Kết Quả Phân Tích Nước Thải Cụm Công Nghiệp Xã Tráng Liệt

- Làng nghề đều chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, trong từng hộ cũng chưa có biện pháp xử lý sơ bộ trước khi thải nước ra môi trường.

- Chưa có biện pháp quản lý, xử lý đối với các loại chất thải rắn.

- Các hộ sản xuất trong làng nghề chưa thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng quản lý.

Hiện trạng môi trường nước

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất đã có ý thức tốt trong việc chấp hành Luật BVMT, song vẫn còn các cơ sở chấp hành không nghiêm, mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lý nhà nước như: không tuân thủ việc giám sát ô nhiễm định kỳ, không vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng như khí thải, không làm các thủ tục về cấp phép môi trường với cơ quan quản lý nhà nước... Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm Luật BVMT, Sở TN&MT sẽ phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các chủ doanh nghiệp, các hộ làm nghề và cho cộng đồng về công tác BVMT, đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra phát hiện vi phạm để xử lý kịp thời (Kết quả phân tích nước thải xem bảng 2.23).


Bảng 2.23. Kết quả phân tích nước thải cụm công nghiệp xã Tráng Liệt


T

T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Nhiệt độ

oC

22

40

2

Màu sắc

Pt-Co

15

70

3

Mùi

Cảm quan

Không

Không khó chịu

5

pH

-

8,19

5,5 – 9,0

5

Chất rắn lơ lửng (TSS)


21

100

6

Chì (Pb)

mg/l

0,0019

0,5

7

Cadimi (Cd)

mg/l

0,0038

0,01

8

BOD5

mg/l

1,18

50

9

COD

mg/l

6,08

100

10

Tổng Mangan (Mn)

mg/l

0,004

1,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 9


T

T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

11

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,11

5,0

12

Asen (As)

mg/l

0,005

0,1

13

Kẽm (Zn)

mg/l

0,009

3,0

14

Tổng Crom (Cr)

mg/l

0,013

-

15

Sunphat (SO42-)

mg/l

39,325

-

16

Hàm luợng dầu mỡ động

thực vật

mg/l

0,33

20

17

Tổng N

mg/l

1,62

30

18

Tổng P

mg/l

149,8

6,0

19

Tổng Coliform

Con/100ml

0

5000

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng môi trường khí

Môi trường không khí tại làng nghề ô nhiễm khá nghiêm trọng đặc biệt là bụi và tiếng ồn phát ra từ các xưởng cơ khí. Qua khảo sát cho thấy nồng độ bụi và tiếng ồn tại làng nghề đều vượt TCCP. Bụi PM10 vượt 17 lần TCCP, bụi TSP vượt 7,78 lần TCCP; tiếng ồn vượt 1,2 lần TCCP.

3.4.2.3. Làng nghề nấu rượu Phú Lộc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng

Hiện nay cả thôn Phú Lộc có khoảng 400 hộ chuyên nấu rượu, trong đó điển hình như ông Hoàng Hữu Vũ, giám đốc Công ty TNHH Rượu Phú Lộc. Theo ông Hoàng Hữu Vũ: Hiện có 60 hộ thường xuyên cung ứng rượu cho ông với phương thức công ty cấp men, gạo, than và thu về rượu, tiền công nấu 1 - 1,2 triệu đồng/người/tháng, giá 1 lít rượu tại thời điểm này là 16.000 đồng.

Qua khảo sát chúng tôi thấy môi trường ở đây tương đối tốt (bảng 2.24). Tuy nhiên do nấu rượu kết hợp với chăn nuôi lợn cũng có gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường do ý thức của người dân chưa cao.

Bảng 2.24. Kết quả phân tích nước nhà anh Vũ, Phú Lộc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng


T

T

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN

01:2009/BYT

R1

R2

1

Nhiệt độ

oC

25

23

-

2

Màu sắc

TCU

0

0

15

3

Mùi

Cảm quan

Không

Không

Không

5

pH

-

7,41

7,66

6,5 – 8,5

5

Chất rắn lơ lửng (TSS)


6,0

7,0

-

6

Pb

mg/l

0,00196

0,00025

0,1

7

Cd

mg/l

0,00025

0,00012

0,003

8

BOD

mg/l

0,59

0,44

-

9

Độ oxy hóa (CODKMnO4)

mg/l

3,2

3,2

2

10

Tổng (Mn)

mg/l

0,003

0,002

0,3

11

Tổng (Fe)

mg/l

0,06

0,06

0,3

12

As

mg/l

0,005

0,005

0,01

13

Zn

mg/l

0,003

0,017

3,0

14

Cr

mg/l

0,011

0,006

0,05

15

Sunphat (SO42-)

mg/l

69,25

0,31

250

16

Hàm lượng dầu mỡ

mg/l

0,4

0,4

-

17

Tổng N

mg/l

1,00

0,5

-

18

Tổng P

mg/l

6,6

315,5

-

19

Tổng Coliform

Con/100ml

2

0

0

Ghi chú:

R1: Nước ngầm tại cơ sở sản xuất nhà Anh Vũ (chưa qua lọc) R2: Nước ngầm tại cơ sở sản xuất nhà Anh Vũ (đã qua lọc)

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)


3.4.2.4. Làng nghề giầy da Hoàng Diệu, Gia Lộc

Chủ tịch UBND xã Hoàng Diệu Nguyễn Đức Chải, cho biết, xã có 4 làng được công nhận là làng nghề truyền thống, đó là Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm và Nghĩa Hy. Nghề đóng giày, dép ở Hoàng Diệu có cách đây hơn 6 thế kỷ. Sản phẩm của xã

nổi tiếng khắp cả nước. Toàn xã hiện có khoảng 200 hộ làm nghề đóng giày, dép với gần 2.000 lao động. Nghề đóng giày, dép đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hoàng Diệu. Năm 2008, nghề này chiếm hơn 40% tổng giá trị sản phẩm của toàn xã. Nghề truyền thống đã giúp cho hàng chục hộ dân trong làng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ở Hoàng Diệu đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ rộng khắp trong cả nước.

Tuy nhiên, làng nghề may gia công, da giầy tạo ra CTR như vải vụn, da vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 4 - 5 tấn/ngày. Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp. Từ nhiều năm nay loại CTR này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơi trong làng, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

3.4.3. Đánh giá chung

Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang diễn ra rất nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm và chưa được quan tâm giải quyết (điển hình là các làng nghề sản xuất bún xã An Lâm - Nam Sách…). Nguyên nhân của những hạn, chế yếu kém này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhiều bất cập. Sự phân công, phân cấp quản lý còn chồng chéo và phân tán giữa các ngành, chưa có sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa các ngành chức năng với các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội địa phương nhằm chỉ đạo quản lý, hướng dẫn và đề ra những giải pháp cụ thể, kịp thời để BVMT làng nghề.

- Thiếu cơ chế chính sách về công tác BVMT tại các làng nghề.

- Nguồn kinh phí dành cho BVMT làng nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT tại các làng nghề chưa thường xuyên và sâu rộng.

Nguyên nhân khách quan

- Do bản thân nội tại ở các làng nghề: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; hộ sản xuất kinh doanh cá thể chiếm phần lớn, thiếu sự liên kết các cơ sở sản xuất với nhau, khả năng quản lý trình độ nhiều mặt còn yếu.

- Nhận thức về môi trường, BVMT của các doanh nghiệp và người dân tại các làng nghề còn hạn chế.‌


3.5. TỈNH NAM ĐỊNH

3.5.1. Tổng quan về các làng nghề Nam Định

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay có 90 làng nghề đang hoạt động, trong đó có trên 5.315 hộ gia đình và 115 doanh nghiệp tham gia sản xuất với nhiều nhóm ngành nghề sản xuất phân bố ở cả 10 huyện, thành phố, bao gồm:

- Nhóm làng nghề sản xuất cơ khí, đúc, tẩy mạ: 15 làng nghề.

- Nhóm làng nghề sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm: 4 làng nghề.

- Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan: 19 làng nghề.

- Nhóm làng nghề dệt may, tẩy nhuộm, thêu ren: 7 làng nghề.

- Nhóm làng nghề trồng cây cảnh: 6 làng nghề.

- Nhóm làng nghề sản xuất muối: 18 làng nghề.

- Nhóm làng nghề trồng dâu nuôi tằm: 3 làng nghề.

- Nhóm làng nghề dệt chiếu, nón lá: 15 làng nghề.

- Nhóm làng nghề tái chế nhựa: 3 làng nghề.

Trong tổng số 90 làng nghề, có một số địa phương đã quy hoạch, xây dựng được cụm công nghiệp làng nghề tách khỏi khu dân cư, bao gồm: Xuân Tiến (Xuân Trường); La Xuyên (Yên Ninh - Ý Yên); Tống Xá (Yên Xá - Ý Yên); Vân Chàng, Đồng Côi (TT Nam Giang - Nam Trực); Quang Trung (Vụ Bản).

Kết quả điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của tỉnh đã xếp các làng nghề sau vào diện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

- Nhóm ngành nghề sản xuất cơ khí, mạ: Làng nghề Bình Yên, Đồng Côi – huyện Nam Trực.

- Nhóm làng nghề dệt may, tẩy nhuộm: Làng nghề Liên Tỉnh (Nam Trực), Tiến Thắng (Ý Yên).

- Nhóm làng nghề mây, tre đan: Nhóm làng nghề sản xuất Làng nghề Tiên Hào, Vĩnh Lại (Vụ Bản); Yên Tiến, La Xuyên (Ý Yên).

- Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Làng Kênh (Nam Định), Làng Phượng (Nam Trực).

Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định là các cơ sở có quy mô sản xuất không lớn, nhưng đặc thù loại hình làng nghề khá đa dạng. Tải lượng chất thải phát sinh tuy không nhiều, nhưng tính chất có khả năng tiềm ẩn chứa các chất độc hại, nên có những ảnh hưởng đáng kể tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.

3.5.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh

Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện trạng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay như sau:

3.6.2.1. Làng nghề bún Phong Lộc

Hiện trạng môi trường nước

Trong công nghệ sản xuất bún, bánh, nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ khâu ngâm gạo, nước tách sau ủ chua, nước rửa bún. Là những nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn có nước thải từ công đoạn rửa lá gói bánh, lượng thải này không lớn lại ít gây ô nhiễm môi trường.

Nước cống của làng nghề đều có BOD5, COD thường rất cao. Colifrom lên tới 370.000MPN/100ml. Nước ngâm gạo ít ô nhiễm hơn nhưng COD vẫn cao (COD =

1.000 – 2.000mg/l). Nước tách sau ủ (Ngâm bột) có hàm lượng pH thấp. Nước thải ô nhiễm nhất là khâu làm chín, rủa bún, nước thải này còn làm thức ăn cho gia súc.

Kết quả khảo sát cho thấy nước thải ở các làng nghề sản xuất bún, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, COD vượt TCCP tới hơn 4 lần, BOD5 vượt gần 5 lần, TSS gấp

1.9 lần. Nước thải có màu đen, mùi hôi thối (bảng 2.25).

Bảng 2.25. Kết quả phân tích nước thải từ làm bún làng Phong Lộc,


STT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT(Cột B)

1

Màu

Pt/co

30.19

70

2

Nhiệt độ

oC

25

40

3

Mùi

Cảm quan

Hơi thối

Không khó chịu

5

pH

-

6,4

5,5 – 9,0

5

TDS

mg/l

190

100

6

BOD5

mg/l

224

50

7

COD

mg/l

434.7

100

8

Tổng Nitơ

mg/l

1.19

30

9

Tổng Photpho

mg/l

1.1

6,0

10

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,005

5,0

11

Kẽm(Zn)

mg/l

0,0041

3,0

12

Mangan (Mn)

mg/l

0,01

1,0

13

Crom (Cr)

mg/l

0,004


14

Dầu mỡ

mg/l

2,947

20

15

Sunphat SO4

mg/l

54,20


16

As

mg/l

0,0024

0,1

17

Cd

mg/l

0,0012

0,01

18

Pb

mg/l

0,003

0,5

19

Hg

mg/l

0,001

0,01

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)


3.5.2.2. Làng nghề miến dong làng Phượng

Hiện trạng môi trường nước

Trong công nghệ sản miến từ củ dong, nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ khâu chế biến miến. Ngoài ra còn có nước thải từ công đoạn rửa củ dong, lượng thải này lớn, nên ảnh hưởng nhiều đến môi trường:

- Nước cống của làng nghề đều có BOD, COD rất cao.

- Nước ngâm củ dong có hàm lượng COD cao (COD= 1.000 – 2.000mg/l)

- Nước tách từ khâu nghiền củ dong có hàm lượng pH cao.

Kết quả khảo sát (bảng 2.26) cho thấy hàm lượng các chất kim loại nặng trong nước thải ở làng Phượng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan TDS vượt quá TCCP 5 lần, COD vượt TCCP gần 7 lần, BOD vượt TCCP 8 lần, tổng hàm lượng các hợp chất nitơ (N) vượt 6 lần, tổng P vượt 2 lần chứng tỏ rằng nước thải tại làng nghề làm miến Nam Dương hiện nay đã bị ô nhiễm nặng nề bởi các hợp chất hữu cơ, nước nặng mùi hôi thối.

Bảng 2.26. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề làm miến Nam Dương


TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT(Cột B)

1

Màu

Pt/co

Đen thối

70

2

Nhiệt độ

oC

25

40

3

Mùi

Cảm quan

Thối

Không khó chịu

5

Độ pH

-

6,4

5,5 – 9,0

5

TDS

mg/l

506

100

6

BOD5

mg/l

404

50

7

COD

mg/l

689

100

8

Tổng Nitơ (N)

mg/l

196

30

9

Tổng photpho (P)

mg/l

11,74

6,0

10

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,50

5,0

11

Kẽm (Zn)

mg/l

0,0042

3,0

12

Mangan (Mn)

mg/l

0,01

1,0

13

Crom (Cr)

mg/l

0,004


14

Dầu mỡ

mg/l

1,184

20

15

Sunphat (SO4)

mg/l

49,64

-

16

Asen (As)

mg/l

0,001

0,1

17

Cadimi (Cd)

mg/l

0,0014

0,01

18

Chì (Pb)

mg/l

0,0020

0,5

19

Coliform

mg/l

0,001

0,01

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí