Đánh Giá Tác Động Của Điều Kiện Sinh Khí Hậu Đến Hoạt Động Du Lịch

Tác động của BĐKH đến các khu bảo tồn tại Việt Nam sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan và nghỉ dưỡng ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch văn hóa:


Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. BĐKH đã gây những tác động tiêu cực lớn đến tài nguyên du lịch nhân văn. Nhiều công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa ở mọi miền đã bị hư hại, xuống cấp nghiêm trọng do tác động của sự gia tăng thiên tai như: Quần thể di tích kiến trúc Huế, Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam), Nhà vườn Huế, hệ thống đền - tháp Chăm ở khu vực miền Trung. Những di sản này hàng năm do mưa lũ nên các công trình kiến trúc bị hư hại, xuống cấp…

- Tác động của biến đổi khí hậu đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể:


Các cộng đồng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian, đặc biệt là ở những vùng tập trung nhiều rủi ro sẽ bị tổn thương nhiều nhất vì khả năng thích ứng kém và phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: BĐKH đã làm thay đổi địa bàn cư trú của các tộc người, ảnh hưởng của tập quán du canh du cư, làm nhiều cánh rừng thiêng bị biến mất. Do đó, môi trường sinh thái nhân văn mất đi những dấu tích vật chất lưu giữ những giá trị của văn học dân gian.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch ven biển:


BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng tác động đến các nơi cư trú của cộng đồng dân cư ven biển và cơ sở hạ tầng về du lịch (khu nghỉ dưỡng, khách sạn ven biển) ảnh hưởng đến đời sống dân cư và làm giảm tính hấp dẫn của các khu nghỉ dưỡng và du lịch trên vùng núi cao. Những điều trên đây sẽ ảnh hưởng đến số lượng khách du lịch hàng năm, nhất là về mùa hè.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường du lịch:


Môi trường trong lành, mát mẻ vốn là một trong số những yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch, do vậy có thể coi đó như một loại tài nguyên du lịch quan

trọng và cần phải bảo vệ trước tác động của BĐKH. Trong thời gian vừa qua, môi trường du lịch tại một số khu du lịch đã phải hứng chịu các tác động tiêu cực do BĐKH. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực ven biển đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến thành những dòng sông, kênh tù đọng gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan ảnh hưởng đến việc khai thác kinh doanh du lịch. Ở vùng núi, đặc thù của BĐKH đó chính là nhiệt độ cao tăng và mùa đông ngắn hơn so với trước đây. Lượng mưa và mùa mưa thay đổi tùy theo các vùng. Bão lụt, hạn hán gia tăng đe dọa lớn tới chất lượng môi trường sống của con người, tạo môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi và ký sinh trùng, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh. Những khu du lịch miền núi, cộng đồng ít có sự đầu tư về công tác vệ sinh môi trường và công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng của tác động trên, làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách [25].

1.2.3.2. Đánh giá tác động của điều kiện sinh khí hậu đến hoạt động du lịch


Việc xây dựng cơ sở khoa học đúng đắn về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, trong đó có tài nguyên khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng để xác định, định hướng phát triển các LHDL phù hợp và tạo ra các sản phẩm mới đặc trưng cho du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của du khách.

SKH là một hướng nghiên cứu ứng dụng, được phát triển mạnh ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lý luận cho công tác đánh giá điều kiện tự nhiên - TNTN cho các mục đích thực tiễn nói chung; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên SKH còn giúp cho những người làm quản lý nhận thức rõ đặc điểm SKH của từng khu vực, mức độ thích nghi của người tham gia du lịch đối với điều kiện khí hậu, thời tiết tại các khu vực có các LHDL khác nhau, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất.

SKH sức khỏe con người nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu - thời tiết lên cơ thể người (các cơ quan cảm thụ, sức khỏe con người nói chung) phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế du lịch, điều dưỡng cũng như các hoạt động sản xuất khác của con người.

Đánh giá điều kiện SKH đối với hoạt động du lịch là đánh giá mức độ thích nghi/thuận lợi của điều kiện nhiệt - ẩm đến sức khỏe của con người tham gia hoạt động du lịch. Mặt khác, ngoài điều kiện nhiệt - ẩm, một số yếu tố khí hậu khác cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch, như: Số ngày mưa, tốc độ gió trung bình năm, số giờ nắng…cũng được xem xét đến khi thực hiện việc đánh giá mức độ thích nghi/thuận lợi của điều kiện SKH đối với người tham gia các hoạt động du lịch, đặc biệt là các LHDL ngoài trời.

Tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá điều kiện SKH sức khỏe con người, học viên đã thực hiện việc phân tích, đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch ngoài trời như: Du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng và văn hóa - tín ngưỡng tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mức độ thuận lợi sẽ được đánh giá đối với từng loại SKH dựa vào các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người thông qua các yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, tốc độ gió, độ ẩm không khí [39,40,32].

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống


Quan điểm hệ thống coi tất cả các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và phụ thuộc. Mỗi hệ thống được cấu tạo từ các hệ thống nhỏ hơn nhưng đồng thời lại là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn. Quan điểm hệ thống được vận dụng để phân tích sự phân hóa theo không gian của điều kiện khí hậu trên lãnh thổ tự nhiên là tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả này sẽ xác định cấp phân vị của các chỉ tiêu SKH làm căn cứ để thành lập bản đồ SKH sức khỏe con người tham gia hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ


Bất cứ một đối tượng địa lý đều gắn với một không gian cụ thể. Các đối tượng này phản ánh những đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Quan điểm này đã được thể hiện bằng sự phân bố không gian của các

loại SKH. Trong đánh giá, các loại SKH được phân chia trong lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên được sử dụng làm các đơn vị để đánh giá, xác định mức độ thích nghi đối với sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử


Quan điểm lịch sử cho rằng phải xem xét và đánh giá các sự vật, hiện tượng trong quá trình biến đổi và phát triển. Mỗi lãnh thổ, các thành phần, thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi theo thời gian.

Quan điểm lịch sử được vận dụng trong việc thu thập các số liệu thống kê, tài liệu nghiên cứu lãnh thổ. Phân tích các số liệu của từng đối tượng (du lịch, khí hậu, KT - XH…) gắn với những giai đoạn phát triển nhất định để thấy sự biến đổi theo thời gian; Tìm hiểu đặc điểm của các dạng TNDL dựa trên nguồn gốc phát sinh, động lực và xu thế phát triển; lựa chọn các LHDL và điểm du lịch dựa trên phân tích hiện trạng phát triển và nhu cầu và xu thế phát triển trong tương lai.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu


Là phương pháp rất quan trọng khi thực hiện đề tài. Trên cơ sở phân tích, xử lý các tư liệu cần thiết có liên quan đế nội dung nghiên cứu thu được từ các nguồn khác nhau. Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được nhằm đưa ra các kết quả chính thức theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Để thực hiện đề tài, học viên sẽ thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các nội dung liên quan đến luận văn, đó là:

- Các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, KT - XH, hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn tài liệu này được khai thác từ những báo cáo tổng kết năm, quý của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sở Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó chọn lọc, xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Những tài liệu, thông tin luôn được cập nhật, bổ sung, đảm bảo cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu trong luận văn được chính xác hơn.

- Các số liệu khí hậu của 2 trạm khí tượng, 3 trạm thủy văn và 11 trạm đo mưa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1960-2017.

Bảng 1.1. Danh sách các trạm khí tượng, thủy văn và đo mưa tỉnh Thái Nguyên


TT

Tên trạm

Loại trạm

Kinh độ

Vĩ độ

Độ cao (m)

1

Định Hóa

Khí tượng

105o38'

21o55'

220

2

Thái Nguyên

Khí tượng

105o50'

21o36'

36

3

Cầu Mai

Thủy văn

105o55'

21o40'


4

Chã

Thủy văn

105o54'

21o22'


5

Gia Bẩy

Thủy văn

105o50'

21o35'


6

Đại Từ

Đo mưa

105o38'

21o38'

50

7

Điềm Mặc

Đo mưa

105o32'

21o50'

41

8

Đình Cả

Đo mưa

106o06'

21o45'


9

Mỏ Cẩm

Đo mưa

105o41'

21o41'


10

Ký Phú

Đo mưa

105o38'

21o33'

61

11

La Hiên

Đo mưa

105o56'

21o42'


12

Phổ Yên

Đo mưa

105o52'

21o27'

48

13

Phú Bình

Đo mưa

105o58'

21o28'

46

14

Phú Lương

Đo mưa

105o42'

21o43'


15

Vũ Chấn

Đo mưa

106o04'

21o50'


16

Thác Bưởi

Đo mưa

105o48'

21o42'


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.



du lịch

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [35]


1.3.2.2. Phương pháp phân kiểu, phân loại sinh khí hậu phục vụ hoạt động


Theo hướng sinh thái, khí hậu được nghiên cứu trong quan hệ mật thiết với

thế giới sinh vật. Vì vậy, hiệu quả tác động của khí hậu đối với sinh vật là nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân kiểu. Đó là điều khác biệt chủ yếu giữa SKH với “khí hậu chung” cũng như với các hướng nghiên cứu khí hậu ứng dụng khác. Tuy nhiên, bản đồ SKH trước hết là bản đồ khí hậu phải phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan trong sự hình thành và phân hóa khí hậu trên lãnh thổ. SKH với tư cách là yếu tố sinh thái, được thể hiện chủ yếu thông qua chế độ nhiệt và chế độ ẩm. Vì vậy, kết hợp nhiệt - ẩm là cơ sở để đánh giá khí hậu và xác định các đặc trưng phân kiểu, phân loại, đồng thời thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa khí hậu với thực vật cũng như với cảnh quan tự nhiên nói chung.

Xuất phát từ quan điểm trên, các bản đồ SKH được thành lập phải thỏa mãn các nguyên tắc sau:

- Bản đồ SKH trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa của chúng trong không gian và theo thời gian.

- Bản đồ SKH phải phản ánh được tác động của các yếu tố khí hậu đến cơ thể, sức khỏe và các hoạt động của con trên lãnh thổ nghiên cứu.

Phương pháp phân loại SKH là sự phân chia điều kiện SKH của vùng lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị SKH tương đối đồng nhất. Mỗi đơn vị SKH được phân chia là sự tổ hợp của một số đặc trưng khí hậu chủ yếu phản ảnh đặc điểm phân hóa của điều kiện SKH vùng lãnh thổ nghiên cứu. Cơ sở để phân chia các kiểu SKH là điều kiện nhiệt - ẩm của lãnh thổ. Cấp loại SKH được phân chia trên cơ sở sự phân hóa của các thời kỳ hạn chế đối với hoạt động của con người, đó là các thời kỳ lạnh hoặc khô. Tùy thuộc vào từng vùng lãnh thổ các chỉ tiêu về độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô có thể được phân chia thành các cấp khác nhau.

Đánh giá điều kiện SKH đối với du lịch là phương pháp đánh giá mức độ thích nghi của điều kiện nhiệt - ẩm đến sức khỏe của con người tham gia hoạt động du lịch dựa trên bản đồ SKH.

Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích đánh giá mức độ thích hợp của các loại SKH đối với các hoạt động du lịch, có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu phụ phân chia các loại SKH thành các phụ loại SKH khác nhau, ví dụ: chỉ tiêu số ngày mưa, số ngày dông hoặc số ngày khô nóng, số ngày sương muối…

1.3.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS


Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện sự phân bố không gian của điều kiện SKH trên lãnh thổ nghiên cứu.Học viên sử dụng các phần mềm và các công cụ trong GIS để thành lập các bản đồ và cơ sở dữ liệu (dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính) của đề tài nghiên cứu.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ 21020’ đến 220 03’ vĩ độ bắc và từ 105052’ đến 106014’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km).

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ.

Vị trí địa lí của tỉnh Thái nguyên vừa mang ý nghĩa là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, vừa là cầu nối giữa vùng núi Đông Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ vị trí như vậy, Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải

Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 2 1 2 Đặc điểm địa hình Thái 1


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

2.1.2. Đặc điểm địa hình

Thái Nguyên có dạng địa hình núi thấp, đồi thoải có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam với 3 dãy núi chính: dãy lớn nhất ở phía Tây nam - dãy Tam Đảo; dãy Ngân sơn và Bắc Sơn có vách khá dốc, cấu tạo bởi đá cacbonat nên phát triển một số hệ thống hang động. Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh.

Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông Bắc, có

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí