Nghiên Cứu Và Phát Triển Cây Xanh Đường Phố Ở Việt Nam


Đối với môi trường đất và nước

Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa, giữ mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất, giúp cho nước mưa thấm nhanh xuống dất, làm giảm và làm chậm tốc độ nước chảy tràn trên mặt đất, giảm lượng nước ngập úng trong đô thị

Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước nếu cây sống trong nước và trên mặt nước và ở các vùng đất ngập nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây các loại kim nặng, như là chì, asen, thủy ngân,...[2]

Đối với cảnh quan đô thị

Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về mày sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam thắng cảnh. Các vườn hoa, công viên cây xanh, không gian xanh và nước là một thành tố không thể thiếu được của đô thị, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị, cũng như các khách vãng lai và khách du lịch.[2]

3. Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam

Việt Nam tốc độ đô thị hóa chậm so với thế giới và khu vực bởi phải qua một thời kì chiến tranh dài, kinh tế kiệt quệ không kể sự kìm hãm của phong kiến phương Bắc trong hơn 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam không thể tách rời khỏi phạm vi này của Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng (B.K.Thế 1996).

Công tác trồng cây xanh ở các đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm trước. Từ xa xưa, cha ông ta khi xây dựng các công trình kiến trúc cũng đã chú ý tới việc trồng cây xanh. Những tài liệu lưu lại không còn nhưng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

những thành quả của việc trồng cây xanh còn lại đến ngày nay thể hiện ở các đình, đề, chùa hoặc các công trình lăng tẩm và đây cũng thể hiện truyền thống và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam. Đặc biệt tại thành phố Huế, vào thời kỳ Triều Nguyễn cây xanh đã được chú trọng trồng trên các con đường, trong mỗi vườn nhà tạo nên nét đặc trưng riêng.

Đó là sự phát triển không liên tục, khắc hẳn với một số đô thị ở Rome, paris…Theo số liệu của cục thống kê năm 2009, Việt Nam có gần 90 triệu dân và hơn 30% dân số sống trong các đô thị, như thế việc hình thành các khu dân cư trong đô thị là tất yếu xảy ra, đặt yêu cầu gia tăng diện tích cây xanh nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng môi trường sinh thái đô thị.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình - 3

Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, chủng loại cây xanh đô thị,…đã được Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lí…công bố. Các công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định trong việc quy hoạch chung đô thi hay quản lý cây xanh cho môi trường đô thị.

Tại Hà Nội phần lớn cây xanh trên đường phố, công viên và trong các vườn Bách thảo được Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX và dầu thế kỷ XX.Như có hơn 1.400 cây sấu cổ thụ, trồng khắp nơi trong thành phố và nhiều nhất là phố Phan Đình Phùng được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX. Hay ở phố Lò Đúc, con phố duy nhất trồng Sao đen ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mé hồ. Tháng 11 năm 1885 giải tỏa các hộ dân sống xung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hố, cho san lấp những vùng trũng thấp.Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy quanh Hồ Gươm được khánh thành.Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng được trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước.Vì vậy thảm cây


xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực Bách thảo.Có thể nói đây là thảm cây quý nhất thủ đô Hà nội và ít chịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa.

Việc nghiên cứu về lâm nghiệp đô thị một cách khoa học được thực hiện tập trung khoảng một vài chục năm gần đây. Từ ngày miền Bắc được giải phóng, nhiều tuyến đường phố mới được xây dựng với hệ thống cây xanh ổn định, tạo cảnh quan đô thị. Công tác trồng cây xanh ở các đô thị đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và đặc biệt là Hồ Chủ Tịch hết sức quan tâm. Đảng và chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong cả nước. Trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ, công tác cải tạo và xây dựng đô thị bị đình đốn, công tác cây xanh không phát triển. Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đô thị và quan tâm chỉ đạo thì phong trào trồng cây đường phố, bảo vệ cây và các công viên, vườn hoa làm tốt, điển hình như Hà Nội, Hải Phòng. Nhiều nơi công tác cây xanh không được chú ý, không có tổ chức chuyên trách, thiếu kế hoạch ươm và trồng. Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ tiện và cây trồng không đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng nhà cửa và các hệ thống công trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát. Nhưng từ những nỗ lực ban đầu đó, kết quả đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh được những đai cây xanh ở ngoại ô có tác dụng phòng hộ cho thành phố, diện tích cây xanh đô thị được tăng lên so với thời gian trước khi miền Bắc giải phóng

Theo sự đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2010) việc trồng cây xanh đường phố ở đô thị ở Việt Nam còn rất ít và chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng sinh thái. Theo “Tạp chí kiến trúc” có nêu thì hiện nay thành phố Huế là thành phố có nhiều cây xanh nhất cả nuớc bao gồm nhiều chủng loại gồm 87 sắc mộc thuộc 33 họ thực vật khác nhau; khu vực


Đồng Bằng sông Củư Long có thành phố Trà Vinh nổi tiếng là thành phố xanh với trên 1000 cây cổ thụ và bóng mát.

Tại Việt Nam cây xanh chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng sinh tháiQuá trình đô thị hóa nhanh đang diễn ra trên cả nước đã và đang tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ cây xanh đô thị. Diện tích cây xanh/người dân đô thị tại một số thành phố lớn như: Hà nội 1,65m2/người (toàn đô thị là 11,2m2/người), Thành phố Hồ Chí Minh 1,9m2/người, Đà Nẵng 5,02m2/người.

Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh diện tích cây xanh đô thị đạt không quá 2cây xanh/người, chỏ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh các thành phố trên thế giới khoảng 20-25 cây xanh/ người). Hệ thống cây xanh đường phố mới chỉ hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, các đô thị nhỏ cây xanh chưa hình thành hệ thống, chiếm diện tích không đáng kể.

Nhìn chung việc nghiên cứu cây xanh ở Việt Nam còn chưa thực sự được quan tâm, hầu hết các thông tin thu được chưa hệ thống, chưa đủ khái quát thành quy luật về tác dụng của cây xanh đến môi trường đô thị và chưa sử dụng hợp lý với mục đích là cơ sở cho việc xác định tiêu chuẩn cây xanh đô thị cũng như các loài cây thích hợp vào trồng trong đô thị

Như vậy, vấn đề về phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm và nay nó được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây.

- Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do

Thủ tướng Chính phủ ban hành

- TCVN4449:1987. Quy hoạch xây dựng đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.

- Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Nghị định 08/2005 về Quy hoạch Xây dựng.


- Luật quy hoạch đô thị “điều 68” Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước

- Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 về TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế, được đã xác định cây xanh trong đô thị bao gồm: cây xanh công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dụng.

- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về “quản lý cây xanh đô thị”. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.

- Thông tư của Bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh độ thị.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9257:2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, chủng loại cây xanh đô thị…đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý…công bố. Những công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định trong việc quy hoạch chung đô thị hay quản lý cây xanh trong môi trường đô thị. Điều đáng chú ý,


các nghiên cứu bước đầu chỉ mới tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ,Huế như các nghiên cứu và đề tài:

- Lê Trung Ngọc,2014 “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”.

-Đỗ Ngọc Hoàng, Ý kiến phát biểu tại buổi làm việc với sở xây dựng và các chuyên gia về kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, ngày 25 tháng 6 năm 2015 tại Sở xây dựng Hà Nội.

- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, “ Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà nội.

-Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, “Thiết kế quy hoạch cây xanh trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”. Tài liệu Hội thảo quản lý Công viên – Cây xanh đô thị: Báo cáo – Tham luận, Hà nội 6/2006: 21.

-Đinh Quang Diệp, Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Bộ, mã số: B98-21-33, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2000: 4.

-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, 2011.

-Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI). Quy hoạch và quản lý không gian xanh, chính sách bảo tồn và phát triển cây xanh. Tài liệu tập huấn, Thành phố Hồ Chí Minh, 18-22/4/2011.

-UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015, Đà Nẵng, 2013.

-Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015, Đà Nẵng, 2012;


-Số hóa cây xanh, Báo điện tử Đà Nẵng ngày 16/05/2015.

-UBND Thừa Thiên Huế, Quy định, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014.

Các văn bản pháp lý về cây xanh của thành phố Hà Nội như

-Quy định kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà nội ngày 04/08/2010 (Ban hành kèm theo QĐ số 6439?QĐ-SXD)

-Quyết định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà nội, số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010.

4. Những quy định về trồng cây xanh đường phố.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9257:2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế:

- Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây trung mộc hoặc cây đại mộc theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.

- Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây tiểu mộc hoặc cây trung mộc theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.

- Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.

- Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh


trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.

- Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây .

- Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.

- Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.

- Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.

- Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.

- Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.

- Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.

- Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí