Các Nguồn Nước Thải Và Sự Ô Nhiễm Các Nguồn Nước Mặt

trang: Phần lớn các huyệt được chôn sâu từ 1,5 đến 1,8 m thuộc lớp thấm cách nước bề mặt hoặc thấm nước yếu bề mặt có thành phần thạch học là sét, sét pha. Mực nước ngầm tại khu vực các nghĩa trang dao động từ 1,5 đến 3,0 m.

1.2.3. Các nguồn nước thải và sự ô nhiễm các nguồn nước mặt

Trên địa bàn Hà Nội theo số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày Hà Nội thải hơn 600.000 m3 nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện trong đó chỉ có khoảng 240.000 m3 nước thải tại các khu xử lý. Kết quả điều tra hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước cho thấy tại các quận huyện ngoại thành, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, công suất xả thải nhỏ, các điểm xả nước thải khu dân cư phân tán ra các hệ thống thủy nông trong khu vực. Tại các quận nội thành, nước thải một phần được thu gom và xử lý bởi nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và một số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải riêng. Phần lớn nước thải tại khu vực nội thành không được xử lý mà xả thải tiếp ra các hệ thống sông chảy trong nội thành như sông Nhuệ, Tô Lịch, Sét, Kim Ngưu....

Do quá trình đô thị hóa quá nhanh từ những năm 90 đến nay thành phố Hà Nội tiếp nhận một lượng nhập cư quá lớn. Các hệ thống tiếp nhận và xử lý nước thải hiện tại không kịp đáp ứng dẫn đến tình trạng nhiều con sông trong nội thành đã có những dấu hiệu ô nhiễm. Hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải và chất lượng nước một số con sông chính hiện tại như sau:

* Sông Nhuệ

Sông Nhuệ bắt nguồn từ cống Liên Mạc đến Phủ Lý nhập lưu vào sông Đáy. Đoạn đi qua thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận nước thải từ các làng nghề, các trung tâm y tế, sản xuất nông nghiệp, từ sinh hoạt của dân cư hai bên bờ sông. Theo kết quả phân tích chất lượng nước của Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy Văn và Môi trường ( TTTVKTTV - MT) năm 2009 và 2010 chất lượng nước sông Nhuệ ô nhiễm nặng, vượt QCVN 08/2008 BTNMT loại B1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt dành cho tưới tiêu nông nghiệp (gọi tắt là quy chuẩn B1) rất nhiều lần, đặc biệt tại một số vị trí quan trắc hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn QCVN 08/2008 BTNMT loại B1 đến hơn 50 lần. Dựa vào số liệu phân tích chất lượng nước, đặc điểm về địa hình, chế độ thủy văn và phân bố nguồn thải tại các khu

vực là khác nhau, chúng ta có thể chia sông Nhuệ đoạn qua khu vực thành phố Hà Nội thành 2 đoạn với các diễn biến chất lượng nước khác nhau.

- Đoạn sông Nhuệ từ cống Liên Mạc đến Cầu Tó, xã Hữu Hoà (trước điểm nhập lưu của sông Tô Lịch với sông Nhuệ). Đoạn sông này có chiều dài khoảng 20 km và là đoạn sông đào nên lòng sông tương đối thẳng và có chiều rộng ổn định từ 30 - 50 m. Đoạn sông này chỉ có các chi lưu là những mương, kênh nhân tạo phục vụ cho tưới tiêu và thoát nước của huyện Từ Liêm, khu vực nội thành Hà Nội và quận Hà Đông. Các kênh mương này chiều dài từ 3 km – 6 km là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và làng nghề trong lưu vực đổ vào chảy ra sông Nhuệ. Trên đoạn sông này, mức độ ô nhiễm tăng dần từ cống Liên Mạc đến trước khi nhập lưu với sông Tô Lịch:

- Đoạn sông Nhuệ từ Cầu Tó – Cầu Cống Thần, huyện Ứng Hòa. Đoạn sông dài khoảng 32 km, là đoạn sông tự nhiên có từ lâu đời, lòng sông uốn khúc quanh co, nước chảy rất chậm. Tại đoạn này nước sông phải tiếp nhận thêm một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, y tế chưa được xử lý từ khu vực thành phố Hà Nội qua đập Thanh Liệt, và dân cư hai bên bờ sông nên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trên một đoạn dài.

* Sông Đáy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Theo số liệu phân tích chất lượng nước của Trung tâm Tư vấn Khí tương Thủy Văn và Môi trường (TTTVKTTV - MT) trong hai năm 2009 và 2010, chất lượng nước sông Đáy đang ô nhiễm cục bộ tại một số điểm tiếp nhận nước thải của dân cư sống dọc 2 bờ sông. Tại đô thị Hà Nôi Sông Đáy có đáy hiệu ô nhiễm đoạn chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa. Nước sông Đáy tại đây bị ô nhiễm, không đạt quy chuẩn loại A1, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước còn vượt quy chuẩn B1. Hàm lương COD đo được là 26,3 - 27,5 mg/l cao hơn quy chuẩn loại A1 2,6 - 2,8 lần, BOD5 là 17,2 - 17,4 mg/l vượt quy chuẩn 4,4 lần , hàm lương NH4+ vượt 3 - 4 lần so với quy chuẩn. Giá trị NO2- là khá cao, vượt quy chuẩn B1 tới 4,8 lần. Vào thời điểm tháng 6/2010, ô nhiễm hữu cơ đã giảm tuy nhiên hàm lượng NH4+, Coliform lại có xu hướng tăng, vượt xa quy chuẩn B1.

* Sông Tô Lịch

Đây là con sông dài nhất thành phố và cũng là trục chính thoát nước cho khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Lưu vực thoát nước của sông Tô Lịch rất lớn, khoảng 20 km2 thuộc các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, và huyện Thanh Trì tiếp nhận lượng nước thải 150.000 m3/ ngày đêm. Hiện nay, sông Tô Lịch đã được kè 2 bên bờ, được tiến hành suy trì vớt rác trên sông, tuy nhiên do tiếp nhận trực tiếp nước thải chưa qua xử lý từ hệ thống cống 2 bên bờ sông nên mức độ ô nhiễm vẫn cao, nước sông bốc mùi hôi thối ngay cả trong những ngày không có nắng và có màu đen.

Hàm lượng BOD5, COD trên toàn bộ sông đều vượt quá chỉ tiêu cho phép, BOD5 đo được khoảng 50 - 89 mg/l, cao nhất ở đập Thanh Liệt, vượt QCCP từ 2 - 3,56 lần, trung bình vượt 2,27 lần. COD từ khoảng 96 - 173 mg/l, vượt QCCP từ 1,92

– 3,46 lần, COD trung bình vượt ngưỡng cho phép 2,68 lần, cao nhất vẫn là ở đập Thanh Liệt. Sông thường trong tình trạng yếm khí, lượng oxy hoà tan (DO) chỉ đạt từ 1,39 - 1,81 mg/l nhỏ hơn 2 mg/l dù đây là dòng chảy động. Hàm lượng amoni dao động từ 24 - 43,1 mg/l, tại đập Thanh Liệt lên đến 43,1 mg/l, trung bình gấp 30 lần so với ngưỡng cho phép.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do: Sông Tô Lịch là con sông chính tiếp nhận nguồn nước thải của thành phố Hà Nội, mật độ nước thải đổ ra sông là rất lớn. Một số nguồn nước thải chính mà ta có thể thống kê được là: Bệnh viện Lao, Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, Bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện Giao Thông, nhà máy Giầy Thượng Đình, nhà máy Cao Su Sao vàng, nhà máy Bóng đèn, nhà máy Bia Hà Nội, nhà máy Nhựa Đại Kim, nhà máy Sơn Tổng Hợp. Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt của hơn 1 triệu dân nội thành (khách sạn, nhà hàng, khu chợ…) cùng với những cơ sở sản xuất nhỏ len lỏi qua hệ thống cống thoát nước đổ ra hệ thống sông Tô cũng chiếm tỷ lệ cao và không kém phần độc hại.

* Sông Kim Ngưu

Sông Kim Ngưu dài 11,87 km là một phân lưu của sông Tô Lịch. Song bắt đầu ở Cầu Giấy đoạn nhập lưu với sông Tô Lịch, chảy theo hướngTây - Đông tới Đội Cấn và lại nhập lưu với sông Tô Lịch ở Thụy Khê, chảy theo hướngBắc - Nam (đoạn này còn gọi là sông Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.

Theo số liệu phân tích cho thấy sông Kim Ngưu bị ô nhiễm nặng, các chỉ tiêu BOD5, COD và colifrom cũng vượt quá chỉ tiêu cho phép. BOD5 dao động từ 57 – 83

mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 2,28 - 3,32 lần, trung bình vượt 2,97 lần, tại vị trí hạ lưu sông hàm lượng BOD5 là cao nhất. COD dao động trong khoảng 101 - 169 mg/l, tại hạ lưu sông hàm lượng COD là cao nhất, trung bình vượt 2,91 lần so với ngưỡng cho phép. Hàm lượng amoni dao động từ 32,5- 43,8 mg/l, thấp nhất ở cầu Mai Động, cao nhất ở mương Thanh Nhàn amoni lên đến 43,8 mg/l. Sông luôn trong tình trạng yếm khí, bốc mùi hôi thối. Lượng oxy hoà tan (DO) thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, dao động từ 1,12 - 1,49 mg/l cao nhất là ở mương Thanh Nhàn.

Theo đồ thị thể hiện mức độ ô nhiễm theo không gian của sông Kim Ngưu ta thấy hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ, colifrom tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu. Hàm lượng ô nhiễm hữu cơ ở vị trí mương Thanh Nhàn là cao, là do đoạn Mương dài chưa đầy 100 m, rộng 2 - 3 m nhưng có hàng chục miệng cống xả nước thải sinh hoạt xuống mương, mương chưa được cống hoá hết, bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm. Đặc biệt mương này nằm đối diện với bệnh viện Thanh Nhàn, mà hàng ngày nước thải của bệnh viện vẫn chảy ra đây. Phía hạ lưu sông Kim Ngưu hàm lượng ô nhiễm tăng là do đoạn cuối cùng này không được cải tạo, lượng nước lại còn ít, bị lấn chiếm và đổ phế thải xuống lòng sông, nên khu vực này đang bị mất dần.

* Sông Lừ

Sông Lừ dài 5,242 km, là một phân lưu của sông Kim Ngưu, chảy qua địa bàn các phường Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên (quận Đống Đa). Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai, một nhánh rẽ sang phía Đông tới Giáp Bát và hòa lưu với sông Sét, một nhánh chảy tiếp về phía Nam qua Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc gần cầu Dậu, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Nhánh hòa lưu với Tô Lịch càng gần đến chỗ hòa lưu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại. Cũng giống như các sông khác trong nội thành sông Lừ tiếp nhận nước thải của các khu dân cư chảy qua nên chất lượng trên sông đã có nhưng đấu hiệu ô nhiễm.

* Sông Sét

Sông Sét dài 5,806 km, là một phân lưu của sông Kim Ngưu, nó tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt Sông bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc - Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng Mai). Khi đi qua Giáp Bát, nó nhận nước từ một phân lưu của sông Lừ từ Phương

Liên chảy sang. Sông Sét suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể. Nhiều nơi, sông chỉ rộng chừng 5 m. Độ sâu trung bình của sông chỉ hơn 1 m. Cũng như những con sông khác trong nội thành sông Sét cũng đang trong tình trạng bị ô nhiễm do hoạt động xả nước thải. Theo số liệu phân tích chất lượng nước trên sông Sét, ta thấy mức độ ô nhiễm trên sông Sét là rất cao, hàm lượng BOD5 trung bình vượt 2,86 lần cho với tiêu chuẩn cho phép, COD trung bình vượt 2,64 lần, hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép đến 30 lần. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên sông rất cao, xấp xỉ vượt 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép, dầu mỡ vượt 7,8 lần so với ngưỡng cho phép. Hàng ngày sông Sét nhận nguồn thải của khu vực dân cư là chủ yếu, bên cạnh đó là nước thải của các bệnh viện K, Việt Đức đổ thải vào sông.

1.2.4. Ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4

Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, nguyên nhân đầu tiên là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón không đúng cách. Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), hiện nay, có khoảng hơn 300 loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu thông trên địa bàn. Với hơn 90 nghìn ha đất nông nghiệp, trung bình một năm bà con nông dân sử dụng hơn 80 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại. Do quá trình sử dụng không đúng quy trình, không theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật đã phát tán và tồn đọng trong môi trường đất, trong đó, có một số loại thuốc chứa nhóm Clo, độc tính cao. Nếu tồn tại nhiều trong đất, các hóa chất này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hoạt động của vi sinh vật có ích khiến đất đai bị suy kiệt và mất dần khả năng canh tác. Cùng với đó, việc sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Theo các chuyên gia của ngành

Nông nghiệp, khả năng hấp thụ phân bón của các loại cây trồng ở Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng chỉ đạt từ 40 - 45%. Như vậy, bà con cứ bón 100kg phân bón thì cây trồng chỉ hấp thụ được 45 - 50kg. Phần còn lại bị rửa trôi, cây không hấp thụ được chính là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm đất. Không chỉ vậy, một số loại phân bón còn tồn dư axit, làm chua đất, tăng độc tố trong đất.

Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.

1.3. Điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

1.3.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km2 nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, có vị trí tọa độ trong khoảng từ 20°25' đến 21°23' vĩ độ Bắc, 105°15' đến 106°03' kinh độ Đông và là thủ đô rộng nhất Đông Nam Á. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Hình 1 3 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội Nguồn https www vntrip vn Thành 1

Hình 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

Nguồn: https://www.vntrip.vn/

Thành phố Hà Nội mở rộng bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ dân phố

- nhiều nhất cả nước [22].

Cụ thể, hiện Hà Nội có 12 quận gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm. 17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và Ứng Hòa và 1 thị xã (Sơn Tây).

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình khu vực thành phố Hà Nội mang tính chất phân bậc. Ở phía tây và phía bắc là núi cao từ 400 - 500m đến 1.200m. Ven chân núi là dãy đồi cao từ 20 - 40m đến 300 - 350 m liên kết với nhau tạo thành hệ thống các Pendiment điển hình, chuyển tiếp xuống là đồng bằng tích tụ với các đồi núi sót.

Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng, cao từ 3 – 4 m đến 12 m, bị chia cắt mạnh và hơi nghiêng về phía nam, đông nam thành phố.

c. Khí hậu

Thành phố Hà Nội nằm trong đồng bằng sông Hồng, mang những nét chung của khí hậu miền Đông Bắc Bắc Bộ. Thể hiện ở một mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều:

- Mùa hạ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam và tín phong Nam Bán cầu, kéo dài từ tháng 5 - tháng 9, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.

- Mùa đông trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh, ít mưa.

* Lượng mưa:

Khu vực Hà Nội có lượng mưa khá lớn, trung bình năm khoảng 1.684 mm (trạm Láng) đến 1.909 mm (trạm Sơn Tây). Lượng mưa năm lớn nhất đo được tại trạm Láng là 2.536 mm, tại Ba Vì là 2.651 mm và tại Sơn Tây là 2.259 mm. Lượng mưa năm nhỏ nhất đo được tại trạm Láng là 1.033 mm, tại Ba Vì là 1.325 mm, tại Sơn Tây là 1.230 mm [22].

* Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm ở trạm Láng đo được là 961,5 mm, ở Ba Vì là 838 mm, ở Sơn Tây là 742,8 mm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm là các tháng trong mùa hè và đầu mùa đông (5 - 12), lượng bốc hơi trung bình tháng ở Hà Nội từ 81,1 – 97,8 mm, tại Ba Vì là 65,7 – 90,8 mm. Các tháng có lượng bốc hơi ít nhất là tháng 1 - 4, lượng bốc hơi trung bình tháng tại trạm Láng từ 53,8 – 64,8 mm và tại Ba Vì từ 49,8 – 64,4 mm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là 6 - 7, lượng bốc hơi trung bình tháng từ ở Hà Nội là 95 - 97 mm [22].

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm 2018 ở trạm Láng là 25,1oC, ở trạm Sơn Tây là 24,4oC, song với cơ chế hoàn lưu gió mùa đã tạo ra sự phân hoá rõ rệt theo hai mùa:

- Mùa hè từ tháng 5 - 10 có nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Láng từ 26,1oC đến 30,7oC và tại trạm Sơn Tây từ 25,2oC đến 29,8oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tại Hà Nội là 40,4oC và tại Ba Vì là 42,0oC [22].

- Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có nhiêt độ trung bình tháng tại trạm Láng từ 17,4oC đến 24,4oC và tại trạm Sơn Tây từ 17,2oC đến 23,9oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại trạm Láng là 2,7oC và tại trạm Sơn Tây là 2,8oC [22].

* Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình năm tại trạm Láng là 75% và tại trạm Sơn Tây là 82%. Thời kỳ cuối mùa hè đến đầu mùa Đông (11 - 12) là thời kỳ tương đối khô, độ ẩm trung bình tháng tại Hà Nội chỉ 75% và tại Ba Vì chỉ 83%. Thời kỳ từ tháng 3 - 4 do thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn nên độ ẩm trung bình tháng đạt cao nhất trong năm đạt 83% tại Hà Nội và 85% tại Ba Vì, biên độ độ ẩm trong ngày chỉ từ 20 - 30%. Các tháng giữa mùa mưa độ ẩm tương đối lớn, trung bình từ 80 - 82% tại Hà Nội và 83 - 86% tại Ba Vì [22].

d. Thủy văn

Thành phố Hà Nội có hệ thống sông, hồ khá dày đặc, độ uốn khúc mạnh, lòng sông rộng, nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất nhanh chóng thoát ra sông. Hệ thống sông hồ của Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình gồm các sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ; ngoài ra còn có các con sông nhỏ khác như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và rất nhiều hồ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023