số tuyến phố. Theo điều tra và cung cấp số liệu của Công ty TNHH MTV Cây xanh môi trường đô thị Thành phố Thái Bình ta có bảng thành phần các loài cây được trồng trên đường phố như sau:
Bảng 4.2: Danh sách loài cây xanh trồng tại đường phố thành phố Thái Bình
Tên loài | Hình dạng tán | Rụng lá/ Thường xanh | Tỷ lệ (%) | ||
Tên Việt Nam | Tên khoa học | ||||
1 | Bàng | Terminalia catappa L. | Tầng | Rụng lá | 14.6 |
2 | Hòe | Styphnolobium japonicum (L.) | Tự do | Thường xanh | 0.8 |
3 | Sữa | Alstonia scholaris L. R. Br | Tầng | Thường xanh | 13.1 |
4 | Trứng cá | Muntingia calabura | Tự do | Thường xanh | 2.2 |
5 | Phượng | Delonix regia | Tự do | Rụng lá | 4.3 |
6 | Sanh | Ficus Benjamina | Thuỗn | Thường xanh | 0.5 |
7 | Sấu | Dracontomilon duperreanum | Tròn | Thường xanh | 14.1 |
8 | Bằng lăng | Lagerstroemia speciosa | Tự do | Rụng lá | 5.6 |
9 | Cau vua | Roystonea regia | Chùm | Thường xanh | 0.7 |
10 | Bông gai | Boehmeria nivea | Tự do | Thường xanh | 3.3 |
11 | Nhãn | Dimocarpus longan | Tròn | Thường xanh | 0.7 |
12 | Xoài | Mangifera | Trứng | Thường xanh | 1.2 |
Keo lá chàm | Acacia auriculiformis A.Cunn | Trứng | Thường xanh | 1.8 | |
14 | Mít | Artocarpus heterophyllus | Tự do | Thường xanh | 0.2 |
15 | Lộc vừng | Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. | Tròn | Rụng lá | 2.3 |
17 | Dừa | Cocos nucifera | Chùm | Thường xanh | 0.2 |
18 | Đa | Ficus elastica Roxb | Tự do | Thường xanh | 1 |
19 | Bơ | Persea americana | Tự do | Thường xanh | 0.1 |
20 | Hồng xiêm | Sapotaceae | Tự do | Thường xanh | 0.2 |
21 | Xà cừ | Khaya senegalensis | Trứng | Thường xanh | 3.1 |
22 | Bách tán | Araucaria excelsa | Tháp | Thường xanh | 1.5 |
23 | Muồng hoa vàng | Caesalpinia ferrea | Tự do | Thường xanh | 1.7 |
24 | Osaka | Erythrina Fusca | 0.3 | ||
25 | Liễu | Salix herbacea | Tự do | Thường xanh | 1.2 |
26 | Sung | Ficus racemosa | Tự do | Thường xanh | 0.1 |
27 | Cơm nguội | Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. | Tròn | Rụng lá | 0.2 |
28 | Lát hoa | hukrasia tabularis A. Juss | Tự do | Thường xanh | 1.2 |
29 | Nhội | Bischofia javanica Blume | Trứng | Thường xanh | 1.3 |
30 | Tùng | Araucaria excelsa | Tháp | Thường xanh | 0.5 |
31 | Vông | Erythrina variegata L. | Tự do | Thường xanh | 0.7 |
32 | Viết | Mimusops elengi L. | Tự do | Thường xanh | 1.1 |
33 | Keo tai tượng | Acacia mangium | Trứng | Thường xanh | 1.3 |
34 | Phượng vàng | Delonix regia var Flavida | Tự do | Rụng lá | 0.6 |
35 | Ngọc Lan | Magnolia × alba | Thuỗn | Thường xanh | 1.2 |