Địa Điểm, Thời Gian Và Đối Tượng Nghiên Cứu 19828

1.3. Tổng quan vùng nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước.

Phần diện tích của tỉnh Quảng Ninh trải dài từ 1060 đến 1080 kinh độ đông và

200 đến gần 21045’ vĩ độ bắc, có biên giới hành chính: Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc;

Phía tây bắc giáp tỉnh tỉnh Lạng Sơn; Phía tây tiếp giáp với tỉnh Hải Dương;

Phía tây nam tiếp giáp với TP. Hải Phòng;

Phía nam và đông nam tiếp giáp với thềm lục địa vịnh Bắc Bộ.

Quảng Ninh vừa có rừng, có biển, núi cao và hải đảo, lại được vịnh Bắc Bộ bao quanh với vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh có đường biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc dài khoảng 250 km. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi trong việc phát triển hệ thống đường giao thông cả đường thủy, đường bộ, đường sắt và trong tương lai cả đường hàng không. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò mở cửa lớn ra biển cho phát triển kinh tế của đất nước.

Là một cực trong tam giác phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi quanh địa bàn của tỉnh. Với nguồn tài nguyên lớn, có ưu thế về phát triển cảng biển, du lịch, khoáng sản (đặc biệt là than đá và vật liệu xây dựng), gần các nguồn sản xuất điện lớn, có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông thuận tiện (đang và sẽ được nâng cấp phát triển …) Quảng Ninh là tỉnh có những cơ hội lớn để phát triển nhanh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.

- Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh rất đa đạng về tài nguyên khoáng sản, nhiều loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như đá vôi, sét, cát, kaolin… và đặc biệt nguồn tài nguyên than đá nổi tiếng trong nước và thế giới.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 4

- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: Nước ngầm phân bố chủ yếu trong các vỉa - khe nứt trầm tích Triat trên một số khu vực nhỏ thuộc hệ trầm tích Đệ Tứ. Chất lượng nước ngầm trong vùng nhìn chung còn khá tốt: vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Quảng Yên; còn có mỏ nước khoáng Quang Hanh có trữ lượng cấp C1: 529 m3/ngày đêm có thành phần đặc biệt, với hàm lượng Br, I, H2SiO3, CO2 khá cao. Tài nguyên nước mặt cũng khá phong phú. Một số hồ nước lớn cung cấp nước sinh hoạt trong vùng như: hồ Cao Vân, hồ Yên Lập, hồ Đồng Giang, hồ Lưỡng Kỳ, hồ Khe Rữa, hồ Tràng Vinh...với trữ lượng nước khai thác ước đạt khoảng 00.000m3/ngày đêm.[14].

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê năm 2008, Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn: Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi cho vịnh Hạ Long, được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, với các tiêu chí địa chất và địa mạo, là điểm du lịch hấp dẫn du khách vào bậc nhất của Việt Nam. Ngoài ra tỉnh còn có những tài nguyên du lịch tự nhiên khác như: vịnh Bái Tử Long (TP Cẩm Phả); hệ thống các đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn (huyện Vân Đồn); thắng cảnh Yên Tử (TP Uông Bí), đồi thông Yên Lập (TX Quảng Yên); hồ Khe Chè (huyện Đông Triều) và hệ thống đền chùa trải dài khắp tỉnh...

1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội

Dân số trung bình trên địa bàn tỉnh 1.163.700 người (2011), mật độ dân số trung bình 192 người/km2. Tỷ lệ dân thành thị 59%; Quảng Ninh có tỉ lệ dân thành thị cao thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).

Quảng Ninh có 34 thành phần dân tộc (số liệu thống kê đến ngày 1/4/2009), song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rò nét là: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa (dân tộc Kinh chiếm khoảng 90% dân số).

Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đều, dân cư tập trung đông tại khu vực đô thị; khu vực nông thôn mật độ dân cư khá thấp, một số huyện mật độ dân số dưới 100 người/km2 (huyện Ba Chẽ, Hoàng Bồ, Vân Đồn, Tiên Yên…) [22].

Có thể thấy rò rằng tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2002 trở lại đây là khá nhanh và cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Tăng trưởng GDP theo xu thế tăng dần từ giai đoạn 2002 đến 2006 (tăng từ 11,7% lên 12,6%), từ 2007 xu thế tăng trưởng bắt đầu chậm lại (còn 11,9%). Đến năm 2010, kinh tế được phục hồi và tăng trưởng khá cao, vượt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ước đạt 13.358 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ, tăng 2,1% so với thực hiện năm trước (năm 2009 tăng 10,6%) và vượt 0,7% so với kế hoạch đề ra ở mức cao (kế hoạch tăng 11-12%).

Trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm lớn nhất, bằng 2/3 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2007. Trong khi đó, năm 2005 ngành này mới chiếm 55% tỷ trọng ngành kinh tế, sau 6 năm tỷ trọng này ngày càng thể hiện mức gia tăng ... Tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ giảm chút ít, từ 8,7% năm 2001 xuống còn 7,5% năm 2007. Sự giảm sút thấy ở ngành dịch vụ, từ 40,1% năm 2002 xuống chỉ còn 21,2% năm 2007. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp từ 71,4% năm 2007 xuống chỉ còn 54,1% năm 2010, chỉ còn chiếm hơn một nửa tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2010. Tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 5.8%. Ngành dịch vụ tăng nhanh từ năm 2007 là 21.2% lên 40.9% năm 2008 và hầu như không thay đổi nhiều trong các năm 2009 và 2010 .

Trong các năm gầm đây, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực nổi trội. Mặc dù gặp khó khăn do sản lượng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 39.470 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ,. doanh thu vận tải tăng 23,3%, doanh thu du lịch tăng 18%. Du lịch đạt 7 triệu khách, trong đó xấp xỉ 3 triệu lượt khách quốc tế.

Quảng Ninh có tuyến cửa khẩu, đây là điều kiện phát triển cả dịch vụ thương mại và du lịch. Du lịch tăng lượng khách, đồng nghĩa với tăng doanh số bán hàng hóa. Vì thế năm 2012, công nghiệp Quảng Ninh giảm, nhưng du lịch, dịch vụ thương mại vẫn vượt 5,3% kế hoạch và tăng 25, 5% so cùng kỳ.

Trong năm 2012 sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vượt qua khó khăn về thời tiết, dịch bệnh và đạt được kết quả tích cực.

CHƯƠNG II

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Tổ chức điều tra, nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm 14 huyện, thị xã và thành phố.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 5/2013

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu

Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại; các doanh nghiệp và cơ sở tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh.

2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Áp lực: sự phát thải của CTNH ra môi trường.

- Hiện trạng: thực trạng về khối lượng, thành phần phát sinh CTNH

- Tác động: lên hệ sinh thái, môi trường đất, nước không khí, sức khỏe con người.

- Đáp ứng: các biện pháp quản lý CTNH.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu.

(1) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

- Địa điểm điều tra, khảo sát: TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí.

- Thời gian điều tra, khảo sát: tháng 4/2013

- Các đối tượng nào được điều tra, khảo sát: Các công ty, doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại ở các địa phương:

+ TP Hạ Long: Các tàu du lịch, công ty CP cơ khí Hòn Gai – Vinacomin, các xưởng

sửa chữa ô tô trên địa bàn thành phố…

+ TP Cẩm Phả: Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật Phương Huy, Công ty TNHH thương mại Thu Đức, Công ty TNHH Trung Chiến, Công ty CP môi trường đô thị Cẩm Phả…

+ TP Uông Bí: Công ty CP SX & TM than Uông Bí, Công ty CP y tế Đông Đô…

+ TP Móng Cái: Công ty TNHH Trường giang Móng Cái, Công ty CP sản xuất thương mại Hoàng Tiến…

- Công cụ điều tra bằng bảng hỏi và công văn yêu cầu tổng hợp thông tin để quản lý giám sát gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị có phát thải chất thải nguy hại trên địa bàn nghiên cứu.

- Nội dung khảo sát, điều tra:

+ Khối lượng, thành phần phát sinh chất thải nguy hại.

+ Tình hình thu gom chất thải nguy hại tại cơ sở.

(2) Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập các số liệu về: tình hình phát sinh, thực trạng thu gom, vận chuyển xử lý CTNH, số lượng sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.

- Thu thập từ Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng CSMT – Công an tỉnh Quảng Ninh.

- Thu thập tài liệu từ các nghiên cứu trước đây về chất thải nguy hại.

- Thu thập tài liệu từ sách báo, internet.

(3) Phương pháp thống kê, xử lý thông tin, số liệu

- Thống kê các số liệu về:

+ Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

+ Số liệu về thành phần chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn.

+ Chủ nguồn CTNH, tỷ lệ thu gom/phát sinh CTNH.

+ Số liệu về các đơn vị hành nghề quản lý CTNH.

- Các số liệu được xử lý, tổng hợp, thành các bảng biểu mô tả tình hình phát sinh, thu gom và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(4) Phương pháp so sánh

- So sánh với các QCVN về môi trường hiện hành:

+ QCVN 05:2008 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh

+ QCVN 03:2008 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong môi trường đất.

+ QCVN 24:2009 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

+ QCVN 29:2010 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.

+ QCVN 07:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng nguồn, khối lượng và thành phần chất thải nguy hại

3.1.1. Các loại nguồn thải và đặc điểm của chất thải nguy hại

Quảng Ninh là địa phương có hoạt động công nghiệp tương đối lớn như sản xuất than, điện, xi măng… Cùng với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo khối lượng chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh tăng lên nhanh chóng. Do đó chất thải nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ từ khâu phát thải đến khâu xử lý thì chất thải nguy hại có thể gây những tác động xấu cho môi trường, hệ sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng. Nguồn phát sinh chủ yếu như sau:

3.1.1.1. CTNH phát sinh từ lĩnh vực công nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, CTNH phát sinh chủ yếu từ các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, vật liệu xây dựng, nên phần lớn CTNH phát sinh từ các nhóm nguồn như: thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng; CT từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, dầu mỡ thải, các loại bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc…

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên, trong đó có 5 mỏ lớn có công suất từ 1 – 3 triệu tấn than/năm là mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo. Tổng số mỏ khai thác hầm lò là 20, trong đó có 7 mỏ có công suất 1 triệu tấn/năm là mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Cùng với sự phát triển của các mỏ than thì các nhà máy sàng tuyển, chế biến than cũng hoạt động liên tục. Mỗi địa phương sản xuất than tập trung có ít nhất một nhà máy sàng tuyển. Nhà máy tuyển than Hòn Gai phục vụ các mỏ trong khu vực thành phố Hạ Long, nhà máy tuyển than Cửa Ông phục vụ các mỏ khu vực thành phố Cẩm Phả, nhà máy tuyển than Vàng Danh phục vụ các mỏ khu vực Uông Bí và nhà máy tuyển than Mạo Khê phục vụ các mỏ khu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022