Đánh Giá Hiện Trạng Và Phân Loại Hệ Thống Đường Phố Của Thành Phố Thái Bình


106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

Đối với ô đất trồng cây xanh đường phố

- Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.

- Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.

- Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.[16]


Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là các loài cây bóng mát và cây trang trí tầng thấp trồng tại các tuyến đường thành phố Thái Bình.

Phạm vi nghiên cứu: Các tuyến giao thông chính thuộc địa bàn thành phố Thái Bình.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng cây xanh một số tuyến đường của thành phố Thái Bình.

- Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển hệ thống cây xanh thuộc thành phố Thái Bình.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thái Bình

Hiện trạng và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố thành phố Thái Bình

2.3.2. Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố đã xây dựng trong khu vực thành phố Thái Bình.

2.3.2.1. Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố

2.3.2.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố

2.3.2.3. Đánh giá tổ chức các loài cây đường phố

2.3.2.4 Xác định tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống cây đương phố của thành phố Thái Bình.

2.3.3. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên cứu

2.3.3.1. Giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố


2.3.3.2. Giải pháp chọn loài cây

2.3.3.3. Giải pháp về quản lý và duy trì hệ thống cây xanh đường phố

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Hiện trạng và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố thành phố Thái Bình

a. Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho công tác thu thập số liệu

- Kế hoạch thực hiện: Ngoại nghiệp để thu thập tài liệu, tổng hợp các thông tin cần thiết.

b. Công tác ngoại nghiệp

- Chọn đường: đi thực tế trên các tuyến đường chính trong nội thị, điều tra thực tế các tuyến đưòng đó.

Điều tra thực trạng : Đo chiều dài, chiều rộng của lòng đường, vỉa hè, dải phân cách.

Dùng thước dây đo đạc và thu thập tài liệu để biết về các thông số về hệ thống đường phố như chiều dài (m), rộng (m), vỉa hè (m), dải phân cách (m)…

c. Công tác nội nghiệp

Tổng hợp và hoàn chỉnh cá số liệu ngoại nghiệp


Bảng điều tra mạng lưới giao thông



STT


Danh mục

Chiều dài (km)

Bề rộng lộ giới (m)

Mặt

đường

Vỉa hè và

phân cách

I

Đường ô tô đối ngoại




1





II

Đường đô thị




A

Đường chính đô thị + đường liên khu vực




1





2





B

Đường khu vực




1





C

Đường ngoại thị









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình - 4


2.4.2.Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố trong khu vực thành phố Thái Bình.

2.4.2.1. Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố

a. Công tác chuẩn bị

Cần chuẩn bị dụng cụ trước khi thực hiện như sổ ghi chép thực tập, máy ảnh chụp ảnh hiện trạng…

b. Phương pháp ngoại nghiệp

Điều tra về thành phần loài cây và số lượng loài trên các tuyến phố bằng cách thu thập số liệu, đo các chỉ tiêu và ghi chép vào phiếu điều tra.


c. Phương pháp nội nghiệp

Hoàn thành số liệu thu thập vào bảng như sau:

Bảng điều tra thành phần loài


STT

Tên loài

Tỷ lệ


Tên Việt Nam

Tên Khoa học















Bảng điều tra tỉ mỉ loài cây


Stt

Tên

cây

Số

lượng

Hdc

(m)

D1.3

(m)

Hvn

(m)

Dt

(m)

Sinh

trưởng,

Ghi chú

1









2









3









- Đo D1.3: Đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1m3 của thân cây,

- Hvn, Hdc của cây được đo bằng thước đo cao Blumless.

- Dt: đo bằng thước dây đo gián tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất theo hai hướng Đông Tây-Nam Bắc rồi lấy giá trị trung bình.

- Sức khỏe của cây: tình hình sinh trưởng, tuổi cây và hiện trạng sâu

bệnh,.


Chụp ảnh tư liệu.

Kết hợp trong quá trình điều tra thực tế tuyến cây xanh đường phố

phỏng vấn người dân với những nội dung chính sau:

- Vai trò cây xanh trong cảnh quan đô thị?.

- Ảnh hưởng của hoạt động sống con người tới sinh trưởng, phát triển cây xanh?.


- Mong muốn, nguyện vọng người dân về vấn đề cây xanh đường phố

- Vai trò của người dân trong bảo vệ, duy trì cây xanh?.

Ghi chép qua các cán bộ kỹ sư và nhân dân địa phương để thu thập thông tin cần thiết.

b. Phương pháp nội nghiệp

Các số liệu thống kê, mô tả được tổng hợp và chọn lọc từ các công trình nghiên cứu, báo cáo, quyết định, thông tư, các bài báo trong và ngoài nước về giá trị cây xanh, mẳng cây xanh trong môi trường đô thị. Các số liệu liên quan đến việc loại hình cây xanh trong môi trường đô thị. Các số liệu liên quan đến việc loại hình cây xanh trong quy hoạch không gian đô thị, lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Hoàn thành bảng điều tra tỉ mỉ loài cây bên trên.

2.4.2.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố

Dựa vào các bảng số liệu điều tra,hiện trạng cùng các tài liệu, giáo trình...đưa ra đánh giá sinh trưởng cho khu vực phạm vi nghiên cứu.

2.4.2.3. Đánh giá tổ chức các loài cây đường phố.

Dựa vào các bảng điều tra và đánh giá hiện trạng, cùng các tài liệu liên quan đưa ra các đánh giá khoa học vể tổ chức loài cây đường phố.

2.4.3. Xác định tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống cây đường phố của thành phố Thái Bình.

Phương pháp để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống cây đường

phố:

- Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình: đất đai

phù sa, mực nước ngầm cao, vùng biền hay có gió bão…

- Căn cứ vào các quy định về trồng cây đường phố trong TCVN của Bộ Xây Dựng TCVN 9257/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế


- Căn cứ vào các đánh giá hiện trạng để đưa ra các tiêu chí chọn loài cây trồng cho hệ thống cây xanh thành phố Thái Bình.

2.4.4. Để xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên cứu

2.4.4.1. Giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố

Đưa ra các giải pháp quy hoạch phát triển nằm trong các quy hoạch và chiến lược của thành phố.

2.4.4.2. Giải pháp chọn loài cây và hình thức phối trí cây xanh đường phố

Phân tích các số liệu điều tra, thảo luận và đề xuất các nhóm giải pháp cho việc phát triển cây xanh đường phố thành phố Thái Bình.Từ đó đưa ra những nhận xét có tính thực tiễn cao.

2.4.4.3. Giải pháp về quản lý và duy trì hệ thống cây xanh đường phố

Căn cứ vào các quy định của quản lý bảo vệ cây xanh đường phố và thực tế của thành phố để đưa ra các giải pháp phù hợp.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ- XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hòng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phồ Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng về phía Tây Nam.

Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Địa hình

Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1-2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.

Thái Bình có bờ biển dài 52 km.

Tỉnh này có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15-20 km.

Khí hậu thủy văn

Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí