Tình Hình Khai Thác, Sử Dụng Và Suy Thoái Tài Nguyên Nước Ngầm Tại Việt Nam

khách du lịch lớn nhất của Jordanian Badia. Tuy nhiên, hiện nay ốc đảo này bị cạn sạch nước do việc khai thác nước dưới đất quá mức phía thượng lưu để tưới ruộng và cung cấp nước cho thành phố Aman. Khai thác nước dưới đất quá mức đã gây ra sự suy giảm mực nước tầng nông từ 2,5 đến 7m trong suốt những năm 1980 và làm khô cạn các mạch lộ tự nhiên cung cấp nước cho ốc đảo. Kết quả đã phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của ốc đảo, làm tăng lượng muối trong nước dưới đất từ 1200 đến 3000 ppm và làm thiệt hại kinh tế do lượng khách du lịch đến ốc đảo ngày càng giảm [45].

Các cánh đồng màu mỡ từ các khu vực lân cận của Manisa nơi mà các cư dân ở đó ngày càng lo lắng về việc cung cấp nước lại chính là nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố của Izmir ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Đông Nam Á tình trạng sử dụng nước dưới đất ở đô thị đang đạt đến thời điểm nóng. Băngkok, Jakarta và thành phố Mêxico đang phải đối mặt với vấn đề diện tích đất đô thị ngày càng bị thu hẹp trầm trọng do nước dưới đất cạn kiệt. Cơ quan quản lý tài nguyên nước và rừng thuộc các nước Nam Mỹ ước tính rằng hơn 400 thành phố và thị trấn ở đó phải dùng nước dưới đất làm nguồn nước sinh hoạt. Và nhiều khu vực gần bờ biển bao gồm cả Alexandria, vịnh Jeffery, Kleinmond, Bushmansrivemouth và Kenton-on-Sea, vịnh St.Phransis, vịnh Plettenberg, Atlantis, cảng Alfred, cảng St.Johns đã có nguy cơ bị nhiễm mặn. Công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng là một trong những yếu tố chính gây ra các vấn đề về nước dưới đất đô thị. Trong các thành phố công nghiệp lớn ở Hàn Quốc như Seoul, Busan và Daegu mực nước đã giảm xuống 10 - 50m trong vòng 30 năm qua do khai thác nước phục vụ phát triển công nghiệp. Sự khai thác nước dưới đất sử dụng cho công nghiệp ở đảo Cheju là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xâm nhập của nước biển vào tầng chứa nước dải ven bờ [43].

Sự ô nhiễm tầng chứa nước ngầm từ các nguồn nước mặt nhiễm bẩn đang lan rộng khắp thế giới. Lưu vực sông Gediz vùng Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, các chất gây ô nhiễm lan tràn hầu hết là hóa chất nông nghiệp đều làm ô nhiễm trầm trọng nước dưới đất và nước sông vùng hạ lưu đến nỗi mà các thành phố như là Izmir và các chủ vườn dâu tây ở Menemen đều muốn bơm nước dưới đất hơn là dùng nước sông để tưới. Ở quận Arcot Bắc thuộc bang Indian kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 0,2% lượng crôm trong nước các trái dừa là do nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm do quá trình mạ

crôm ở các xưởng thuộc da. Ở Gujarat của Ấn Độ sự ô nhiễm nước dưới đất do quá trình dệt may và tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hóa chất gây ra hậu quả xấu đến nỗi mà vào năm 1998 tòa án tối cao của bang đã ra lệnh đóng cửa 70% trong tổng số hơn 1200 đơn vị sản xuất công nghiệp hóa chất và chưa giải quyết việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống nghiền rác.

1.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam

Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng. Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở thành phố Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã giảm 30m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa.

Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Các nguồn nước dưới đất được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); thành phố Hồ Chí Minh khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm) [2].

Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nguồn nước dưới đất đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistocen hạ thấp với tốc độ 0,4m/năm; thành phố Hồ Chí Minh là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm... Sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TP.HCM...; lún sụt nền đất ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cam Lộ (Quảng Trị)...

Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1-2 m.

Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10-25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều lần. Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính sự khai thác mạnh mẽ tài nguyên nước để phục vụ các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, du lịch và dịch vụ đã khiến nước dưới đất ở thành phố Hà Nội bao gồm các quận nội thành và vùng lân cận đã có một số biểu hiện suy thoái.

Sự suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng khu vực nội thành thành phố. Lưu lượng khai thác ở tất cả các bãi giếng ở đây đều giảm hơn so với thiết kế. Theo đó, các bãi giếng vùng ven sông Hồng như Yên Phụ, Lương Yên không bị giảm, thậm chí còn tăng công suất khai thác. Tất cả các bãi giếng còn lại của bảng trên nằm xa sông Hồng trong khu vực nội thành của thành phố đều bị giảm công suất khai thác so với thiết kế. Việc giảm này thể hiện ở việc giảm dần công suất khai thác ở các giếng khoan, có nơi thậm chí phải dừng khai thác ở một số giếng. Đến nay công suất khai thác các bãi giếng chỉ đạt từ 69 đến 78% công suất thiết kế.

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội - 3

Theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất liên tục ở mạng cố định của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay cho thấy, mực nước ở các lỗ khoan quan trắc trong lòng thành phố bị giảm trong thời kì 1990-2005 với tốc độ trung bình từ 0,3-0,5 đến 0,6-0,8m/năm, làm cho mực nước dưới đất hạ xuống rất sâu như ở Mai Dịch đến 26m, Hạ Đình dến 34m cách mặt đất. Từ năm 2005 đến nay do giảm công suất khai thác nên mực nước dưới đất không giảm nữa. Việc hạ thấp mực nước dẫn đến hình thành phễu hạ thấp bao trùm lên các công trình khai thác. Cùng với sự giảm dần mực nước theo thời gian, phễu hạ thấp mực nước cũng được mở rộng dần. Nếu lấy giới hạn vùng có độ cao mực nước thấp hơn 0 mét so với mực nước biển là vùng bị ảnh hưởng do khai thác thì diện tích vùng này vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước chỉ khoảng 200 km2 nay đã tăng lên đến trên 250 km2 cũng là những biểu hiện của sự suy thoái về lượng [31].

Nước dưới đất ở vùng Hà Nội biểu hiện ở sự nhiễm bẩn của một số yếu tố ở số khu vực. Nguyên nhân của sự suy thoái nguồn nước dưới đất chính là do quá trình đô thị hóa. Việc bê tông hóa bề mặt đã làm giảm hoặc triệt tiêu nguồn cung cấp cho nước dưới đất. Các công trình xây dựng lớn, nhà cao tầng với các móng sâu làm cản trở dòng chảy cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp và cũng là nhân tố đáng kể làm suy thoái tài nguyên nước dưới đất về lượng.

Tài nguyên nước bị nhiễm bẩn chủ yếu do chất thải tăng lên quá nhiều. Việc khai thác nước quá mức, làm cho mực nước hạ xuống sâu, tốc độ thấm tăng lên đồng nghĩa với việc các chất bẩn được chuyển tải một cách nhanh lên. Việc khai thác ở trong lòng thành phố, ở các vùng có nhiều nguồn gây bẩn ở trên mặt thì càng nhiễm bẩn nhanh hơn.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho tới nay đã có nhiều công trình, dự án nghiên cứu về chất lượng nước ngầm trong các tầng chứa nước. Việc nghiên cứu chất lượng nước khá đa dạng từ những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm chất lượng nước ngầm trong các đề tài khoa học đến những nghiên cứu tổng quan về đặc điểm chất lượng nước trong các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước ngầm, dự án quan trắc động thái nước ngầm. Các công trình nghiên cứu và kết quả chính cụ thể như sau:

Năm 1985, Cao Sơn Xuyên - Đoàn địa chất 63 đã lập Bản đồ ĐCTV (địa chất thủy văn) tỷ lệ 1:200.000 cho toàn khu vực Hà Nội với diện tích 7.867 km2 bao gồm thành phố Hà Nội (chưa mở rộng) và một phần diện tích các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam và Hải Dương [35].

Năm 1996, Trần Minh – Đoàn 64 lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT (địa chất công trình) tỷ lệ 1:50.000 cho lãnh thổ thành phố Hà Nội với diện tích 2.139 km2 bao gồm toàn bộ diện tích thành phố Hà Nội cũ [14].

Những năm 1970, 1980, có nhiều công trình nghiên cứu ĐCTV cung cấp nước ngầm vùng nội thành Hà Nội (Lê Thế Hưng, Lê Huy Hoàng, Tô Văn Nhụ, Nguyễn Văn Túc, Trần Minh).

Năm 1983, Trần Minh đã hoàn thành báo cáo thăm dò nước ngầm vùng Hà Nội với diện tích nghiên cứu 462 km2 bao gồm 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm [13].

Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là thực hiện công tác phân tích, đánh giá và so sánh với các quy chuẩn hiện hành từ đó xác định khả năng khai thác sử dụng và đáp ứng chất lượng của từng tầng chứa nước.

Năm 2012, Nguyễn Đình Thông và nnk đã hoàn thành báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội, trên diện tích phần lớn thuộc thành phố Hà Nội, phần còn lại là các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương, với diện tích 872 km2 [34].

Năm 2016, Phạm Bá Quyền và nnk đã hoàn thành báo cáo Điều tra, đánh giá tài nguyên nước vùng thủ đô Hà Nội trên phạm vi các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích 13.436 km2. Báo cáo đã đánh giá đặc điểm chất lượng nước trên toàn vùng thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Theo đó, nhìn chung các tầng chứa nước lỗ hổng có thành phân hóa học và tổng khoáng hóa biển đổi theo hướng tây bắc đông nam. Kết quả phân vùng theo độ tổng khoáng hóa đã xác định diện tích nhiễm mặn tầng chứa nước Holocen là 1074,5 km2; tầng chứa nước Pleistocen là 1874,1 km2 [25].

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chất lượng nước ngầm trong các tầng chứa nước được quan trắc tại các lỗ khoan quan trắc thuộc mạng quan trắc. Hiện nay có hai hệ thống quan trắc nước ngầm tồn tại và hoạt động: 1 của Trung ương (thuộc hệ thống mạng lưới Quốc gia) và 1 của địa phương (thành phố Hà Nội) và đều tập trung chủ yếu vào các tầng chứa nước trong các tầng chứa nước lỗ hổng thuộc trầm tích đệ tứ và các sông tự nhiên lớn như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ và hồ Tây.

Các điểm quan trắc tài nguyên nước ngầm thuộc mạng lưới quan trắc Quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội được đầu tư xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 1985 – 1995 tổng số 30 điểm với 52 công trình. Tiếp theo giai đoạn 2007 – 2010 bổ sung thêm 16 công trình. Từ đó đến nay, mạng được quan trắc thường xuyên, liên tục. Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 37 điểm với 68 công trình quan trắc (mỗi điểm có từ 1 đến 3 công trình quan trắc) được phân bố như sau:

+ Tầng chứa nước Pleistocen (qp) có 33 công trình

+ Tầng chứa nước holocen (qh) có 27 công trình

+ Tầng chứa nước Neogen (n) có 6 công trình

+ Điểm quan trắc nước mặt có 2 công trình.

Mạng lưới quan trắc động thái nước ngầm thuộc mạng lưới quan trắc địa phương thành phố Hà Nội được khởi công xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 1991 - 1994 có 66 trạm quan trắc với 114 công trình. Sau khi được nâng cấp cải tạo và tiếp nhận một số công trình từ dự án thăm dò khai thác bãi giếng Bắc Thăng long - Vân Trì, đến nay có 84 trạm quan trắc với 142 công trình. Trong đó, 77 trạm gồm 135 công trình là các giếng quan trắc động thái nước ngầm, 07 trạm quan trắc nước mặt tại các sông hồ lớn. Phân bố như sau:

+ Tầng chứa nước qh có 57 công trình.

+ Tầng chứa nước qp có 76 công trình.

+ Tầng chứa nước Neogen có 2 công trình.

+ Nước mặt có 7 công trình.

1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm thành phố Hà Nội

1.2.1. Bãi chôn lấp chất thải

Thành phố Hà Nội có 14 bãi chôn lấp trong đó có 3 bãi chôn lấp lớn và tập trung đó là: khu xử lý CTR (chất thải rắn) Kiêu Kỵ (6.3 ha), khu xử lý CTR Nam Sơn (106 ha), khu xử lý CTR Xuân Sơn (26 ha). Các bãi chôn lấp còn lại chủ yếu có quy mô nhỏ do địa phương bố trí đất để chôn lấp rác thải phát sinh mà chưa thể vận chuyển đi nơi khác. Hiện nay trong tổng số 14 bãi chôn lấp chỉ còn 05 bãi chôn lấp còn hoạt động bao gồm 03 khu xử lý CTR và bãi chôn lấp Thọ Sơn, bãi chôn lấp Vân Đình. Các bãi chôn lấp đang hoạt động đều được thiết kết chôn lấp hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn hiện hành, có hệ thống thu gom nước rác, nước rỉ và có vật liệu lót đáy. Các bãi chôn lấp còn lại đều đã dừng hoạt động do không đảm bảo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh (không có hệ thống thu gom nước rác, nước rỉ và có vật liệu lót đáy). Theo số liệu thống kê cho thấy lượng tiếp nhận và xử lý tại 03 khu xử lý CTR vào khoảng

4.000 tấn/ngày [25].

Hiện trạng phân bố: Trên diện tích nghiên cứu có tất cả 406 bãi rác trong đó có 162 bãi rác xử lý bằng phương pháp đốt tại chỗ, 239 bãi rác tập kết và chuyển đi nơi khác, 05 bãi rác tự phát của các khu dân cư chưa được thu gom. Tổng lượng rác thải tiếp nhận theo điều tra vào khoảng 379 tấn/ ngày.

Hiện trạng thu gom: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có tất cả 26 đơn vị môi trường thực hiện chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp. Hiện tại tất cả các quận nội thành của thành phố Hà Nội bao gồm: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hòa Kiếm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên đã được thu gom rác thải sinh hoạt và công nghiệp 100% về các khu xử lý tập trung như Nam Sơn, Kiêu Kỵ. Không có các bãi rác mới phát sinh, các bãi rác phát sinh từ trước thì cũng được thu gom và vận chuyển đi nơi khác. Các huyện ngoại thành rác thải được thu gom một phần ước tính khoảng 60% đến 80% lượng rác sinh hoạt. Lượng rác này đa phần được vận chuyển đi nơi khác để xử lý một số ít được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại chỗ.

Các bãi rác hiện đang tồn tại chủ yếu tập trung tại 14 huyện ngoại thành bao gồm Sóc Sơn, Gia Lâm, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và Ba Vì. Các bãi rác này cơ bản có các đặc điểm phần lớn các bãi rác được địa phương bố trí đất để tập kết rác thải của các khu vực dân cư. Chỉ có một số ít bãi rác là tự phát (05 bãi rác). Loại hình bãi rác: trong tổng số 406 bãi rác thì có 270 bãi rác có loại hình là rác thải sinh hoạt và 36 bãi rác sinh hoạt có thành phần rác thải làng nghề. Quy mô bãi rác: Quy mô các bãi rác tại vùng nghiên cứu thay đổi rất lớn từ 20 m2 đến hơn 2000 m2. Số bãi rác quy mô dưới 100 m2 có 70 bãi rác (chiếm 19,4%), số bãi rác có quy mô từ 100 m2 đến 300 m2 có 170 bãi rác (chiếm 41,8%), số bãi rác có quy mô từ 300 m2 đến 500 m2 (chiếm 22,4%), số bãi rác có quy mô lớn hơn 500 m2 có 62 bãi rác (chiếm 16,4%). Trong đó có một số bãi rác rất lớn với diện tích trên 1500 m2 như bãi rác Bình Minh huyện Thanh Oai, bãi rác Phú Minh huyện Phú Xuyên, bãi rác Phương Đình huyện Đan Phượng và bãi rác Chàng Sơn huyện Thạch Thất. Lượng rác thải tiếp nhận từ các bãi rác: Các bãi rác trong vùng đa phần có lượng rác tiếp nhận trong ngày từ 0,2 tấn đến 2 tấn. Số bãi rác tiếp nhận dưới 0,5 tấn có 91 bãi rác ( chiếm 22,7%), số bãi rác tiếp nhận từ 0,5 tấn đến 1 tấn có 101 bãi rác (chiếm 25,1%), số bãi rác tiếp nhận từ 1 tấn đến 2 tấn có 186 bãi rác (chiếm 46,3%), số bãi rác tiếp nhận từ 2 tấn trở lên có 24 bãi rác (chiếm 5,9%). Vật liệu lót đáy bãi rác: Trong tổng số 406 bãi rác trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn 244 bãi rác chưa có vật liệu lót đáy, rác được đổ trực tiếp

lên mặt đất và 162 bãi rác đã có vật liệu lót đáy trong đó có 153 bãi rác lớt đáy bằng nền bê tông, 04 bãi rác lót đáy bằng vật liệu HDPE, 05 bãi rác sử dụng thùng sắt để chứa. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác: Hiện tại hầu như tất cả các bãi rác đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Phương pháp xử lý: Gần một nửa số bãi rác trên địa bàn (162 bãi rác) chỉ để tập kết sau đó rác được vận chuyển đi nơi khác. Số bãi rác còn lại được đốt (239 bãi rác) và 05 bãi rác để tự nhiên chưa được xử lý.

Tại các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ chất thải dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.

1.2.2. Các khu nghĩa trang

Trên diện tích nghiên cứu 11 quận nội đô trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng 58 nghĩa trang, trong đó có 44 nghĩa trang có loại hình hung táng, 14 nghĩa trang có loại hình cát táng. Các nghĩa trang chủ yếu là có quy mô nhỏ (do xã, phương quản lý), chỉ có 02 nghĩa trang do thành phố quản lý là nghĩa trang Mai Dịch, nghĩa trang Hà Nội; và 01 nghĩa trang do cấp quận, huyện, thị xã quản lý là nghĩa trang Xuân Đỉnh [31].

Bên cạnh nghĩa trang được quy hoạch như nghĩa trang Mai Dịch, nghĩa trang Hà Nội, các nghĩa trang còn lại gần như không có quy hoạch. Loại hình các nghĩa trang bao gồm cát táng, hung táng và hỗn hợp cát táng, hung táng. Tuy nhiên, phần lớn là loại hình hỗn hợp cát táng, hung táng. Các nghĩa trang chủ yếu có quy mô từ vài trăm đến vài nghìn mộ. Các nghĩa trang tại các huyện thường phân bố tại các khu canh tác nông nghiệp (trồng lúa, hoa mầu), cách xa khu dân cư. Do các nghĩa trang hầu hết không có quy hoạch cụ thể, các nghĩa trang lại tồn tại từ rất lâu nên các thông tin về công suất, quy mô, tỷ lệ an táng, thời gian hoạt động có độ tin cậy tương đối. Các thông tin khác như loại hình nghĩa trang, chiều sâu an táng đã được làm sáng tỏ. Các nghĩa trang thường có chiều sâu án táng từ 1,5 đến 1,8 m. Đa phần các nghĩa trang đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải bề mặt, nước thải từ các nghĩa trang một phần được thấm trực tiếp xuống đất, một phần chảy tràn trên bề mặt ra các hệ thống kênh, nương thủy nông. Về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực nghĩa

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí